Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 106: Văn bản : Sống chết mặc bay

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 106: Văn bản : Sống chết mặc bay

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “sống chết mặc bay” – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

* Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 106: Văn bản : Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 6/3/2012
Giảng ngày: 9/3/2012
Tiết: 106
 VĂN BẢN :
SỐNG CHẾT MẶC BAY
 ( Phạm Duy Tốn ) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “sống chết mặc bay” – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
* Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,...
* Phương tiện:
- Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
2. Học sinh :Bài soạn,SGK,...
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tóm tắt lại truyện “ Sống chết mặc bay”
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Cho H/s chú ý phần 2 của văn bản (sgk/74-75)
? Theo em đoạn văn này có những nội dung gì? 
Gv treo tranh cảnh ngoài đê
Người dân hộ đê suốt từ chiều không nghỉ làm tăng sự vất vả của người dân...
? người dân hộ đê trong điều kiện hoàn cảnh nào?
Mưa tầm tã, vẫn mua tầm tã trút xuống
Nước sông dâng to......
?Cảnh ngoài đê dược miêu tả bằng những chi tiết , hình ảnh và âm thanh điển hình nào? 
? Phương tiện người dân sử dụng để hộ đê là những gì?
?Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc?Tác dụng?
Sử dụng nhiều từ láy( bì bõm lướt thướt, tầm tã, cuồn cuộn,) Từ cảm thán
Tác dụng. Gợi lên cảnh tượng hối hả chen chúc, nhếc nhác thảm hại của người dân.
?Những hình ảnh đó tạo không khí như thế nào?
?Tình trạng của con đê lúc này ra sao?
Sức người mỗ lúc một giảm trong khi sức trời mỗ lúc một tăng....
?Trong đoạn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Nghệ thuật miêu tả.. 
? Trong lúc người dân đang ra sức hộ đê thì quan phụ mẫu và nha lại đang làm gì, ở đâu?
H/s Đánh tổ tôm-trò chơi ăn tiền trong đình làng.
GV Các em chú ý vào đoạn”Ấy lũ con..
? Nhận xét về vị trí của đình làng?
H/s Địa điểm trên đê cao vững chãi
? Quang cảnh trong đình ra sao?
H/s Đèn thắp sáng trưng, không khí tĩnh mịch nghiêm trang nhàn hạ, đường bệ nguy nga đầy vẻ tôn kính xứng đáng với một vị phúc tinh.
? Mọi người chơi tổ tôm như thế nào? Tìm chi tiết niêu tả nói lên điều đó?
H/s Quan ngồi trên nha lại ngồi dưới chơi bài cung sắp theo thứ tự.
? Em Nhận xét gì về uy quyền của quan với cấp dưới?
? So sánh cảnh người dân hộ đê với cảnh trong đình?
H/s Đối lập nhau.
? Tên quan phủ có nhiệm vụ gì?Hắn làm gì khi người dân đang ra súc cứu đê?
? Tìm những chi tiết miêu tả quan phủ?
H/s Ngồi chễm chệ tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng cho người nhà quỳ gãi, kẻ hầu quạt người hầu điếu..
? Nhận xét gì về dáng vẻ của quan?
G/v các em chú ý vào đoạn” Trong đình..”T 75
? Đồ dùng của quan ra sao?
Mé tay trái bát yến hấp đường phèn, khay khảm tráp đồi mồi , ngăn bạc, trầu vàng .....
? Tác giả sử dụng nghệ thụt gì?tác dụng?
H/s. NT liệt kê miêu tả tỉ mỉ chi tiết. Nhằm làm nổi bật cuộc sống ăn chơi hoang phí 
? Cảm nhận của em về cuộc sống của viên quan?
H/s..
? Nhận xét về thái độ của bon hầu hạ quanh quan?
H/s Khúm núm, xum xoe nịnh bợ không dám thắng quan . Cũng có chút lo lắng cho đê điều.
Chú ý đoạn” Ấy đó” T 77
? Khi có người bẩm báo đê sắp vỡ thái độ quan thế nào?
H/s Cau mặt gắ rằng:” Mặc kệ”
? Nhận xét gì về tên quan này?
H/s Vô trách nhiệm.
? Âm thanh gì khiến mọi người đều giật nảy mình?
H/s Tiếng kêu thảm thiết do đê vỡ.
? Nhận xét gì về cuộc sông người dân?
H/s Cuộc sống cực khổ đáng thương.
? Khi nghe tin đê vỡ thái độ quan thế nào?
H/s Đỏ mặt tía tai dọa cách cổ bỏ tù...
? Qua đây em có nhận xét gì về viên quan phụ mẫu?
H/s Tàn bao phi nhân tính sẵn sàng đổ trách nhiệm cho kẻ dưới.
Gv Liên hệ với việc chăm lo bảo vệ đê điều của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
? Trong đoạn này tác sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng?
H/s NT tương phản tăng cấp làm nổi bật viên quan lòng lang dạ thú . Khắc họa cảnh sầu thảm của người dân trước thiên tai.
GV Có thể nói rằng đoạn văn thứ 2 như 1 màn kịch gòm có 2 cảnh đối lập nhau 
- Cảnh ngoài đê.
- Cảnh trong đình.
? Quan đang làm gì?
? Tác giả miêu tả cảnh vỡ đê như thế nào?
H/s Nước tràn lênh láng.....cho xiết
? Giọng văn có vần và dễ đọc không?
GV Ảnh hưởng văn biền ngẫu của văn học Trung đại.
? Tác giả sử dụng NT gì?tác dụng?
H/s Nt miêu tả chi tiết gợi cảnh sầu thảm đáng thương của người dân
? Với bọn quan lại tác giả có thái độ như thế nào?Thông qua chi tiết nào?
? Với nhân dân thái độ tác giả như thế nào? Tìm những chi tiết đó?
 Hoạt động 4: Tổng kết. 
(?)Qua phân tích trên em hãy nêu nhận xét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện? 
GV Cho học sinh lên bảng làm vào bảng phụ
ình: Hai cảnh tượng cùng diễn ra một thời điểm, cùng một địa điểm, của những con người có chung một nhiệm vụ nhưng lại là 2 cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, trái ngược đến khó tin. Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả làm nổi bật được sức người mỗi lúc một đuối, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến. Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dung vào việc miêu tả độ đam mê đánh tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Qua hàng loạt chi tiết tô đậm sự tương phản đó đã giúp cho người đọc cảm nhận hết sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu đối với dân và thấy rõ nỗi thống khổ của người dân vô 
tội. Hắn không hề mảy may động lòng trước số phận của người dân. Hắn thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm, trước sau như một vẫn là thái độ “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Từ đó, khơi dậy ở người đọc sự cảm thông, phẫn nộ
Gọi H đọc ghi nhớ sgk/83.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
(?)Em hãy nêu đặc điểm và cảm nghĩ của mình về nhân vật quan phụ mẫu?
 Cho H đọc bài 1 (sgk/83). Hướng dẫn H đánh dấu.
(?)Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật quan phủ em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Nhận xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật?
I. Tìm hiểu chung
II . Phân tích văn bản
1. Cảnh đê sắp vỡ:
2. Cảnh hộ đê:
Cảnh ngoài đê
Cảnh trong đình
Thờigian:Đêm khuya.
- Trời mưa tầm tã
- Nước sông dâng to cuồn cuộn bốc lên
* Hình ảnh người dân
- Người dân hoảng hốt hộ đê ướt như chuột, kiệt sức..
- Dụng cụ: Thuổng cuốc, cọc tre..
-Âm thanh: Tiếng trống, tù và tiếng người xao xác gọi nhau
- Không khí hộ đê căng thẳng khẩn trương nhốn nháo
- Tình thế hiểm nguy đê sắp vỡ do sức người có hạn.
- Tiếng kêu thảm thiết do đê vỡ .
->Cảnh thê thảm khốn cùng đáng thương.
-Địa điểm: Trên cao vững chãi.
-Không khí tĩnh mịch, nghiêm trang, đèn thắp sáng trưng.
- Quan ngồi trên nha lại ngồi dưới tất cả đang vui cuộc tổ tôm
-> Quan có uy lớn với thuộc hạ
*Hình ảnh tên quan phủ.
-Nhiệm vụ: Hộ đê
-Ung dung ngồi đánh bài
-Dáng vẻ nhàn hạ oai phong.
-Đồ dùng: Quý hiếm của nhà quyền quý.
-Cuộc sống sang trọng khác biệt với cuộc sông của người dân
- Khi đê vỡ: Quan tiếp tục chơi bài
.
-Quan vui vì ù bài.
-> Kẻ vô trách nhiệm, quát nạt đe dọa mọi người và sẵn sàng đổ trách nhiệm cho dân
->NT tương phản tăng cấp làm nổi bật viên quan lòng lang dạ thú . Khắc họa cảnh sầu thảm của người dân trước thiên tai.
- Tố cáo XHTDPK Việt Nam.
3. Cảnh đê vỡ:
a. Thiên nhiên:
- Nước tràn -> xoáy->nhà trôi, lúa ngập->không chỗ ở->không nơi chôn....!
->Nt miêu tả chi tiết gợi cảnh sầu thảm đáng thương của người dân
b. Thái độ của tác giả:
- Mỉa mai châm biếm thái độ vô trách nhiệm của bon quan lại.
-Thương xót trước cảnh lầm than của nhân dân.
III. Tổng kết
1.Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, nhất là đối thoại.
- Sử dụng nghệ thuật tương phản tăng cấp để khắc hoạ nhân vật làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm .
- Ngôn ngữ sinh động, miêu tả cụ thể, nhất là khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật.
2. Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Phản ảnh chân thực sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ (cơ cực, thê thảm) và cuộc sống của bọn quan lại (ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm).
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện lòng thương cảm chân thành trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệmvới tính mệnh dân là khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật.
*) Ghi nhớ: (sgk/83)
IV. Luyện tập :
Bài 1
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
+
-
Ngôn ngữ miêu tả
+
-
Ngôn ngữ biểu cảm
+
-
Ngôn ngữ người dẫn chuyện
+
-
Ngôn ngữ nhân vật
+
-
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
-
-
Ngôn ngữ đối thoại
+
-
Bài 3: Nhận xét ngôn ngữ,tính cách của quan phủ
- Ngôn ngữ: vừa hách dịch, quát nạt, đe doạ, vừa vui vẻ mời chơi, giục giã thuộc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn, cộc lốc.
- Tính cách: tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi bời, bài bạc, lối sống xa hoa, kiểu cách học đòi.
Ngôn ngữ Û tính cách
4. Củng cố:
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện?
- Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản này?
5. Hướng dẫn học bài
- Học thuộc ghi nhớ sgk/83 và học bài trong vở.
- Làm bài tập 2 (sgk/83)
- Soạn bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích” theo hướng dẫn sgk/84-86
*** Rút kinh nghiệm – bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docga hoi giang dang sua.doc