Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 1)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn từ) của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình

3. Thái độ: Yêu mến văn học dân gian và giữ gìn nó.

B. CHUẨN BỊ :

Thầy : Tham khảo thêm những câu hát có nội dung trên trong ca dao.

Trò : Soạn bài , trả lời các câu hỏi, một số ví dụ tương tự

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Ngày dạy .
Tiết 13. Những câu hát than thân
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn từ) của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình
3. Thái độ: Yêu mến văn học dân gian và giữ gìn nó.
B. Chuẩn bị :
Thầy : Tham khảo thêm những câu hát có nội dung trên trong ca dao.
Trò : Soạn bài , trả lời các câu hỏi, một số ví dụ tương tự
c. phương pháp: Đọc, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm....
d. tiến trình bài dạy:
1. ổn định
II Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc những câu ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước.
III. Bài mới:
Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo khó, đằng đẵng ngày này sang ngày khác. Nhiều khi cất tiếng hát lời ca than thở cũng để vơi đi phần nào nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao- dân ca Than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt Nam. 
Hoạt động của thầy
HDHS đọc và tiếp xúc với văn bản..
? Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Tìm 1 số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
? Bài ca dao có nội dung gì?
? Cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả ntn?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh diễn tả?
- Con cò trong bài ca dao là biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ
? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn phản ánh nội dung gì?Từ ngữ nào diễn tả?
? Từ nào được nhắc lại nhiều lần? Tác dụng?
? Bài ca dao là lời của ai? Bộc lộ cảm xúc gì?
? Em hiểu cụm từ “thương thay” ntn?
? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này?
? Nghệ thuật bao trùm toàn bài là nghệ thuật gì?
? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ
- Bài ca dao có giá trị phản kháng và tố cáo sâu sắc, mạnh mẽ
? Em biết một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ‘thân em” nào?
? Bài ca dao ấy thường nói về ai? Về điều gì? thường giống nhau ntn về nghệ thuật?
? Hình ảnh so sánh có gì đặc biệt?
? Bài ca dao cho thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến ntn?
?Khái quát nội dung giá trị.
Nêu đặc điểm chung về nghệ thuật trong các bài ca dao trên? Nội dung các bài ca dao trên đề cập đến điều gì ?
Ghi các bài ca dao có chủ đề than thân vào vở.
Hoạt động của trò
H - Đọc lần lượt từng bài ca dao và chú thích
H - Đọc bài 1
- Con cò có những đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sống “trời mưa .. con cò kiếm ăn” “cái cò lặn lội ...”
- Mượn hình ảnh con cò để nói lên cuộc đời long đong, lận đận, cay đắng của người nông dân trong xã hội phong kiến
- 2 câu thơ đầu
Từ láy: lận đận --> gợi cảm sự trắc trở, khó khăn
Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh càng tô đậm thêm sự vất vả.
“Thân cò” --> cô đơn, lẻ loi, khổ sở 
--> một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán --> tất cả khắc hoạ những hoàn cảnh ngang trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của cò.
- “Ai” - đại từ phiếm chỉ --> ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, chà đạp lên cuộc đời người nông dân.
- Điệp từ “cho” như tiếng nấc, lời nguyền, đay nghiến tội ác của bọn vua quan thống trị.
- 3 tính từ “đầy, cạn, gầy” làm cho tiếng hát than thân càng não nùng ám ảnh
H - Đọc bài 2
- Là lời người LĐ thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong XH cũ.
- Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao
- Tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân
- ẩn dụ: con tằm, lũ kiến là những thân phận nhỏ bé sống âm thầm dưới đáy XH cũ, suốt đời nghèo khó, dù có làm lụng vất vả, lần hồi
- Hạc, cuốc: cuộc đời phiêu bạt, lận đận, thấp cổ bé họng, khổ đau oan trái, vô vọng của người lao động
H - Đọc bài ca dao
- “Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”
- thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong XH cũ. Nỗi khổ lớn nhất là thân phận bị phụ thuộc ...
- Trái bần: là sự nghèo khó, đắng cay
- Trái bần trôi: số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định
- Nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật 3 bài
+ Đều diễn tả cuộc đời thân phận con người trong XH cũ. Than thân và phản kháng
+ Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh truyền thống
HS đọc ghi nhớ.
Nội dung cần đạt
I/ Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc:
2.Chú thích:
II.Phân tích
1.Thể loại, bố cục
- Bố cục: 3 phần
2. Phân tích
a/ Bài 1
- Lời than thân, trách phận của người nông dân trong XH cũ. đó là cuộc đời long đong, lận đận, cay đắng của họ
- Qua đó tố cáo tội ác của bọn thống trị
b/Bài 2
- Tiếng than về cuộc đời nghèo khó, lần hồi, tuyệt vọng, đau khổ của người lao động trong XH cũ
c/Bài 3
- Diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa. Họ không có quyền quyết định cuộc đời, phải lệ thuộc vào hoàn cảnh và có thể bị nhấn chìm
*Ghi nhớ:SGK
III.Luyện tập
IV. Củng cố: Cho học sinh đọc phần đọc thêm trong SGK.
V.HDVN:
- Học thuộc các bài ca dao đã học, ghi nhớ
- Soạn “Những câu hát châm biếm”và sưu tầm những bài ca có nội dung châm biếm.
E. Rút kinh nghiệm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc