Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam; phò giá về kinh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam; phò giá về kinh

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

1, Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần đọc lập , khí phách hào hùng ,khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”

- Bước đầu hiểu hai thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Nắm được thế nào là yếu tố Hán việt. Cách cấu tạo đặc biệt của một số từ ghép Hán Việt.

- Đánh giá được chất lượng tạo lập văn bản của học sinh qua bài viết số 1( viết ở nhà).

- Học sinh hiểu được nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm.

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam; phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13 / 9 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 15 / 9 / 2009
	 7B:	14 / 9 / 2009	
 Tiết 17
Sông núi nước nam; 
phò giá về kinh
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần đọc lập , khí phách hào hùng ,khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”
- Bước đầu hiểu hai thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Nắm được thế nào là yếu tố Hán việt. Cách cấu tạo đặc biệt của một số từ ghép Hán Việt.
- Đánh giá được chất lượng tạo lập văn bản của học sinh qua bài viết số 1( viết ở nhà).
- Học sinh hiểu được nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm.
2, Kĩ năng: Học sinh được hình thành kĩ năng tìm hiểu thơ đường luật, kĩ năng sử dụng từ Hán Việt.
3, Thái độ: Giáo dục bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bảng phụ . ảnh chụp văn bản “ Sông núi nước Nam”.
- Học sinh :Soạn bài.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng những câu hát châm biếm? nêu nội dung của một lời hát.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đạichủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độn, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.
Gọi 2 học sinh đọc bài ( đọc cả phần phiên âm và phần dịch nghĩa, dịch thơ), Học sinh khác nghe và nhận xét.
H: Bài thơ đượcsáng tác trong hoàn cảnh nào?
H: Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Giáo viên bổ sung: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng nên gọi là thất ngôn tứ tuyệt. Là bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ Đường nên chặt chẽ về niêm, luật.Các tiếng thứ 2,4,6 trong mỗi dòng thơ luôn đối nhau về thanh bằng - trắc. Bài thơ hiệp vần bằng ở tiếng cuối của các câu 1,2,4.
Giáo viên giới thiệu ảnh chụp bức sơn mài có khắc ghi nội dung bài thơ và giảng minh hoạ về niêm , luật của bài thơ và nhận xét về mức độ bám sát của bản dịch thơ so với bản dịch nghĩa( các tiếng: ở, sở, vỡ - là thanh trắc nên chưa sát với bản gốc: cư ,thư, hư - là thanh bằng).
H. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung từng phần?
- Hai câu đầu: Khẳng định nước Nam là của người Việt Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
Hai câu sau:Khẳng định kẻ thù không được xâm lược nước Nam, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại .
Hoạt động 2: phân tích nội dung bài thơ.
Học sinh đọc 2 câu đầu cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
H: “ đế” nghĩa là gì? Nam đế nghĩa là thế nào? Nam đế cư có ý chỉ gì?
- Đế: Vua nước lớn, Vương : Vua của các nước nhỏ, các nước chư hầu.
- Nam đế: Tức vua nước Nam.Nam đế cư là chỉ nơi ở của vua nước Nam(nghĩa hẹp), nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam , vì vua gắn với nước(nghĩa rộng).
H: Tại sao tác giả xưng “đế”mà không xưng “Vương”? Cách xưng hô ấy thể hiện tư tưởng nào của lời thơ? Người viết đã bộc lộ tình cảm gì trong lời thơ này?
- Khẳng định chủ quyền: nước Việt Nam là của người Việt Nam . Qua đó bộc lộ lòng tự hào , tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc ta.
 Giáo viên đọc câu thơ thứ hai.
H: “tiệt nhiên” nghĩa là gì? “thiên thư” nghĩa là gì?
H: Em có nhận xét gì về âm điệu của lời thơ này?Âm điệu đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc của lời thơ?
- Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi thể hiện niềm tin sắt đá vào chủ quyền của đất nước. Chủ quyền ấy đã được ghi trong sách trời, do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
- Học sinh đọc lại hai câu thơ đầu
H: hai câu thơ đầu của bài thơ khẳng định điều gì? thể hiện tình cảm gì?
Học sinh đọc 2 câu thơ tiếp theo.
H: “như hà”nghĩa là gì? “nghịch” là chỉ ai? “hành khan thủ bại hư”nghĩa là gì?
- Như hà: cớ sao; nghich: chỉ nhà Tống; Hành khan thủ bại hư: rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác.
H. Hai câu thơ cuối là một câu hỏi.Câu hỏi này có đòi hỏi sự trả lời không?Vì sao?
- Câu hỏi không đòi hỏi sự trả lời, hỏi là để khẳng định lẽ tất yếu: chúng bay sẽ thấy , tự chuốc lấy bại vong.
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai lời thơ cuối? Giọng điệu ấy thể hiện thái độ với bọn cướp nước như thế nào? đồng thời bày tỏ quan điểm gì?
- Giọng thơ dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh thể hiện thái độ khinh bỉ đối với bọn cướp nước đồng thời bày tỏ niềm tin và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ.
Giáo viên giới thiệu: Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
H: Vì sao bài thơ lại được đánh giá như vậy?
-Vì nó khẳng định chủ quyền đất nước, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước trước kẻ thù.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh theo dõi bài “ tụng giá hoàn kinh sư”
Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Hai câu đầu đọc bằng gịong mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện được không khí chiến thắng hào hùng. Hai câu sau hạ thấp giọng, đọc chậm lại, thể hiện những suy tư của tác giả về việc bảo vệ và giữ gìn nền thái bình muôn thủa.
Học sinh đọc bài-> các học sinh khác nghe và nhận xét.
H: Dựa vào chú thích SGK hãy cho biết văn bản này có liên quan thế nào đến lịch sử và tác giả của nó?
- Chiến thắng quân Mông- Nguyên thời Trần.
-Trần Quang Khải là tướng giỏi thời Trần có công lớn trong chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Chỉ ra các dấu hiệu chính của thể thơ đó?
- Mỗi câu có 5 tiếng, Vần hiệp ở tiếng cuối của câu 2,4( quan, san).
H: Bài thơ có bố cục mấy phần? Em hãy chỉ ra giới hạn từng phần?
Giáo viên đọc hai câu thơ đầu cả phần phiên âm và dịch nghĩa.
H: Hai câu thơ đầu nhắc tới những chiến công nào?
H: Miêu tả hai chiến công ấy tác giả dùng hai từ “đoạt- cướp; cầm- bắt”. Em hãy cho biết hai từ ây thuộc từ loại gì?Hai động từ này diễn tả hành động diễn ra như thế nào?
- Hành động nhanh , mạnh, dứt khoát.
H: Với việc sử dụng hai động từ mạnh hai câu thơ đầu đã giúp em hình dung ra hai chiến công thủa xưa như thế nào?
H: Qua việc tái hiện lại 2 chiến công lịch sử hai câu thơ đầu còn bộc lộ tình cảm gì của người viết?
Học sinh đọc 2 câu thơ cuối.
H: Hai câu thơ cuối nói về điều gì?
-Nói về việc xây dựng đất nước thời bình.
H: Trong câu thơ “thái bình nên gắng sức” Có thể thay từ “nên” bằng từ “phải” được không? Vì sao?
- Không .Vì từ “nên” mang ý khuyên bảo còn từ “phải” mang sắc thái ra lệnh nên khó được người nghe chấp nhận.
H: Với việc sử dụng từ “nên” hai câu thơ cuối thể hiện lời khuyên gì của tác giả? lời khuyên đó như thế nào?
-Khi đất nước hoà bình , chúng ta cần tập trung công sức vào việc xây dựng đất nước mạnh giàu, không nên quá say xưa với chiến thắng. Đó là một lời khuyên vô cùng thấm thía.
H: Lời khuyên ấy còn thể hiện khát vọng gì của tác giả nói riêng và của dân tộc ta dưới thời Trần nói chung?
Giáo viên giảng: Lời khuyên ấy đã biến thành hiện thực. Thời Trần sau 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thắng lợi đã bước vào thời kì xây dựng đất nước và thời gian thịnh trị của nhà Trần khá dài trong lịch sử dân tộc ta.
Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ.
H: Bài thơ có đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh làm bài tập 2 :Học- Đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
A, Văn bản: Sông núi nước Nam.
I, Đọc- tìm hiểu chung:
- Sáng tác : năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
-Bố cục: 2 phần.
II, Phân tích bài thơ:
1, Hai câu đầu:
- Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi thể hiện niềm tin sắt đá vào chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
2, Hai câu cuối:
- Giọng thơ dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh thể hiện thái độ khinh bỉ đối với bọn cướp nước đồng thời bày tỏ niềm tin về chủ quyền đất nước và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ .
*Ghi nhớ: SGK-65
B, Văn bản: Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư):
I, Đọc- tìm hiểu chung:
- Hoàn cảnh ra đời : Sau chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.
- Tác giả: Trần Quang Khải - Một tướng giỏi của nhà Trần.
-Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
-Bố cục: 2 phần.
II, Phân tích:
1, Hai câu đầu:
- Tái hiện không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc đối đầu với quân Mông-Nguyên và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
2, Hai câu thơ cuối:
- Khát vọng hoà bình và khát vọng xây dựng đất nước bền vững muôn đời.
*Ghi nhớ: SGK-68.
III, Luyện tập:
Đọc thuộc long 2 bài thơ. 
4, Củng cố:
Đọc 2 bài đọc thêm SGK-65,68.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc lòng 2 bài thơ . Làm bài tập 1-SGK(65) và bài tập 1(68).
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 13 / 9 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 16 / 9 / 2009
	 7B:	16 / 9 / 2009	
 Tiết 18
Từ hán việt 
A, Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh nắm được:
1, Kiến thức: Thế nào là yếu tố Hán Việt. Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập, kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng trong hoàn cảnh giao tiếp.
3, Thái độ : Học sinh tự hào về sự phong phú của tiếng nói dân tộc.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bảng phụ, Một số bài thơ có sử dụng từ Hán Vịêt.
- Học sinh :Đọc trước bài trong SGK.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày khái niệm “đại từ” ?Nêu đặc điểm của từng loại đại từ?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Học sinh đọc bài thơ “ Nam quốc sơn hà”.
H: Các tiếng “ nam, quốc,sơn, hà” nghĩa là gì?
- Nam: Phương nam, nước Nam.
- Quốc:Nước.
-S ơn: Núi.
- Hà: Sông.
H: Các tiếng ấy có được dùng độc lập như từ không? Vì sao?
- Không dùng được độc lập như từ mà chỉ có khả năng kết hợp với yếu tố khác để tạo thành từ ghép Hán Việt.
VD:Tổ quốc, quốc kì, sơn thuỷ, giang sơn
Học sinh tìm hiểu VD 2
H: Tiếng “thiên” trong từ “ thiên thư”có nghĩa là gì? -Trời.
H: Tiếng “thiên” trong các từ “thiên niên kỉ, thiên lí mã,thiên đô, thiên địa” có nghĩa là gì?
-Thiên niên kỉ: Một nghìn năm.
-Thiên lí mã:nghìn dặm ngựa.
-Thiên đô:rời đô.
-Thiên địa: trời đất.
H: Em thấy tiếng “thiên” trong những từ trên có gì giống và khác nhau?
- Giống: phát âm giống nhau.
Khác: nghĩa khác nhau.
=> Hiện tượng đồng âm trong từ Hán Việt.
H: Em có nhận xét gì về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK-69.
Học sinh đọc ví dụ 1.
Các từ “ sơn hà , giang sơn. xân phạm”là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?Vì sao?
-Là từ ghép đẳng lập vì không phân ra tiếng chính tiến phụ , các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
H: Các từ “ái quốc, quốc kì , thủ môn, chiến thắng thuộc từ ghép nào? chỉ ra tiếng chính ,tiếng phụ của những từ đó?
- ái quốc: tiếng chính:ái , t ...  ghép Hán Việt theo nhóm (căn cứ vào vị trí của tiếng chính) 
Học sinh làm bài tập theo 2 nhóm.
I, Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
*Ví dụ: SGK-69.
*Nhận xét:
Các yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép Hán Việt.
- Trong từ ghép Hán Việt có yêú tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa.
*Ghi nhớ: SGK-69.
II, Từ ghép Hán Việt:
*Ví dụ 1:
Các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp.
*Ví dụ 2:
a, Các tiếng phân ra tiếng chính tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước.
b, Các từ phân ra tiếng chính tiếng phụ. Tiếng chính đứng sau.
*Ghi nhớ:SGK-70.
III, Luyện tập:
1, Bài 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm:
- Hoa(hoa quả, hương hoa) -> chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín.
- Hoa(hoa mĩ, hoa lệ)
-> đẹp, bóng bẩy.
- Phi ( phi công, phi đội) ->bay,
-Phi (phi pháp, phi nghĩa)-> trái với lẽ phải.
-Phi(cung phi, vương phi) ->vợ thứ của vua xếp dưới hoàng hậu.
- Tham (tham vọng, tham lam) -> ham muốn.
- Tham (tham gia, tham chiến ) -> thêmvào, dự vào.
2, Bài 2: Tìm các từ ghép có yếu tố:
- Quốc (nước): quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc ca
- Sơn(núi): sơn hà, giang sơn, sơn thuỷ.
- Cư (ở): an cư, định cư, cư trú, nhàn cư.
- Bại (thua): thất bại, chiến bại, đại bại.
3, Bài 3: Sắp xếp từ ghép Hán Việt theo nhóm:
a, Tiếng chính đứng trước:hữu ích, phát thanh, phòng hoả, bảo mật.
b, Tiếng chính đứng sau: thi nhân, đại thăng, tân binh, hậu đãi.
 
4, Củng cố:
Thế nào là yếu tố Hán Việt? Nêu đặc điểm của từ ghép Hán Việt?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4- SGK(71)
-Giờ sau học tập làm văn.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 13 / 9 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 17 / 9 / 2009
	 7B:	17 / 9 / 2009	
 Tiết 19
Trả bài tập làm văn số 1
A, Mục tiêu bài học: 
- Qua giờ trả bài giúp học sinh nhận rõ yêu cầu của bài làm về nội dung và hình thức.
- Nhận rõ ưu điểm, nhược điểm chính trong bài viết của mình. Từ đó các em có hướng khắc phục ở bài viết sau.
- Chữa một số lỗi cơ bản ở bài lamf của học sinh.
B, Chuẩn bị :
- Giáo viên : Tập bài làm của học sinh đã chấm và ghi điểm; Bảng tổng hợp một số lỗi cơ bản của học sinh .
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên các bước cần phải thực hiện trong quá trình tạo lập văn bản?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Học sinh nêu lại đề bài -> giáo viên chép đề lên bảng.
H: Đề bài thuộc thể loại nào?
H: Yêu cầu của đề là gì?
H: Căn cứ vào yêu cầu của đề em hãy cho biết phần mở bài cần nêu được điều gì?
H: Phần thân bài cần tả lại những gì? tả như thế nào?
H: Trong khi tả cần chú ý sử dụng những biện pháp tu từ nào?
H: Phần kết bài cần bầy tỏ được điều gì?
Giáo viên nhận xét kết quả bài làm của học sinh về:
-Ưu điểm:
-Nhược điểm:
Giáo viên treo bảng phụ có ghi một số lỗi tiêu biểu của học sinh . Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và nêu phương hướng sử lại cho đúng với qui tắc chính tả hoặc để đảm bảo sự mạch lạc.
Giáo viên đọc từng bài văn đạt điểm cao. Học sinh lắng nghe và nhận xét về nội dung bài làm của bạn 
Giáo viên đọc lời phê cho học sinh đối chiếu với nhận xét của mình.
Giáo viên giao bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm.

I, Đề bài:
 Hãy tả lại đêm trung thu ở quê em.
1, Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Tả cảnh.
-Nội dung: Tả đêm trung thu ở quê hương.
2, Dàn ý:
a, Mở bài: Giới thiệu khái quát về đêm trung thu ở quê em( ngắn gọn, hấp dẫn)
b, Thân bài: Tả theo một trình tự :
- Từ khái quát đến cụ thể.
- Theo thời gian, không gian.
- Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
- Biết chọn các hình ảnh tiêu biểu để miêu tả như: Cảnh bầu trời đêm trung thu(trăng,sao)
 + Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
 -Trong nhà: Hình ảnh mâm cỗ trung thu, không khí gia đình.
 - Ngoài đường:Cảnh rước đèn dưới ánh trăng,cảnh vui tết trung thu( hát , múa), cảnh phá cỗ trung thu taị nhà văn hoá.
=> để làm nổi bật được cảnh đêm trung thu đông vui, nhộn nhịp và đầm ấm.
- Biết vận dụng các phép tu từ đã học như: so sánh, nhân hoá, liên tưởng tưởng tượng để nội dung bài viết được sinh động.
c, Kết bài: Trình bày cảm nghĩ sau đêm trung thu.
II, Nhận xét bài làm của học sinh :
1, Ưu điểm:
-Xác định đúng đối tượng cần miêu tả.
-Biết lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để tả.
-Bố cục bài viết tương đối rõ ràng , Trình bày bài viết cẩn thận.
-Nộp bài đúng hạn.
2, Nhược điểm:
-Một số bài viết còn nhầm lẫn giữa yêu cầu kể và tả-> nội dung bài còn chưa chú trọng đến yếu tố miêu tả còn thiên về liệt kê các sự việc xảy ra trong đêm trung thu.
-Rất ít bài biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng trong khi miêu tả -> đa phần nội dung bài viết cuưa sinh động.
-Bài viết còn thiếu sự mạch lạc.
-Điểm số không cao.
III, Sửa lỗi cơ bản:
1, Lỗi dùng từ:
- Lỗi viết sai chính tả: tr/ch , n/l , d/gi/r.
2, Lỗi diễn đạt:
- Tối hôm ấy vào hôm rằm tháng tám, xóm tôi có tổ chức phá cỗ chông trăng để các em nhỏ phá cỗ, tối hôm ấy tôi cũng có mặt.
- Trong nhà thì im ắng , mọi người thì cười nói với nhau vui vẻ.
- Song rồi về sân kho ăn kẹo và liên hoanvăn nghệ và mọi người mệt mỏi trán nản.
- Chúng em nhìn lên bầu trời vẫn còn thấy chú Cuội không còn ở đó nữa, sau đó em đã thấy chú Cuội và chị Hằng Nga đã xuống ở quê em rồi.
IV, Đọc bài văn đạt điểm cao:
-Bài của em : Đào Thị Trang; 
 Nguyễn Thị Giang.
V, Trả bài - ghi điểm:
4, Củng cố:
 -Giáo viên nêu lại 4 bước trong quá trình tạo lập văn bản ; sự cần thiết và vai trò 
5, Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập lại các bước tạo lập văn bản.
- Đọc trước bài “ tìm hiểu chung về văn biểu cảm”.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************
Ngày soạn : 13 / 9 / 2009 
Ngày dạy : 7A: 18 / 9 / 2009
	 7B:	17 / 9 / 2009	
 Tiết 20
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1, Kiến thức:-Văn bản biểu cảm nẩy sinh là do nhu cầu tình cảm của con người.
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. Nắm được những yếu tố trong văn biểu cảm.
2, Thái độ:
- ý thức được vai trò của văn biểu cảm trong cuộc sống.
3, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện văn biểu cảm.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên :Bảng phụ, Một số đoạn văn biểu cảm.
- Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Học sinh theo dõi SGK-71. Gọi 1 học sinh đọc bài.
H: Bài ca dao 1 là lời của ai? Thổ lộ tình cảm , cảm xúc gì?
- Là lời của người lao động thương cho cho thân phận mình và cả thân phận của những con người cô đơn, tội nghiệp giữa cuộc đời.
H: Bài ca dao 2 là lời của ai? miêu tả điều gì? đồng thời còn bộc lộ cảm xúc gì?
- Là lời của cô thôn nữ miêu tả vẻ đẹp rộng lớn , trù phú của cánh đồng lúa trong buổi sớm mai đồng thời bộc lộ vẻ đẹp khoẻ mạnh của người lao động và niềm vui hồn nhiên , trong trẻo có pha chút bâng khuâng, mơ hồ của cô gái thôn quê.
H: Người nông dân lao động (bài 1) và cô gái thôn quê ( bài 2) thổ lộ những tình cảm ấy để làm gì?
- Giãi bày tình cảm , tìm sự đồng cảm giữa cuộc đời.
=> Cả hai bài ca dao đều giãi bày, bày tỏ tình cảm. Đó chính là hai văn bản biểu cảm.
H: Qua tìm hiểu hai văn bản biểu cảm trên em thấy khi nào con người cảm thấy cần làm văn biểu cảm?
- Khi cần biểu đạt tình cảm cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc. 
Giáo viên khái quát đó chính là nội dung thứ nhất cần ghi nhớ của bài học.-> Gọi 1 học sinh đọc chấm thứ nhất của ghi nhớ.
H: Trong thư từ gửi người thân, bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không?
H: Như vậy em thấy nhu cầu biểu cảm của con người có cần thiết không? Vì sao?
- Có.Vì con người luôn cần bày tỏ thái độ , trao đổi tình cảm , cảm xúc, suy nghĩ với thế giới xung quanh.
Học sinh đọc VD 1và 2 - SGK(72).
H: Mỗi đoạn văn biểu đạt nội dung gì?
- Đoạn1: Nỗi nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với những kỉ niệm.
- Đoạn văn 2: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
H: Hai đoạn văn có phải văn biểu cảm không? Cùng là văn biểu cảm nhưng cách biểu cảm của hai đoạn văn có gì khác nhau? Vì sao?
- Khác nhau:+ Đoạn 1 trực tiếp bày tỏ nỗi lòng
-> Biểu cảm trực tiếp.
+ Đoạn 2 thông qua việc miêu tả tiếng hát trong đêm khuya trên đài để bày tỏ cảm xúc -> Biểu cảm gián tiếp.
Giáo viên lưu ý học sinh :Việc phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp chỉ có ý nghĩa tương đối.Dù trực tiếp hay gián tiếp thì tình cảm vẫn là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm.
H: Qua các VD đã tìm hiểu ở mục 1 và mục 2 em thấy văn biểu cảm có mặt trong các thể loại văn học nào?
Giáo viên khái quát các nội dung đã tìm hiểu.
Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK-73.
Học sinh đọc bài tập 1. giáo viên nêu yêu cầu bài tập , học sinh suy nghĩ và trả lời.
H: Trong hai đoạn văn, đoạn văn nào là văn biểu cảm? vì sao?
H: Vì sao đoạn văn a không phải là văn biểu cảm? Đoạn văn a thuộc kiểu văn bản nào?
- VB thuyết minh vì nó không nhằm mục đích bày tỏ tình cảm , chỉ nhằm mục đích cung cấp những tri thức khoa học về cây hải đường.
Học sinh đọc bài tập 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo 2 nhóm:
 Nhóm 1: Bài “sông núi nước Nam”.
 Nhóm 2 bài “ phò giá về kinh”.
Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ trên?
- Đại diện từng nhóm trả lời -> giáo viên nhận xét bổ sung.
I, Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:
1, Nhu cầu biểu cảm của con người:
- Là cần thiết. Vì con người luôn cần bày tỏ thái độ , trao đổi tình cảm , cảm xúc, suy nghĩ với thế giới xung quanh.
2, Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
*Ví dụ 1và 2 -SGK(72)
Nhận xét:
- Đoạn văn1: Biểu cảm trực tiếp.
- Đoạn văn 2: Biểu cảm gián tiếp.
*Ghi nhớ: SGK-72.
II, Luyện tập:	
1, Bài tập 1:
Xác định ĐV biểu cảm.
- Đoạn văn b là văn biểu cảm.Vì từ ngữ, hình ảnh đều thể hiện những suy nghĩ tình cảm của người viết đối với loài hoa hải đường.
2, Bài tập2:
 Nội dung biểu cảm:
- Bài thơ “sông núi nước Nam”: Niềm tự hào về sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc,ý chí quyết tâm baot vệ nền độc lập của dân tộc , lòng yêu nước thiết tha của người dân Việt Nam.
- Bài thơ “ phò giá về kinh”: Cảm xúc tự hào , niềm vui chiến thắng và khát vọng giữ gìn đất nước thái bình muôn thủa.
4, Củng cố:
Nêu đặc điểm chung của văn biểu cảm? Có những cách biểu cảm nào?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ và sưu tầm 2 đoạn văn xuôi biểu cảm.
Soạn bài”côn sơn ca” và bài “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 7 2 cot tuan 5 20092010.doc