Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản: Bài ca Côn Sơn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản: Bài ca Côn Sơn

Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi; sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát

- Hiểu được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại thơ lục bát

- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát

3. Tư tưởng:

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản: Bài ca Côn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 21
 	Văn bản:
bài ca côn sơn
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi; sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát
- Hiểu được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể loại thơ lục bát
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát
3. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên quê hương đất nước, ý thức học tập, trân trọng các bậc tiền nhân.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, chân dung Nguyễn Trãi, tranh ảnh Côn Sơn.
 - Trò: Đọc kĩ bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, chú thích; soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Phương pháp:
- P.P: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích giảng bình, tổ chức cho HS tiếp nhận kiến thức 
- KT: Động não 
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’): Sĩ số:
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “ Phò giá về kinh”(Cả phiên âm và dịch nghĩa)
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ?
- Nghệ thuật + Thể thơ
 + Giọng thơ: Hùng hồn, hào sảng, đanh thép, tự hào
 + Ngôn ngữ hàm súc cô đúc
- Nội dung:	- Sông núi nước Nam: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyến đó trước mọi kẻ thù
 - Phò giá về kinh: Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần 	
3- Bài mới
* Giới thiệu bài( 2’): Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn. Với ông yêu nước và thương dân luôn song hành trong trái tim đầy nhiệt huyết. Bên cạnh những áng thơ văn bất hủ về lòng yêu nước thương dân, chúng ta còn thấy một Nguyễn Trái thi nhân sống thanh cao hoà hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên. Để hiểu rõ hơn tâm hồn cao khiết ấy chúng ta cùng đến với bài thơ “ Côn Sơn ca”. 
 Hoạt động 1 P.P: Vấn đáp, thuyết trình
 KT: động não
?) Nêu những hiểubiết của em về tác giả?
- Gọi HS trình bày. GV chốt, bổ sung
- Ông có công lớn với dân với nước, với nhà Lê nhưng cuộc đời lại kết thúc bi thảm trong vụ án Lệ chi viên năm 1442 – Năm 1464 Vua Lê Thánh tông đã rửa oan cho ông
?) Hãy kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em biết?
- Bình Ngô đại cáo, Ưc Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 Hoạt động 2 P.P: Vấn đáp, ptích Gbình. 
 KT: động não 
* GV nêu yêu cầu đọc
- Nhịp 2/2/2
- GV đọc mẫu, gọi nhiều HS đọc
? Giải thích một số từ?
- Đàn cầm, Côn Sơn, nêm
? Thể thơ? Đặc điểm của thể thơ?
- Nguyên tác: chữ hán=> dịch thơ lục bát
+ Câu 6 chữ, câu 8 chữ
+ Vần
+Nhịp 2/2/2/; 3/3; 4/4
 * GV: Bài thơ viết bằng chữ hán gồm 36 câu, SGK trích 12 câu
? Bài thơ biểu đạt mấy nội dung? 
- Cảnh trí Côn Sơn
- Tâm hồn Nguyễn Trãi
? Cảnh trí Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào?
- Côn Sơn có: Suối, đá rêu phơi, thông như nêm, trúc râm
? Có gì độc đáo trong cách tả suối, đá?
- H. ảnh so sánh => bức tranh hài hoà màu sắc, đường nét, âm thanh
* GV: Trong quan niệm xưa; tùng, cúc trúc mai tương trưng cho sự thanh cao trong sạch của quân tử, giai nhân
? Tùng, trúc gợi cảm giác về một thiên nhiên như thế nào?
- Thanh cao mát mẻ trong lành => Vẻ đẹp của ngàn xưa
? Bằng cách miêu tả đó em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi?
- HS phát biểu, nhận xét, GV chốt
? Từ ta trong đoạn thơ chỉ ai? Được lặp lại mấy lần? Tác dụng?
? Hình ảnh và tâm hồn Nguyễn Trãi hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
- Nghe T.suối như 
- Ngồi trên đá như
- Nằm bóng mát
- Ngâm thơ nhàn
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của đoạn thơ? - Điệp ngữ, so sánh
? Qua đó em hiểu gì về cuộc sống và tâm hồn nguyễn Trãi?
- Cuộc sống thảnh thơi.
- Tâm hồn: thanh cao hoà mình vào thiên nhiên( Con người và thiên nhiên như muốn hoà quyện nhau tạo thành sức sống mãnh liệt cho toàn cảnh TN)=> tâm hồn thi sĩ
? So sánh tiếng suối với tiếng đàn, tiếng hát do con người tạo ra đã xuất hiện ở nhà thơ nào? Từ đó em có cảm nhận gì về tâm hồn cốt cách của họ?
- Sự đồng điệu của những tâm hồn thi sĩ, của những nhân cách cao đẹp
? Em hiểu như thế nào về ý thơ: “ Ngâm thơ nhàn trong bóng trúc râm xanh mát”
- Tư thế ung dung, nhà tản giao hoà với thiên nhiên
* GV: Chữ “ Nhàn” lúc này chỉ là nửa bên ngoài, còn trong ông vẫn đau đáu một niềm tin, hi vọng có dịp đem tài sức phò vua giúp nước, giúp dân=> Một chữ nhàn mang tính tích cực
Hoạt động 3
P.P: vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức
KT: động não
? Từ nhan đề , có những bài ca nào vang lên trong đó?
- Bài ca về cảnh đẹp Côn Sơn
- Bài ca về niềm vui sống ung dung thanh thản của con người giữa TN tươi đẹp.
? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
? Qua bài thơ em ấn tượng như thế nào về Nguyễn Trãi?
- HS thảo luận trả lời
- GV chốt: Người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá gắn bó máu thịt với thien nhiên đất nước và con người của quê hương => Bài thơ là tiéng nói cất lên từ trái tim sâu nặng da diết của ông.
 Hoạt động 4(5’): P.P: Vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức ; KT: động não
? Đọc thuộc bài thơ? – 2 HS đọc, nhận xét 
 - GV đánh giá
? Đọc và làm bài tập1T81( SBT)
 - Hình ảnh so sánh độc dáo trong thơ Hồ Chí Minh và thơ Nguyễn Trãi qua hai câu thơ có điểm tương đồng? 
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
- HS tự bộc lộ
- GV bổ sung
I. Giới thiệu chung ( 6’)
 1. Tác giả
- Vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn
- Năm 1980 ông được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới 
2. Tác phẩm :
- Trích “ Ưc Trai thi tập” sáng tác trong thời gian về sống ẩn dật tại Côn Sơn
II. Đọc hiểu văn bản: (23’)
1. Đọc, hiểu chú thích
2. Kết cấu bố cục:
- Nguyên tác: thơ chữ Hán
- Dịch: thơ lục bát
3. Phân tích:
a. Cảnh trí Côn Sơn :
- Cảnh thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ.
b. Tâm hồn Nguyễn Trãi:
 - Thanh cao trong sạch, yêu thiên nhiên và hoà hợp với thiên nhiên.
4.Tổng kết:
4.1 Nội dung:
- Bài thơ ca ngợi cảnh Côn Sơn nên thơ hấp dẫn và sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên của một tâm hồn cốt cách thanh cao.
4.2 Nghệ thuật:
- Giọng thơ nhẹ nhàng êm ái
- Hình ảnh so sánh, điệp ngữ
4.3 Ghi nhớ: (SGKT81)
III. Luyện tập: ( 5’)
1. Đọc thêm: “ Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa
2. Bài 1( 81): Hình ảnh so sánh độc dáo trong thơ Hồ Chí Minh và thơ Nguyễn Trãi qua hai câu thơ 
- Là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ hoà nhập với thiên nhiên
+ Nguyễn Trãi: Tiếng suối, tiếng đàn cầm
+Bác Hồ: Tiếng suối, tiếng hát
4. Củng cố :(2’)
?) Nêu cảm nhận về bài thơ?
- bài thơ là tiếng nói và tâm hồn của bậc vĩ nhân
- Là bức tranh thấm đẫm tình quê tình người
5. Hướng dẫn về nhà( 1’)
- Học thuộc và phân tích bài thơ
- Soạn: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trương trông ra.
 Từ Hán Việt
E. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
 ***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7tiet21.doc