A/ Mục tiêu cần đạt:
Giỳp học sinh:
- Văn bản “Bánh trôi nước”: Thấy được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.
+ Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình.
+ Dùng việc miêu tả (Bánh trôi nước) để biểu cảm (bộc lộ cảm nghĩ con người) đó là phép ẩn dụ đặc trưng của bài thơ.
Ngày soạn: 16 /10/2006 Ngày giảng: 19/10/2006 Văn bản Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Tiết 26: Đọc – Tìm hiểu văn bản A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp học sinh: - Văn bản “Bánh trôi nước”: Thấy được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến. + Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình. + Dùng việc miêu tả (Bánh trôi nước) để biểu cảm (bộc lộ cảm nghĩ con người) đó là phép ẩn dụ đặc trưng của bài thơ. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGV. - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) ? Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích “ Sau phút chia li” và cho biết nội dung biểu cảm của bài. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút) Hồ Xuân Hương là người phụ nữ vừa có tài và có sắc, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà vừa dí dỏm hài hước nhưng chứa đựng những nội dung mang tính đả kích châm biếm. Đồng thời trong thơ bà còn là tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một trong những bài thơ đó là bài : Bánh trôi nước *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút). Hoạt động của thầy HĐ của trũ Nội dung cần đạt ? Dựa vào chú thích * (sgk) hãy giới thiệu nét chính về nhà thơ Hồ Xuân Hương. - GV: Trong sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng, nghệ thuật của bà. - GV: nêu yêu cầu đọc => đọc mẫu. - Gọi h/s đọc. ? Em hiểu thế nào là bánh trôi nước. ? Bài thơ được làm theo thể thơ gì (dựa vào số câu, số chữ, cách hiệp vần). ? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. ? Theo em những đặc tính nào của bánh trôi nước được gắn cho phẩm chất của người phụ nữ. ? Bánh trôi nước được tác giả miêu tả qua lời thơ nào. ? Các từ trắng, tròn gợi tính chất nào ở một sự vật. ? Qua cách miêu tả bánh trôi nước tác giả muốn ám chỉ vẻ đẹp nào của người phụ nữ. ? Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng. ? Nhưng trong XH cũ thân phận của người phụ nữ được diễn tả qua lời thơ nào. ? Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì. ? Việc sử dụng thành ngữ trên có dụng ý gì. ? Khi ví mình với bánh trôi nước theo em trong nhận thức của người phụ nữ chứa đựng những tình cảm nào. ? Em hãy tìm 1 số câu ca dao cũng nói về thân phận của người phụ nữ trong XH phong kiến. ? Trong hai dòng cuối văn bản, hình ảnh bánh trôi nước được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nổi bật nào. ? Hãy hình dùng về bánh trôi nước qua các chi tiết này. ? ở hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì. ? Nhận xét ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của các chi tiết đó. ? Những ngôn từ nào bộc lộ thái độ của người phụ nữ. ? Em bình luận như thế nào về thái độ này. ? Qua tì m hiểu em thấy văn bản Bánh trôi nước có mấy nội dung. ? Theo em nội dung nào quyết định giá trị bài thơ. ? Nêu nghệ thuật chính của bài thơ. ? Nêu giá trị của bài thơ. - GV: yêu cầu h.s đọc ghi nhớ. ? Đọc diễn cảm bài thơ. ? Qua bài thơ Bánh trôi nước cho em hiểu gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương. - Phỏt biểu - 3 h/s đọc - Phát biểu - Suy nghĩ, trả lời. - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Suy nghĩ - Trả lời - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Thảo luận nhóm 2’. - Trình bày - Phát biểu - Phát biểu - Đọc - Đọc - Phát biểu I- Đọc – tiếp xúc văn bản: * Tác giả - tác phẩm: - Hồ Xuân Hương mệnh danh là bà chúa thơ nôm. * Đọc: * Từ khó: * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. - Thể chất đẹp đẽ, thân phận chìm nổi. - Phẩm giá trong sạch. II- Đọc – tìm hiểu văn bản: 1- Thể chất và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh “Bánh trôi nước” - Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Trong sạch, tinh khiết. - Khoẻ mạnh, hoàn hảo. => Thể chất hoàn hảo, khoẻ mạnh. - Quyền được nâng niu trân trọng. - Quyền được hưởng hạnh phúc. - Quyền được làm đẹp cho đời. - Bảy nổi ba chìm với nước non. - Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm. - Tả sự chìm nổi của bánh trôi nước thật, qua đó liên tưởng đến . => Thân phận của người phụ nữ trôi nổi bấp bênh. - Cảm xúc tự hào. - Cảm xúc thương thân. - Cảm xúc oán ghét XH. VD: - Thân em như hạt mưa rào Hạt ra luống cải hạt vào vườn hoa - Thân em như trái bần trôi Gío dập sóng dồi biết tấp vào đâu. 2- Lòng tin vào phẩm giá trong sạch. - Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. - Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Bề ngoài có thể rắn nát. - Bên trong vẫn nguyên vẹn chất lượng. - Nghệ thuật: ẩn dụ. => Phẩm giá của người phụ nữ dẫu bị vùi dập nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sạch. - Mặc dầu; mà em vẫn giữ. - Người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng luôn tin vào giá trị, tin vào phẩm giá trong sạch của mình. - Hai nội dung: + Miêu tả bánh trôi nước. + Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong XH cũ. III- Tổng kết: * Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giản dị, biện pháp ẩn dụ, thành ngữ. * Nội dung: - Trân trọng vẻ đẹp phẩm chất trong trắng của người phụ nữ. - Tố cáo XH phong kiến (Ghi nhớ sgk – tr95). IV – Luyện tập: * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’) - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung nghệ thuật của bài. - Chuẩn bị bài: “ Quan hệ từ”. + Đọc các bài tập để hiểu thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ. + Tìm 1 số VD có sử dụng quan hệ từ.
Tài liệu đính kèm: