1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép đẳng lập và chính phụ.
- Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.
- Vận dụng từ ghép trong nói và viết.
3. Thái độ : Thêm yêu và dùng tốt tiếng việt trong giao tiếp.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3 Từ ghép A.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép đẳng lập và chính phụ. - Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt. 2. Kĩ năng: - Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép. - Vận dụng từ ghép trong nói và viết. 3. Thái độ : Thêm yêu và dùng tốt tiếng việt trong giao tiếp. B.Chuẩn bị . GV:Bài tập, Bảng phụ. HS: Sách bài tập, vở bài tập C. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, thực hành, hoạt động nhóm D. tiến trình bài dạy: 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đơn, từ phức? Lấy ví dụ? * Đáp án: - Từ đơn là từ có cấu tạo một tiếng dùng để tạo câu. VD: nhà, cây, cỏ... - Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên. VD: quần áo, học sinh, cây cỏ... 3. Bài mới: * Giới thiệu: Lớp 6 các em đã được học về từ và cấu tạo từ TV. Hãy nhắc lại thế nào là từ ghép? +Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại từ ghép và cơ chế tạo nghĩa của từ ghép. Hoạt động của thầy GV treo bảng phụ ? Trong các từ ghép “bà ngoại”, “thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính? ? Vai trò của tiếng chính, phụ? ? Quan hệ giữa tiếng chính và phụ? Nhận xét về vị trí của tiếng chính? ? Các tiếng trong 2 từ ghép “Quần áo” “Trầm bổng” có quan hệ với nhau ntn? Có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? ? Theo em có mấy cách ghép tạo ra mấy kiểu từ ghép? G: Kiểu ghép các tiếng không ngang hàng nhau về nghĩa có tiếng C – P gọi là từ ghép C – P ? Thế nào là từ ghép C – P? G: Kiểu ghép những tiếng ngang hàng, bình đẳng về NP tạo ra từ ghép đẳng lập. ? Từ ghép đẳng lập là gì? ? GV cho hs hoạt động nhóm mỗi nhóm tìm 5 từ ghép. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ghép? So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà” (lớp 6 đã học cách giải nghĩa) ? Cả bà nội và bà ngoại đều có chung 1 nét nghĩa là “bà”, nhưng nghĩa của 2 từ này khác nhau. Vì sao? ? Tương tự “thơm”, “thơm phức” ? So sánh nghĩa của từ ghép C- P với nghĩa của tiếng chính? Vậy từ ghép C-P có t/c gì? ? So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo” ? Tương tự “trầm bổng” ? So sánh nghĩa của từ ghép ĐL với nghĩa của từng tiếng? Vậy từ ghép ĐL có t/c gì? G: Đưa tình huống Có 1 bạn nói: “tớ mới mua 1 cuốn sách vở”. Theo em bạn ấy nói “1 cuốn sách vở” là đúng hay sai. Vì sao? Chữa lại cho đúng. G: chốt, những đơn vị kiến thức cần nhớ Sau BT 1, 2, 3 rút ra kết luận Sau BT 5rút ra kết luận Hoạt động của trò Hs đọc ví dụ * Xét VD: - bà/ ngoại, thơm /phức - tiếng chính là chỗ dựa. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho t.chính - tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau H- Đọc VD2 - bình đẳng, ngang hàng - 2 cách --> 2 kiểu - từ ghép C – P có tiếng C & tiếng P bổ sung nghĩa cho tiếng C. Tiếng C đứng trước, tiếng P đứng sau. H- 2 em lên bảng điền BT2, 3 (1 nửa SGK) - Đọc phần ghi nhớ: SGK Hs hoạt động nhóm và trả lời - Quan sát VD1 trên bảng - bà: người đàn bà sinh ra mẹ (cha) bà ngoại: sinh ra mẹ bà nội: sinh ra cha - Do t/dụng bổ nghĩa của tiếng phụ - Thơm: có mùi thơm dễ chịu khiến người ta thích ngửi - Thơm phức: rất thơm - Thơm mát: nhẹ nhàng, tự nhiên - Hẹp hơn, cụ thể hơn - Quần: 1 thứ trang phục có 2 ống thường mặc phía dưới cơ thể - áo: ..., phía trên cơ thể - Quần áo: chỉ trang phục nói chung mang nghĩa khái quát - Trầm: âm thanh ở mức độ thấp - Bổng: ............................... cao - Trầm bổng: âm thanh lúc cao lúc thấp nghe vui tai - Có nghĩa kquát hơn H- Đọc ghi nhớ SGK - Sách vở là từ ghép ĐL mang nghĩa kquát, chỉ chung --> sai - Sách, vở là Danh từ chỉ vật tồn tài dưới dạng cá thể nên có thể đếm được --> trong giao tiếp phải kết hợp từ cho chính xác, đúng nghĩa - Làm BT SGK Nội dung A/ Lí thuyết: I. Các loại từ ghép: 1. Ngữ liệu: 2. Phân tích: 3. Nhận xét - bà/ ngoại - thơm/ phức Ghép chính phụ - Quần/ áo - Trầm /bổng bình đẳng, ngang hàng với nhau. * Ghi nhớ:SGK II/ Nghĩa của từ ghép 1.Ngữ liệu 2. Phân tích 3. Nhận xét: - Từ bà ngoại hẹp nghĩa hơn từ bà - Từ thơm phức hẹp nghĩa hơn từ thơm Từ ghép C-P có tính chất phân nghĩa - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa * Ghi nhớ B/ Luyện tập BT 1, 2, 3 BT4 đã làm trong qtrình lý thuyết BT5 IV. Củng cố: Hs nhắc lại ghi nhớ V. HDVN: Học thuộc ghi nhớ Làm bài tập trong SBT và bài tập còn lại. E. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: