Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiết 1)

. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nhớ lại kiến thức đ học để thực hành nhanh, chính xác đúng yêu cầu của đề bài

 2. Kĩ năng:

 - Rèn tư duy độc lập suy nghĩ v sng tạo.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức đầu tư, suy nghĩ làm bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA VĂN
Tiết: 42 
Ngày dạy: 24/10/2011
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Học sinh nhớ lại kiến thức đã học để thực hành nhanh, chính xác đúng yêu cầu của đề bài 
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn tư duy độc lập suy nghĩ và sáng tạo.
 3. Thái độ: 
 - Cĩ ý thức đầu tư, suy nghĩ làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: soạn đề bài, soạn giáo án cĩ đáp án.
 Học sinh: Học, ơn lại một số bài từ đầu năm - nay.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Phương pháp thực hành sáng tạo.
 Ma trận đề kiểm tra. 
Tên chủ đề 
( nội dung, chương,.. )
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Văn bản nhật dụng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
- Ca dao – dân ca
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
- Thơ trung đại Việt Nam
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
- Nhớ loại văn bản, tên tác giả
Số câu: 2
Số điểm: 0.5
- Khái niệm ca dao –dân ca
- Thuộc lịng bài ca dao đã học
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
- Hiểu ý nghĩa của văn bản
Số câu: 1
Số điểm: 1
- Hiểu giá trị nội dung, Nghệ thuật của bài ca dao
Số câu: 2
Số điểm: 1
- Hiểu nội dung câu thơ cuối của bài Bạn đến chơi nhà.
Số câu: 1
Số điểm: 1
- So sánh cách kết thúc của hai bài thơ: Qua Đèo Ngang với Bạn đến chơi nhà
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
- Viết đoạn văn biểu cảm về sự việc.
Số câu: 1
Số điểm: 3.5
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu: 3
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 3
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 
Số câu: 4
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 4
Số điểm: 3
30 %
Số câu: 2
Số điểm: 5
 50 %
Số câu: 10
Số điểm:10
 100 % 
VI. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Giảng bài mới: 
 Giới thiệu “Kiểm tra văn” 
 Đề bài 
 Câu 1: ( 1.5đ )
Văn bản “ Cổng trường mở ra” thuộc loại văn bản nào? Tác giả là ai?
Nêu ý nghĩa của văn bản trên.
 Câu 2: (2.5đ )
a. Câu ca dao, dân ca là gì?
 b. Cho ví dụ một câu ca dao về tình cảm gia đình. Nêu nội dung và nghệ thuật của câu ca dao đó.
 Câu 3: ( 2.5đ )
 a. Câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến
 b. So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 Câu 4: ( 3.5đ )
 Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn.
 Hướng dẫn chấm
 Câu 1: ( 1.5đ )
a. Loại văn bản nhật dụng 	( 0.25đ )
Tác giả: Lí Lan ( 0.25đ )
 b. Ý nghĩa văn bản : Văn bản thễ hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.. ( 1đ )
 Câu 2: ( 2.5đ )
 a. Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp nhạc và lời, diễn tả đời sống nội tâm của con người. ( 0.5 đ )
 b. Chép đúng bài ca dao về tình cảm gia đình ( 1 đ )
 Nêu đúng nội dung ( 0.5 đ )
 Nêu đúng nghệ thuật ( 0.5 đ )
 Câu 3: ( 2.5đ) 
 a. Câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” khẳng định một tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. ( 1đ )	
 b. So sánh cụm từ “ ta với ta” 
 - Giống nhau: Kết thúc bằng cụm từ “ ta với ta”trực tiếp thể hiện cảm xúc tâm trạng ( 0.5đ )
 - Khác nhau:
 + Trong bài “ Qua Đèo Ngang” hai từ ta nhưng chỉ một người, một nỗi buồn, một tâm trạng, một nỗi nhớ không ai chia sẻ giữa cảnh trời,mây, non nước. (0.5đ )
 + Trong bài “ Bạn đến chơi nhà” từ ta chỉ hai người chung tâm trạng vui mừng, u uẩn vì lâu mới gặp nhau. ( 0.5đ )
 Câu 4: ( 3.5đ )
 - Viết đoạn văn đúng chủ đề, có nội dung phong phú ( 2.5đ )
 - Hình thức: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt hay. ( 1đ )
 4. Củng cố và luyện tập:
 Nhắc nhở học sinh xem lại bài trước khi nộp.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Xem lại các bài văn bản đã học
 Chuẩn bị bài mới: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
 + Đọc kĩ văn bản 
 + Đọc chú thích 
 + Tìm hiểu văn bản qua các câu hỏi SGK
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 42 Kiem tra van.doc