Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 1)

 1. Kiến thức:

- Khái niệm điệp ngữ

- Các loại điệp ngữ

- dụng của phép điệp ngữ trong văn bản

 2. Kĩ năng:

- Nhận biết phép điệp ngữ.

- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.

- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 55: Điệp ngữ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỆP NGỮ
Tiết : 55	 
Ngày dạy : 16/11/2011
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Khái niệm điệp ngữ 
- Các loại điệp ngữ 
- dụng của phép điệp ngữ trong văn bản
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục kĩ năng sống: học sinh có ý thức sử dụng điệp ngữ trong khi nói viết để biểu cảm.
II.CHUẨN BỊ
 Giáo viên : Bảng phụ , giải các bài tập SGK/15, giáo án 
 Học sinh : Vở bài tập , SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
 Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, Hợp tác nhóm, Nêu vấn đề.
IV.TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút
 Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
 Cộng 
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thành ngữ
 Khái niệm thành ngữ
 Vai trị ngữ pháp của thành ngữ
 Cho ví dụ
 Đặt câu cĩ thành ngữ làm chủ ngữ
 Viết một đoạn văn ngắn cĩ dùng thành ngữ.
Số câu
Số diểm 
Tỉ lệ phần %
 Số câu: 2
 Số điểm : 3
 30% 
Số câu: 1
Số điểm : 2
 20%
Số câu: 1
Số điểm : 2
20%
Số câu: 1
Số điểm : 3
 30%
Số câu: 4
Số điểm : 10
 100%
Đề kiểm tra Ngữ văn 7
Thời gian 15 phút ( Khơng kể thời gian chép đề )
Câu 1: ( 3.5 đ )
 Thành ngữ là gì? Cho ví dụ.
Câu 2: ( 3.5 đ )
 Thành ngữ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu? Đặt câu cĩ thành ngữ làm chủ ngữ của câu.
Câu 3: ( 3 đ )
 Viết một đoạn văn biểu cảm ngắn ( chủ đề tự chọn ) cĩ sử dụng thành ngữ.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: ( 3.5 đ )
 - Thành ngữ là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao. ( 1.5 đ )
 - Cho ví dụ đúngï. ( 2 đ )
Câu 2: ( 3.5 đ )
 - Thành ngữ cĩ thể làm chủ ngữ, vị ngữ của câu hay phụ ngữ trong cụm danh từ,  ( 1. 5 đ )
 - Đặt câu cĩ thành ngữ làm chủ ngữ đúng ( 2 đ )
Câu 3: Viết đoạn văn ( 3 đ )
 - Hình thức: đoạn văn biểu cảm ( 1 điểm )
 - Nội dung: cĩ sử dụng thành ngữ ( 2 điểm )
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài:
 Trong giao tiếp, có lúc chúng ta lặp lại những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc trong lòng người đọc. Cách sử dụng đó gọi là điệp ngữ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
 Học sinh đọc hai khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ “Tiếng gà trưa” .
 ¬ Qua 2 khổ thơ trên từ ngữ nào được lặp lại?
 Ø Từ ngữ lặp lại: nghe, vì
¬ Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng gì?
 Ø Nghe: Nhấn mạnh những xao động trong tâm hồn nhà thơ khi nghe tiếng gà trưa.
 Vì : Khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của người chiến sĩ vì tình yêu thiêng liêng và cao cả trong đĩ cĩ tình cảm sâu sắc của bà và cháu..
 * Giáo viên nêu ra ví dụ : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, ...
 ¬ Từ nào được lặp lại ?
 Ø Giữ
 ¬ Việc lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
 ¬ Vậy thế nào là điệp ngữ và sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì ?
 Học sinh đọc ghi nhớ .
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng điệp ngữ. 
 Giáo viên ghi ví dụ vào bảng phụ.
 Học sinh đọc ví dụ
 Hợp tác nhóm 2 phút
 ¬ So sánh điệp ngữ trong ba ví dụ sau: 
 + Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu.
 Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy láng sớm
 + Cháu đi chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 + Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 ¬ Thế nào là điệp ngữ cách quãng?
 Ø Được dùng cách quãng trong câu thơ, câu văn
 ¬ Thế nào là điệp ngữ nối tiếp 
 Ø Được dùng liên tiếp với nhau
 Điệp ngữ vòng được dùng ở cuối câu trước và bắt đầu ở câu tiếp theo
 ¬ Điệp ngữ có những loại nào? 
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố và luyện tập.
 Gọi học sinh đọc bài tập 1.
 Nêu yêu cầu bài tập
 Hợp tác nhóm 3 phút
 Học sinh trình bày.
 Nhận xét.
 Học sinh đọc bài tập 2.
 Hoạt động cá nhân
 Học sinh đọc bài tập 3.
 Nêu yêu cầu bài tập 
 Thảo luân nhóm 3 phút
 Học sinh trình bày bảng
 Nhận xét
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
 1. Từ ngữ được lặp đi lặp lại: nghe, vì.ø
 2. Tác dụng: Nhấn mạnh ý , gây cảm xúc mạnh.
 * Ghi nhớ 1 : SGK/152.
II. Các dạng điệp ngữ:
 - Điệp ngữ nối tiếp.
 - Điệp ngữ cách quãng.
 - Điệp ngữ vòng.
 * Ghi nhớ 2 : SGK/152
III. Luyện tập :
 1. Các điệp ngữ :
 a.Một dân tộc đã gan góc.
 Năm nay.
 Dân tộc đó phải được 
=> Nhằm nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sư xứng đáng đượchưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy
 b. Đi cấy : nhấn mạnh công việc làm.
 Trông: Khắc hoạ sự vất vả, gian nan của người nông dân
 2. Điệp ngữ – xác định dạng
 Trong đoạn văn có 2 điệp ngữ:
 - Xa nhau (điệp ngữ cách quãng).
 - Một giấc mơ (điệp ngữ nối tiếp).
 3. Nhận xét và chữa lại
 a. Việc lặp lại một số từ ngữ không cần thiết , làm cho câu văn rờm rà không mang một giá trị nào cả.
 b. Có thể chữa lại như sau:
 Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược vượt, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế , em hái hoa sau vườn tặng mẹ và chị em.
 4. Củng cố và luyện tập
 - Thế nào là điệp ngữ? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì?
 Khi nĩi hoặc viết người ta cĩ thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật , gây cảm xúc mạnh. Cách lập như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lập lại gọi là điệp ngữ.
 - Điệp ngữ có những dạng nào?
 Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vịng.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm tiếp bài tập 4 SGK/ 153
 - Viết một đoạn văn ngắn cĩ sử dụng điệp ngữ.
 - Nhận xét điệp ngữ trong đoạn văn đã học
 - Chuẩn bị :- Chơi chữ
 + Tìm hiểu thế nào là chơi chữ
 + Các lối chơi chữ
 + Sưu tầm VD cĩ sử dụng phép chơi chữ.
 - Luyện nĩi: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
 + Đọc dàn ý SGK, lập dàn ý chi tiết, tập nĩi ở nhà theo đề bài SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 55 Diep ngu.doc