Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.

- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.

- Chuẩn mực sử dụng từ.

- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.

Lưu ý: học sinh đã học những kiến thức này.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1244Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65 Ngày 14/12/2014
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ. 
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
Lưu ý: học sinh đã học những kiến thức này.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: Tránh thái độ tùy tiện sử dụng từ khi nói, viết.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
Cho biết khi sử dụng từ, các em thường mắc phải những lỗi gì? Thế nào là sử dụng từ đúng chuẩn mực?
(Khi sử dụng từ phải chú ý sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp của từ, đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp và không lạm dụng từ địa phương, từ H-V)
 3.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ở lớp 6 các em đã được học và đã biết đến những lỗi dùng từ : lỗi lặp từ, lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm, lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Sang lớp 7, các em đã được học cụ thể về chuẩn mực sử dụng từ ngữ ở tiết 61. Và để tránh mắc lỗi khi dùng từ, giờ học hôm nay chúng ta sẽ được luyện tập sử dụng từ thông qua việc phát hiện và sửa chữa một số lỗi thường gặp.
- Về nhà các em đã chuẩn bị bài chưa? Đã đọc lại các bài tập làm văn cô đã chấm và thống kê các lỗi trong các bài đó chưa? 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
HĐ2
- GV: Trong tất cả các bài TLV từ của các em từ đầu năm đến nay, khi chấm, cô giáo đã chỉ ra các lỗi mà các em mắc phải và yêu cầu sau khi nhận được bài, các em phải tự sửa lại các lỗi: dùng sai về âm, về chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm.
Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập bằng các bài tập cụ thể sửa lỗi dùng từ: chính tả, ngữ âm, nghĩa của từ, ngữ pháp, về diễn đạt.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- TG: 5 phút.
- Cách thức chơi: Sau khi chuẩn bị thì bắt đầu tính thời gian: 
HS các nhóm nối tiếp lên bảng ghi những lỗi dùng từ mà mình hay bạn đã mắc hoặc những lỗi mà mình đã từng gặp ở đâu đó và sửa lại luân bên cạnh.
- Hết thời gian, HS dừng lại, GV làm trọng tài nhận xét và gọi HS cùng nhận xét. GV sửa cho HS.
- GV ghi điểm cho từng nhóm, đánh giá và động viên nhóm thắng bằng tràng pháo tay.
GV nhấn mạnh: Trong trò chơi này, theo yêu cầu, nhóm nào thống kê được nhiều lỗi là nhóm ấy thắng. nhưng trong sử dụng từ, nếu nhóm nào dùng từ sai nhiều thì lại là thua. Vì vậy, để tránh mắc phải những lỗi như trên thì chúng ta cần cố gắng ghi nhớ những cách dùng từ đúng.
HĐ3
- GV: Để luyện tập sử dụng từ cô đã chuẩn bị các bài tập cho các em thực hành:
Chọn từ ngữ cho trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng phụ và làm bài tập.
- Gọi từng HS đọc từng câu và chọn trực tiếp.
- Các HS khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, chữa.
Đáp án:
1. luân phiên 
 2. điểm nổi bật
3. điểm đặc sắc 
4. nét độc đáo
5. hi sinh 
6. trống
 7. trong sáng 
8. dẫn chứng
HĐ4
- GV cho HS quan sát bảng phụ bài tập 2 có ghi các ví dụ về các trường hợp dùng sai và yêu cầu HS phát hiện và sửa lại theo mẫu:
+ Lỗi:
+ Loại lỗi:
+ Sửa lại:
- GV yêu cầu HS làm vào vở theo mẫu.
- GV gọi lần lượt HS đọc từng câu và trả lời miệng.
- Các HS khác nghe và nhận xét, GV nhận xét, chữa.
2. nghiêm nghị có nghĩa là nghiêm trang và quả quyết)
- Đặt câu với từ nghĩa vụ?
VD: Chúng ta phải chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của công dân.
3. nghĩa vụ : bổn phận, trách nhiệm phải làm, phải gánh vác - theo pháp luật.
 nghĩa cử: việc làm có ý nghĩa cao đẹp.
4. hi sinh : chỉ cái chết của những người làm nhiệm vụ của đất nước mà mất đi tính mạng -> sắc thái trang trọng tôn kính.
thiệt mạng, tử vong (sắc thái bình thường). 
- Đặt câu với từ tự hào?
VD: Tôi rất tự hào vì mình là người Việt nam
9. yếu điểm: điểm cốt yếu, chỗ quan trọng.
điểm yếu : nhược điểm, điểm yếu kém.
- Đặt câu với từ yếu điểm?
10. nhẹ nhàng: chỉ hoạt động ở mức độ nhẹ.
nhẹ : chỉ trạng thái tâm lí thoải mái khi làm xong một việc, nhất là những việc quan trọng.
I Bài 1: SGK/179
- HS làm nhóm trên bảng
Bài 2
1. Các bạn lớp tôi .. trực nhật.
(luân lưu, luân chuyển, luân phiên)
Luân lưu: lần lượt thay phiên nhau.
Luân chuyển: xoay chuyển, xoay đổi.
Luân phiên: thay đổi nhau, thay phiên nhau.
2. Cô giáo chủ nhiệm vừa nêu những . của bạn Nam trong học tập.
( nổi bật, điểm nổi bật)
3. Lan vừa nêu được những  của bài thơ này.
( đặc sắc, điểm đặc sắc)
Đặc sắc: có màu sắc riêng biệt; xuất sắc, có vẻ khác thường, đặc biệt.
4. Hà vừa chỉ ra những.. của bức tranh.
( độc đáo, nét độc đáo, độc đáo nhất)
5. Hai người chiến sĩ đã .. anh dũng trong trận chiến đấu ấy.
( chết, hi sinh, thiệt mạng)
6. Rừng cây rậm rạp, không nhìn thấy một khoảng  nào.
(trống, trống vắng)
7. Những đôi mắt ngây thơ,  chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo.
(trong trắng, trong sáng, trắng trong)
8. Đó là những  sinh động về tình đoàn kết quân dân.
(dẫn chứng, chứng minh, chứng cớ) 
Dẫn chứng: vin, đem, đưa việc gì ra để làm chứng cớ, dẫn chứng.
Chứng minh: chứng tỏ, chứng rõ.
Chứng cớ: bằng chứng, bằng cớ.
Bài 3
1. Học sinh phải chấp hành ngiêm chỉnh nội quy trường, lớp.
- Lỗi: ngiêm chỉnh. 
- Loại lỗi: sai chính tả.
- Sửa lại: nghiêm chỉnh
2. Chào cờ thì hàng ngũ phải nghiêm nghị.
- Lỗi: nghiêm nghị.
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: nghiêm chỉnh.
3. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn là nghĩa vụ cao đẹp.
- Lỗi: nghĩa vụ 
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: nghĩa cử.
4. Tai nạn xảy ra làm hai người đi đường hi sinh.
- Lỗi: hi sinh 
- Loại lỗi: Dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm.
- Sửa lại: thiệt mạng, tử vong.
5. Tập thể lớp chúng em rất tự hào được đón tiếp quý thầy cô.
- Lỗi: tự hào (tự lấy làm hào hùng)
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: vinh dự (vẻ vang và may mắn)
6. Mẹ đã đỡ đần con bước đi những bước đầu tiên.
- Lỗi: đỡ đần (làm đỡ công việc nào đó)
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: dắt, dìu dắt.
7. Các bạn nhất trí cười vui vẻ và đua nhau mượn quyển sách ấy.
- Lỗi: nhất trí.
- Loại lỗi: dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp.
- Sửa lại: đều, cùng (các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự)
8. Bạn cứ giữ cái thái độ lạnh lẽo ấy nên mọi người không gần bạn là phải.
- Lỗi: lạnh lẽo
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: lạnh nhạt, lạnh lùng.
9. Không chịu được gian khổ là yếu điểm duy nhất của anh ta.
- Lỗi: yếu điểm 
- Loại lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa lại: điểm yếu 
10. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.
- Lỗi: nhẹ nhàng 
- Loại lỗi: dùng từ không hợp với tình huống giao tiếp.
- Sửa lại: nhẹ 
4. Củng cố :
- Cho HS thảo luận nhóm (6 nhóm) theo kĩ thuật khăn phủ bàn: TG 2 phút.
+ Câu hỏi: Qua các bài đã học và luyện tập về sử dụng từ, em hãy cho biết những yêu cầu cụ thể trong chuẩn mực sử dụng từ ?
+ Hình thức: GV phát phiếu cho HS.
+ HS các nhóm làm sau đó cử đại diện lên dính vào bảng.
+ GV nhận xét từng nhóm và biểu dương các nhóm làm tốt.
- GV phát phiếu học tập (có ghi lại các câu, đoạn văn trong các bài làm văn của HS mà GV đã sưu tập lại) cho HS về làm theo bàn. Yêu cầu HS phát hiện lỗi, cho biết đó là lỗi gì? Hãy sửa lại?
5. Hướng dẫn học bài :
- Ôn lại tất cả các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay, về phần tiếng Việt.
- Xem lại các bài tập ở phần luyện tập cuối mỗi bài.
- Đối chiếu những lỗi do dùng từ sai đã tìm được ở lớp với 1 bài làm (ở môn học khác) của bản thân để sửa lại cho đúng.
- Viết đoạn văn từ 10 -> 15 câu (chủ đề tự chọn), chú ý thực hiện đúng chuẩn mực sử dụng từ để tránh các lỗi sai sót. 
- Làm bài tập 2 – Sgk/179: 
- VN ôn tập thi HKI, soạn bài “Ôn tập tác phẩm trữ tình”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Luyen tap su dung tu.doc