Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 12)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 12)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu.

 - Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.

 - Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu thế nào là tục ngữ.

 - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

 2. Kỹ năng:

 

doc 62 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/12/2012
Tiết 73 Ngày dạy: / 01 /2013 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:	
	- Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu.
	- Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
	- Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:	
 1. Kiến thức:	
 - Hiểu thế nào là tục ngữ.
 - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc, hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 - Vận dụng được ở mức độ nhật định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng tục ngữ phù hợp khi nói, viết.
 - Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học.
 III. CHUẨN BỊ:
 - GV: Một số câu tục ngữ cùng chủ đề, SGK, giáo án,...
 - HS: Bài soạn,....
 IV . PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, phân tích, đọc diễn cảm.
 V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp : 1’
 2. Kiểm tra bài cũ :2'
 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
 - Tập, sách giáo khoa.
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài mới: 1'
 Ở học kỳ I chúng ta đã tìm hiểu ca dao với các nội dung của nó. Trong học kỳ II này chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể văn học dân gian. Nếu như ca dao thiên về diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ lại đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay các em sẽ được cung cấp kiến thức về tục ngữ và nội dung về thiên nhiên lao động và sản xuất.
 * Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10'
21'
6'
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hS tìm hiểu chung
- Tục ngữ là gì ? 
- GV bổ sung, nhấn mạnh.
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
- Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?
- Hướng dẫn đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
- Giải thích từ khó.
-Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ?
- Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản?
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- HS đọc câu tục ngữ đầu. 
-Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì? 
-Câu tục ngữ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng của nó?
- Ở nước ta, tháng năm thuộc mùa nào, tháng mười thuộc mùa nào và từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
-Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ?
-Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
+HS đọc câu 2.
-Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? 
* Lưu ý: Kinh nghiệm trên không phải bao giờ cũng đúng.
-Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì 
-Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
-Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? 
+HS đọc câu 3.
-Câu 3 có mấy vế, em hãy giải nghĩa từng vế và nghĩa cả câu ? 
-Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
-Dân gian không chỉ trông ráng đoán bão, mà còn xem chuồn chuồn để báo bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? 
-Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Vậy KN “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? 
+HS đọc câu 4.
-Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? 
-Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng này ?
-Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì ?
+HS đọc câu 5->câu 8. Bốn câu tục ngữ này có điểm chung là gì ?
-Câu 5 có mấy vế, giải nghĩa từng vế và giải nghĩa cả câu ? 
-Em có nhận xét gì về hình thức cấu tạo của câu tục ngữ này ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ?
-Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ?
+HS đọc câu 6.
-Ở đây thứ tự nhất, nhị, tam, xác định tầm quan trọng hay lợi ích của việc nuôi cá, làm vườn, trồng lúa ? 
-Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là kinh nghiệm gì ? 
-Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ?
-Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào ? 
+HS đọc câu 7.
- Nghĩa của câu tục ngữ là gì? 
- Câu tục ngữ nói đến những vấn đề gì ? 
- Câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
-Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ?
-Bài học từ kinh nghiệm này là gì ?
 +HS đọc câu 8.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
-Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt, tác dụng của hình thức đó ?
-Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ?
-Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào? 
 - Căn cứ của việc đúc rút kinh nghiệm từ đâu?
* Hoạt động 3:Tìm hiểu tổng kết.
- Nghệ thuật đặc sắc của những câu tục ngữ trên?
- Ý nghĩa của các câu tục ngữ?
-HS đọc ghi nhớ.
*HS hoạt động nhóm:
-GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ: Tổ nào tìm được nhiều ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường thì thắng.
-GV nhận xét, đánh giá
-HS đọc chú thích* SGK.
- Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động.
- HS đọc, nhận xét.
- HS giải thích
- 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.
+Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
- HS đọc.
- Đêm tháng năm ngắn và ngày tháng mười cũng ngắn.
- HS trả lời
- Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn.
- Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí.
- Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.
- HS đọc
- Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.
-HS đọc
- Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải chống đỡ nhà cửa cẩn thận.
- HS trả lời
-Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian vẫn còn có tác dụng.
- HS đọc
- Kiến bò ra vào tháng 7, thì tháng 8 sẽ còn lụt.
- HS trả lời
- Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
- HS đọc, trả lời
- Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề đó.
- Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
- HS trả lời
- Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn.
- HS đọc
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
- Nói đến các yếu tố của nghề trồng lúa.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nghề làm ruộng phải đảm bảo đủ 4 yếu tố trên có như vậy thì lúa mới tốt.
- HS đọc
- Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác.
- Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng – Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, vừa thông tin nhanh, gọn lại vừa dễ thuộc, dễ nhớ.
- HS trả lời
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi thời vụ.
- Chủ yếu dựa trên những quan sát.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và cách ứng xử cần thiết; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
- không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
- HS đọc
- HS hoạt động nhóm.
I. Đọc - hiểu chung:
1. Khái niệm: 
 Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên;
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất;
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
2. Đọc:
3. Chú thích:
4. Bố cục:
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
* Câu 1:
 -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối, phóng đại .
Kinh nghiệm để nhận biết thời gian.
*Câu 2: 
 - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Hai vế đối xứng – Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng.
*Câu 3:
 - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Trông ráng đoán bão.
* Câu 4:
 -Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Trông kiến đoán lụt.
2-Tục ngữ về lao động sản xuất:
* Câu 5:
 -Tấc đất, tấc vàng.
Sử dụng câu rút gọn, 2 vế đối xứng – Thông tin nhanh, gọn; nêu bật được gía trị của đất, làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
Đất quý như vàng.
* Câu 6:
 - Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền 
Muốn làm giàu thì phải phát triển thuỷ sản.
* Câu 7:
 - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Sử dụng phép liệt kê - Vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước.
* Câu 8:
 - Nhất thì, nhì thục.
Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng 
=> Trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và cách ứng xử cần thiết
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Ý nghĩa:
 Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
* Ghi nhớ (sgk)
 4. Củng cố:2'
 Em rút ra được bài học gì qua tiết học này?
 5. Hướng dẫn tự học:2'
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ( Phần văn và Tập làm văn)”
6. Rút kinh nghiệm: .............
..................................................................................
************************************************
Tiết 74 Ngày soạn: 30/12/2012
 Ngày dạy: / 01 /2013
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Văn và Tập làm văn )
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:	
 1. Kiến thức:
 - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
 3. Thái độ:
 Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương - quê hương mình; trau dồi vốn văn hoá dân gia ... còn học phổ thông Lu - i Pa -xtơ chỉ là học sinh trung bình.
- Lep-Tôn-xtôi bị đình chỉ học đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí.
- Hen-ri Pho thất bại và cháy túi 5 lần.
- Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru- xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể hát được
- Rất đáng tin cây, vì đây đều là những người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc.
- Thảo luận 4 nhóm 
- Báo cáo.
- Học sinh nhận xét.
- HS tìm
I-Mục đích và phương pháp chứng minh
1-Trong đời sống:
Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là chân thật
2-Trong văn bản nghị luận:
Người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng (thay bằng vật chứng, nhân chứng) để khẳng định 1 nhận định, 1 luận điểm nào đó là đúng đắn.
3-Bài văn nghị luận: 
“ Đừng sợ vấp ngã”.
-Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã
- Luận điểm nhỏ: 
+ Đã bao lần vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
+ Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
-Lập luận: 
- Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã oan trái. 
- Tiếp đó tác giả lấy dẫn chứng 5 danh nhân là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.
-> Phép lập luận chứng minh dùng những lí lẽ , bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần chứng minh ) là đáng tin cậy.
-> Phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
* Ghi nhớ: sgk (42 ).
II-Luyện tập
1.Bài văn “Không sợ sai lầm”
a-Luận điểm: Không sợ sai lầm.
-Bạn ơi,... hèn nhát trước cuộc đời.
-Một người... có thể tự lập được.
-Khi tiếp  được sai lầm.
- Những người của mình.
b-Luận cứ:
-Bạn sợ bơi;
- Bạn sợ ..được ngoại ngữ. 
-Một người ..được gì.
-Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và phân tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời... Thất bại là mẹ thành công.
c-Cách lập luận CM ở bài này khác với bài Đừng sợ vấp ngã: Bài Không sợ sai lầm người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng sợ vấp ngã chủ yếu dùng dẫn chứng để chứng minh
2. Bài tập bổ sung:
Đề bài: Chứng minh Tiếng Việt là thứ tiếng đáng yêu.
* Luận điểm: Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đáng yêu nhất của em..
* Luận cứ: 
+ Tiếng Việt đáng yêu vì: Tiếng Việt hay/ Tiếng Việt đẹp
->dẫn chứng
+ Tiếng Việt giàu ý nghĩa
- Là tiếng mẹ đẻ, do ông cha ta sáng tạo nên ( dẫn chứng sự hình thành, phát triển của Tiếng Việt
- Là phương tiện để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện nét văn hoá, tâm hồn người Việt
- Tiếng Việt đáng yêu -> đây là một thực tế.
+ Người Việt học nhiều ngoại ngữ nhưng vẫn coi trọng Tiếng Việt một thứ ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp hàng ngày.
+ Việt Kiều: sinh ra ở nước khác vẫn nói rành rọt Tiếng Việt.
+ Em được học Tiếng Anh, tiếng Hán nhưng vẫn thấy Tiếng Việt hay hơn, đặc sắc hơn, không hết, không giảm tình yêu Tiếng Việt.
 4. Củng cố: 2’
 GV đánh giá tiết học
 5. Hướng dẫn tự học:2’
- Sưu tầm các văn bản chứng minh đề làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
 6. Rút kinh nghiệm:......
..................................................................................
*******************************************
 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết 89 Ngày dạy:./../2013
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ ttrong câu thành câu riêng.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức: 
- Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
 2. Kĩ năng:
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
 * Kĩ năng sống:
- Lựa chọn cách sử dụng các loại câu.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách thêm trạng ngữ cho câu.
 3. Thái độ: Có ý thức khi sử dụng tiếng Việt cho đúng đắn, phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
-HS:Bài soạn,SGK,...
IV . PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, phân tích mẫu, quy nạp, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1.Ổn định lớp 
 	2.Kiểm tra bài cũ: 
-Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ? Cho VD ?
-Về hình thức, trạng ngữ có thể đứng ở những vị trí nào trong câu ? Cho VD ?
 	3.Bài mới: Giờ trước các em đã tìm hiểu về vai trò, vị trí của trạng ngữ trong câu. Để hiểu hơn về công dụng và biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Hs đọc VD (bảng phụ).
-Tìm trạng ngữ trong đoạn văn (a),(b) của nhà văn Vũ Bằng ?
-Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu, nhưng vì sao trong các câu văn trên, ta không nên hoặc không thể lược bớt trạng ngữ? 
-Em có nhận xét gì về cấu tạo của các trạng ngữ trên ?
- Trạng ngữ ở trong các đoạn văn trên có công dụng gì?
 -Trong văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân-kết quả...). trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy ? 
- Trạng ngữ có những công dụng gì 
- Hs đọc ghi nhớ (sgk)
* Bài tập nhanh. GV treo bảng phụ. Nhận xét các cặp câu sau:
1.a. Làm lấy để ăn.
 b. Để ăn, làm lấy.
2.a. Tôi đi học bằng xe đạp.
 b. Bằng xe đạp, tôi đi học.
3.a. Chúng ta học tập một cách chăm chỉ.
 b. Một cách chăm chỉ, chúng ta học tập.
- GV kết luận: Mỗi cặp trên đều có bổ ngữ và trạng ngữ cùng tên gọi.
- HS đọc ví dụ.
-Câu in đậm có gì đặc biệt ? 
* BT nhanh. GV treo bảng phụ. 
Nhận xét về cách tách trạng ngữ thành câu riêng?
1. Vì ốm nặng, Nam không ăn gì cả, đã hai ngày rồi.
- Vì ốm nặng, Nam không ăn gì cả. Đã hai ngày rồi.
2. Chị nói với tôi bằng giọng chân tình.
- Chị nói với tôi. Bằng giọng chân tình.
* Lưu ý: Tuỳ từng trường hợp có thể tách hoặc không tách trạng ngữ thành câu riêng.
-Việc tách trạng ngữ thành câu riêng như trên có tác dụng gì ?
-HS đọc ghi nhớ
-HS đọc BT1.Nêu yêu cầu bài tập.
-Chỉ ra các trường hợp tách TN thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do TN tạo thành ?
- Tìm một số đoạn văn có trạng ngữ tách thành câu riêng. Nhận xét tác dụng ?
- HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt. chỉ ra trạng ngữ và giải thích?
- HS đọc
- HS tìm
- Vì khi nói, viết nếu sử dụng các TN hợp lí sẽ làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện sâu sắc, biểu cảm hơn.
- Là cụm DT, cụm ĐT, cụm TT.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- Học sinh đọc
- Thảo luận 2 nhóm trong thời gian 3phút. Báo cáo.
1.a. để ăn: BN chỉ mục đích.
 b. để ăn: TN chỉ mục đích.
2.a.bằng xe đạp: BN phương tiện.
 b.bằng xe đạp: TN phương tiện.
3.a. một cách chăm chỉ: bổ ngữ cách thức.
 b. một cách chăm chỉ: trạng ngữ cách thức.
- HS đọc
- HS trả lời
- Học sinh đọc
- C1: có hai trạng ngữ:Vì ốm nặng, đã hai ngày rồi
Có thể tách được vì: nhấn mạnh thời gian Nam không ăn. Giúp câu gọn, rõ nghĩa.
C2: Không nên tách vì tách không rõ nghĩa.
- HS trả lời
- HS đọc
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS lên bảng làm
- HS tìm và nhận xét.
- HS viết, trả lời
I-Công dụng của trạng ngữ:
* Ví dụ1:
a-Thường thường, vào khoảng đó( TG)
 -Sáng dậy(TG)
 -Trên giàn thiên lí (ĐĐ)
 -Chỉ độ 8,9 giờ sáng (TG)
- Trên bầu trời trong trong (ĐĐ)
b-Về mùa đông (TG)
a. Trạng ngữ bổ sung thêm thông tin cho câu văn miêu tả được đầy đủ hơn, làm cho câu văn cụ thể hơn, biểu cảm hơn. 
b.Nếu không có trạng ngữ thì câu văn sẽ thiếu cụ thể và khó hiểu.
* Ví dụ2:
 -Trong văn nghị luận trạng ngữ có vai trò nối kết các câu văn, đoạn văn.
=> Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau , góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
*Ghi nhớ :sgk (46)
II-Tách trạng ngữ thành câu riêng:
1-Ví dụ:.. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
-> Là TN được tách thành câu riêng để nhấn mạnh ý.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định.
*Ghi nhớ : sgk (47).
III-Luyện tập:
Bài 1 (47 ):
a-Ở loại bài thứ nhất
 -Ở loại bài thứ hai
b- Đã bao lần .
- Lần đầu tiên chập chững bước đi,
- lần đầu tiên tập bơi,
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
- Lúc còn học phổ thông,
- Về môn Hóa.
->Trạng ngữ vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, vừa giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.
Bài 2 (47 ):
a-Năm 72. ->Tách TN có tác dụng nhấn mạnh tới thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
b-Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn. ->Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối.).Nếu không tách TN ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở TN lấn át (Bởi ở vị trí cuối câu, TN có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin). Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
Bài 3(47)
4. Củng cố:
 GV đánh giá tiết học
5. Hướng dẫn tự học:
- Xác định các câu có thành phần trạng ngữ ( hoặc câu được ta1chra từ thành phần trạng ngữ) trong một đoạn văn đã học và nhận xét về tác dụng của các thành phần trạng ngữ ( hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) đó.
- Chuẩn bị bài “ Kiểm tra tiếng Việt”
6. Rút kinh nghiệm:......
..................................................................................
*******************************************
Tuần 24 Ngày soạn: 19/01/2011 
Tiết 90 Ngày dạy:./../2011
KiÓm Tra TiÕng ViÖt
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức:
 	Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về một số kiến thức đã học: câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ của câu. 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng rút gọn câu, sử dụng câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, tách trạng ngữ. 
 3. Thái đô:
 - Có ý thức trình bày bài làm rõ ràng , sạch đẹp, đúng chính tả. 
 - Đánh giá được kết quả học tập của mình từ đó có phương pháp học tập phù hợp với đối tượng.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Phương pháp: gợi mở,...
 2. Phương tiện:
- GV:Ra đề, đáp án,.... 
- HS: Giấy, dụng cụ kiểm tra,...
IV . PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, phân tích mẫu, quy nạp, thảo luận nhóm.
 V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới:
6. Rút kinh nghiệm:......
..................................................................................
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tuan 20 den 24 hay.doc