Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75-76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75-76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với kiểu văn nghị luận

- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống.

- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng: Nhận biết thể văn nghị luận qua các sách báo, thông tin đại chúng, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản quan trọng này.

3. Thái độ: Yêu thích kiểu văn nghị luận.

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1136Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75-76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:12/01/2009
NG:15/01/2009
Tiết: 75-76
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với kiểu văn nghị luận
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Nhận biết thể văn nghị luận qua các sách báo, thông tin đại chúng, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ: Yêu thích kiểu văn nghị luận.
B. chuẩn bị:
GV: Một số văn bản nghị luận trên sách báo.
HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, quy nạp thực hành...
D. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của H.
III. Bài mới:
G: Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những nét chung về thể loại này.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không?
? Vì sao em đi học?
? Vì sao con người cần phải có bạn bè?
G: cho H nêu thêm các câu hỏi về vấn đề tương tự.
? Tại sao lại phải học ngoại ngữ?
? Làm thế nào để trở thành con ngoan, trò giỏi?
? Tại sao phải chống tệ nạn ma tuý?
G: Những câu hỏi như trên rất hay, nó chính là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày khiến người ta phải bận tâm và phải tìm cách giải quyết.
? Gặp các vấn đề và câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? vì sao?
G: Những câu hỏi như trên thì câu trả lời phải là văn nghị luận. Vì bản thân câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ, lập luận, phải dùng khái niệm và dẫn chứng để thuyết phục.
VD:
? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết?
? Như vậy trong cuộc sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
? Như vậy bước đầu em hiểu thế nào là văn nghị luận?
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
? Đối tượng mà văn bản hướng tới là ai? Ai thực hiện?
? Để thực hiện mục đích trên, bài viết nêu ra những luận điểm nào? ý kiến gì?
? Những ý kiến ấy được diễn đạt bằng những luận điểm nào?
? Tìm các câu văn mang luận điểm?
? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào hãy liệt kê các lí lẽ ấy?
G: Những lí lẽ này chính là để trả lời câu hỏi mà bài viết đã đặt ra: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ?
? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả biểu cảm được không? vì sao?
? Văn bản nghị luận thường được sử dụng trong các trường hợp nào?
? Yêu cầu của văn ghị luận là gì?
GV: chốt lại những ý chính.
G: hướng dẫn H luyện tập:
G: nhận xét, sửa lỗi đọc.
? Đây có phải là bài văn nghị luận không? vì sao?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì?
? Những dòng nào, câu văn nào thể hiện ý kiến đó?
? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
? Bài nghị luận này có nhằm giải quết vấn đề có trong thực tế hay không?
? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
? Bài văn trên gồm có mấy phần?
? giới hạn của từng phần và nhiệm vụ của nó?
G: kiểm tra đoạn văn nghị luận do H sưu tầm " G đọc.
 Đó có phải là văn bản nghị luận không? vì sao?
? Vấn đề được tác giả nêu và giải quyết là vấn đề gì?
? Có ý kiến cho rằng văn bản trên từ nhan đề đến nội dung đều thuộc văn bản mtả, cụ thể là mtả 2 biển hồ ở Pa –lex – tin?
- Kể chuyện về hai biển hồ.
- Biểu cảm về hai biển hồ.
- Nghị luận về cuộc sống, về cách sống qua việc kể chuyện về 2 biển hồ.
? Theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
G: Kể chuyện để nghị luận, hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ tới 2 cách sống, bàn về 2 cách sống của con người.
H: Thường xuyên gặp những câu hỏi như vậy.
H: Gặp những câu hỏi như vậy không thể sử dụng văn Tự sự, miêu tả hay biểu cảm để trả lời được vì nó không làm sáng tỏ vấn đề.
H: đọc to VB: “ chống nạn thất học”.
H: Mục đích: Bác muốn mọi người VN phải biết chữ, có kiến thức mà XD nước nhà.
H: Đối tượng là người dân VN. Đặc biệt là thế hệ trẻ thanh niên.
H: Trả lời
H: a. Một trong những công việc phải... nâng cao dân trí.
b. Mọi người VN ... biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
H: Không thể thực hiện bằng văn tự sự, miêu tảđược vì nó thiếu tính thuyết phục, giải quyết vấn đề đặt ra không gọn, chặt chẽ , rõ ràng đầy đủ được.
H: 2 H đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
H đọc bài văn SGK – T9-10.
H: Đây là văn bản nghị luận vì vấn đề nêu ra và giải quyết là một vấn đề xã hội. Nhan đề bài nghị luận là một ý kiến, một luận điểm : MB là nghị luận, KB là nghị luận, TB trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. Bài viết gọn.
H: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
H: 3 phần.
H: P1- MB ( Câu đầu tiên): nêu vấn đề.
+ P2 – TB: nêu rõ, cụ thể những thói quen xấu.
+ P3 – KB: Chốt lại vấn đề ( 3 câu cuối).
H: đọc bài văn “ Hai hồ biển”.
H: ý kiến cuối đúng
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận:
a. Vấn đề và câu hỏi thương gặp:
- Em học để làm gì?
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em thế nào là sống đẹp.
- Hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?
a Trả lời bằng văn nghị luận.
b. Các văn bản nghị luận thường gặp:
- ý kiến nêu ra trong cuộc họp.
- Các bài xã luận.
- Các bài bình luận, bài phát biểu ý kiến báo chí.
- Cương lĩnh, Tuyên ngôn.
2. Thế nào là văn bản nghị luận:
a/ Bài tập:Văn bản: “ Chống nạn thất học”.
b/ Nhận xét:
+ Mục đích: Chống giặc dốt- chống nạn thất học do chính sách ngu dân của chế độ TDP
+ Luận điểm:
a. Một trong những công việc phải... nâng cao dân trí.
b. Mọi người VN ... biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
+ Lí lẽ:
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM T8.
- Những điều kiện để người dân tham gia XD đất nước.
- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
* Ghi nhớ: SGK.
Tiết 76
II. Luyện tập:
1. Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
" Đây là văn bản nghị luận.
+ Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội.
+ Để giải quyết vấn đề trên tác giả sử dụng nhiều lĩ lẽ, lập luận và dẫn chứng.
- Lĩ lẽ: chủ yếu tập trung ở 3 câu cuối bài.
- Dẫn chứng: Tiêu biểu, cụ thể thuyết phục.
2. Bố cục của bài văn nghị luận:
- Gồm 3 phần.
+ Mở bài: nêu vấn đề: ( Câu đầu tiên)
+ Thân bài: chứng minh vấn đề:
( Chủ yếu nêu rõ, cụ thể những thói quen xấu).
+ Kết bài: chốt lại vấn đề ( 3 câu cuối).
3. HS sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận:
4. Nhận diện và tìm hiểu văn bản: “Hai biển hồ”.
" là văn bản nghị luận. Bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ 2 cái hồ mà nghĩ tới 2 cách sống của con người.
IV. Củng cố:
G: hệ thống lại nội dung kiến thức qua 2 tiết học.
? Thế nào là văn bản nghị luận? đặc điểm? Yêu cầu của văn bản nghị luận?
? Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ nội dung bài học, đọc lại và làm lại các bài tập SGK.
- Sưu tầm và tìm đọc các văn bản nghị luận.
- Chuẩn bị bài: Đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT75+ 76.doc