Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9 - Văn bản : Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9 - Văn bản : Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)

A- Mục tiêu bài học:

 - Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.

 - Nắm được ND, ý nghĩa và 1 số hình thức NT tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

 - Thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và biết thêm 1 số bài ca dao thuộc chủ đề này.

B-Chuẩn bị:

 - Giáo viên: sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề.

 - HS: chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 300 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9 - Văn bản : Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9- Văn bản : Ca Dao Dân Ca
Những câu hát về tình cảm Gia đình
Ngày soạn :
Ngày giảng : 
A- Mục tiêu bài học:
 - Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.
 - Nắm được ND, ý nghĩa và 1 số hình thức NT tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
 - Thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và biết thêm 1 số bài ca dao thuộc chủ đề này.
B-Chuẩn bị:
 - Giáo viên: sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề.
 - HS: chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản.
C- Các hoạt động dạy - học:
 1 - ổn định tổ chức:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê muốn gửi tới chúng ta thông điệp          gì? (Ghi nhớ- SGK- 27 )
 ? NT kể chuyện của tác giả Khánh Hoài có gì đáng chú ý? 
(Dùng ngôi kể thứ nhất chân thật, cảm động. Các sự việc kể theo trình tự thời gian kết hợp với không gian và rất phù hợp với trẻ em.)
 3 - Bài mới:
 Ca dao - dân ca “là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình dân gian.. để bộc tình cảm của nhân dân. Tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình, truyền thống văn hoá, đạo đức VN rất đề cao gia đình và tình cảm gia đình. 
Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm số lượng phong phú trong kho tàng ca dao - dân ca VN. Trong đó 4 bài ca dao của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ NT.
Hoạt động của Thầy-Trò
Nội dung kiến thức
- Qua tìm hiểu ở nhà, em hiểu gì về ca dao-dân ca?
- Phân biệt ca dao và dân ca:
 +Dân ca: gồm cả lời và nhạc
 +Ca dao: lời thơ của dân ca.
- Theo em, bài ca dao nên đọc với giọng điệu như thế nào?
 -> Giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quý mến đối với người thân. nhịp: 2/2/2/2 hoặc 4/4.
- 4 HS đọc - nhận xét- GV nhận xét..
- GV kiểm tra đọc chú thích ở nhà của HS - GV giải nghĩa từ khó. .
- Văn bản có 4 bài, và chúng có chung điểm gì?
HS đọc bài 1:
- Đây là lời của ai nói với ai? Từ ngữ nào giúp em hiểu được điều đó? 
- Công lao to lớn ấy được diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy PT ý nghĩa biện pháp nghệ thuật ấy?
GV : So sánh đặc sắc, đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động.
-Hai câu cuối tg sử dụng biện pháp NT nào? Em hiểu gì về “Cù lao chín chữ” và nêu tác dụng của bp NT ấy?
- Ngôn ngữ âm điệu của bài ca dao có gì hay?
 (Người đọc như thấy được lời ru như dòng sữa của mẹ truyền vào máu thịt, cơ thể người con).
GV: Bài học về đạo làm con thật sâu xa và thấm thía.
HS đọc bài 2.HS đọc giọng chậm, buồn
- Bài này là lời của ai, nói với ai?
- Em hãy xác định thời gian, không gian nghệ thuật của lời ca? Qua đó em hiểu được tam trạng của người con như thế nào? 
GV :- Thời gian: chiều chiều (Thời gian –ước lệ )-> là thời gian gợi nhớ, gợi thương đối với người ở xa quê - vì đó là thời điểm trở về sum họp của gia đình . Chim về tổ, con người về nhà .
- Không gian: ngõ sau-> nơi vắng lặng heo hút, gợi cảnh ngộ cô đơn.
- Hành động: Ra đứng, trông-> gợi nỗi niềm buồn nhớ. Nỗi nhớ được khắc sâu qua cụm từ “ruột đau chín chiều”-> cách nói –ước lệ đặc tả... - nhóm từ chuyển nỗi đau tình cảm thành nỗi đau thân thể.)
GV : Đó là nỗi buồn về thân phận của người con gái khi lấy chồng xa quê : Sự bất bình đẳng nam- nữ trong xã hội pk xa kia đó là hủ tục “ Tam tòng,,
GV : Giải thích “ Tam tòng,,
HS đọc bài 3
- Đây là lời của ai, nói với ai? 
- Tình cảm của con cháu với ông bà thể hiện qua những hình ảnh đặc sắc nào?
GV : Hình ảnh đơn sơ diễn tả tình cảm đối với ông bà được ví như những nuột lạt buộc trên mái nhà, vừa nhiều, vừa bền chặt, vững chãi. 
-Lời ca “Bao nhiêu  bấy nhiêu” có sức diễn tả nỗi nhớ ntn ?
- Hãy đọc những bài ca dao có hình ảnh so sánh” Bao nhiêu bấy nhiêu,,
HS : - Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiêu ngả thương mình bấy nhiêu
- Qua cầu dừng bước trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu
- Chiều chiều ra đứng bờ sông (bờ ao)
- Em có nhận xét gì về ND và nghệ thuật của bài CD?
- HS: Đọc bài 4
- Đây là lời của ai, nói với ai? 
HS : Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu - lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. 
- Tình cảm anh em thân thương trong bài 4 được diễn tả qua những từ ngữ nào? 
GV : 2 câu đầu như 1 định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa. Từ phân định “nào phải” làm rõ nghĩa câu 1. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng chung bác mẹ” nêu rõ tình cảm ruột thịt: cùng huyết thống, sống chung dưới 1 mái nhà, cùng vui buồn có nhau. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng thân” là kết quả của cụm từ “cùng chung bác mẹ”.Là hình ảnh so sánh
- Bài ca dao muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? (Anh em phải hoà thuận để cha mẹ vui lòng, biết nương tựa vào nhau, đùm bọc lẫn nhau).
- 4 bài ca dao trên có thể coi là 1 văn bản được không? Vì sao? Nêu chủ đề của văn bản?
 (HS trả lời, GV nhận xét hướng vào Ghi nhớ) HS đọc ghi nhớ.
- Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cả 4 bài ca dao?
HS thảo luận trả lời
- Sưu tầm những bài ca dao có nội dung nói về tình cảm gđ ? 
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1- Ca dao - dân ca:
 +Thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
 +Diễn tả đời sống tâm hồn của con người .
 +Mang tính chân thực hồn nhiên, mang đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững.
2. Đọc và giải nghĩa từ khó: 
 a. Đọc:
b. Giải nghĩa từ khó:
Chú ý: - Cù lao chín chữ. 
 Phân biệt với cù lao: bãi nổi trên sông.
 - Hai thân:
 - 4 lời ca cùng chủ đề, tình cảm gia đình. Lời ca đều ngắn từ 2- 4 -5 câu thơ.
II - Đọc - hiểu văn bản :
1/ Bài1:
- Là lời mẹ ru con, nói với con- “con ơi”.
 Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
-Hai câu đầu, tg dùng hình ảnh so sánh, ví von quen thuộc của ca dao vừa cụ thể, vừa sinh động. Khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. Công lao của cha mẹ vô cùng to lớn không thể nào kể xiết.
- Hai câu tiếp theo là lời nhắn nhủ ân tình tha thiết được thể hiên qua hình ảnh ẩn dụ. Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
-> Qua dùng “cù lao chín chữ” và các biện pháp so sánh, ẩn dụ, tg muốn thể hiện 1 cách tuyệt đẹp công lao trời bể của cha mẹ. Nhắc nhở mọi người lòng biết ơn cha mẹ, làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
- Cù lao chín chữ : Cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái
- Dùng ngôn ngữ có âm điệu của lời ru khiến cho nd chải chuốt, ngọt ngào. 
2-Bài 2:
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
- Nỗi niềm của người con gái lấy chồng xa quê nhớ thương mẹ già ở quê nhà.
- Thời gian : Chiều chiều-> gợi kn buồn đau khôn nguôi, nhiều buổi chiều, 
- Không gian : Ngõ sau-> yên tĩnh, phù hợp với tâm trạng cô đơn, che giấu nỗi buồn riêng của người phụ nữ trong XHPK
- Hành động : Ra đứng, trông -> gợi nỗi niềm buồn nhớ.
=> Cách nói ước lệ đặc tả tâm trạng thương nhớ, xót xa và nỗi buồn sâu lắng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai khi nghĩ về mẹ ở nơi quê nhà.
3 - Bài 3:
 Ngó lên nuột lạt mái nhà
Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
-Là lời của cháu (con) nói với ông bà, người thân.
 + Nỗi nhớ - Nuộc lạt-> Hình ảnh so sánh diễn tả tình cảm sâu lắng, rộng lớn, da diết
. +Ngó lên: Sự trân trọng, tôn kính của cháu con đối với ông bà.
“ Bao nhiêu  bấy nhiêu,, ->Nôĩ nhớ thường xuyên, liên tục và bền chặt. 
=> Bằng 1 loạt hình ảnh so sánh (tăng cấp), từ ngữ đặc sắc, bài ca đã diễn tả nỗi nhớ thương và sự tôn kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
4-Bài 4 :
 Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, 1 nhà cùng thân
 Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, 2 thân vui vầy.
- Tình cảm anh em là sự gắn bó thiêng liêng như chân, tay
- Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó, keo sơn, không thể chia cắt. 
=> Bằng hình ảnh so sánh quen thuộc, bài ca là tiếng hát tình cảm về tình anh em yêu thương gắn bó đem lại hạnh phúc cho nhau.Qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta biết thươgn yêu đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
* Ghi nhớ: sgk (36 )
* Luyện tập:
 1 - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, hình ảnh so sánh quen thuộc, gần gũi. Giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ.
 - Là lời độc thoại, kết cấu 1 vế
 2.
 - Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
4- Hướng dẫn học bài:
	Đọc thuộc, hiểu các bài ca dao về chủ đề gia đình. Sưu tầm thêm các bài ca dao khác cùng chủ đề.
Soạn: Những câu hát về tình yêu quê hương - đất nước - con người 
* Rút kinh nghiệm: 
.
Tiết 10 – Văn bản:
Những câu hát về tình yêu
quê hương - đất nước - con người 
Ngày soạn: ...	 
Ngày giảng: .. 
A- Mục tiêu bài học:
 - Cảm nhận được tình yêu và niềm tự hào chân thành, tinh tế, sâu sắc của nhân dân ta trước vẻ đẹp quê hương, đất nớc và con người.
- Hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi là các phương thức diễn đạt trong ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
B- Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS : Soạn Đọc – hiểu văn bản.
C- Các hoạt động dạy - học:
I- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra: 
 ? Thế nào là ca dao - dân ca? Phân tích bài 1,4?
3- Bài mới:
 Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao - dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn đạt riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Tiết học này sẽ giới thiệu với chúng ta 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức
Theo em văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
 -Bài 1: Giọng hỏi-đáp, hồ hởi. tự hào.
 -Bài 2: Giọng hỏi, thách thức, tự hào.
 -Bài 3: Giọng gọi-mời.
 -Bài 4: Câu1,2 nhịp chậm: 4/4/4
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
GV kiểm tra phần đọc chú thích ở nhà của HS.
Gọi 1HS nam, 1hs nữ đọc bài ca dao 1
- Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào : a,b,c,d – sgk-39 ? 
HS : b- Bài ca có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
 c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao- dân ca.
- Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp ?
- Vì sao, chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi - đáp? 
GV: Hỏi - đáp về... là hình thức để đôi bên thử sức, thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. 
HS đọc bài ca dao
- Cảnh được nói tới tron ...  thi về Hòa Bình:
- Giới thiệu về hoa quả và sản vật nổi tiếng của Hòa Bình.
- Hát, vẽ, làm thơ về hòa Bình.
IV-Hớng dẫn học bài: 
-Tiếp tục su tầm tục ngữ, ca dao và các đặc sản của Hòa Bình.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận.
D-Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 135, 136
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Bài 33-Tiết 3,4
 Hoạt động Ngữ văn
 Đọc diễn cảm văn nghị luận
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp HS: 
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,...
B-Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I- ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học:
1- Yêu cầu đọc:
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
2- Tiến trình giờ học:
- Tiết 1: 2 bài:
+Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta.
+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
-Tiết 2: 2 bài:
+Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ý nghĩa văn chơng.
II. Hớng dẫn tổ chức đọc:
1- Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta:
 Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
*Đoạn mở đầu:
- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch.
- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả...
- Câu 4,5,6 ;
+Nghỉ giữa câu 3 và 4.
+Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. 
+Câu 5 : giọng liệt kê.
+Câu 6 : giảm cờng độ giọng đọc nhỏ hơn, lu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.
* Đoạn thân bài:
- Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
+Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
+Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến.
- Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.
*Đoạn kết: 
- Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .
+3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng nh, nhng.
+2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,...
 Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc.
- Nếu có thể :
+ Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.
+ GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần.
2- Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là : giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tởng.
* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử :
Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng...
* Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, lu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay... 
* Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.
Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 hs đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- GV nhận xét chung.
3- Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
* Đoạn 3 và 4 : Con ngời của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...
* Đoạn cuối :
- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hớng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 
4- ý nghĩa văn chơng
Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.
* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thơng, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:
- Giọng tâm tình thủ thỉ nh lời trò chuyện.
* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ nh đoạn 2.
- Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên nh không thể hình dung nổi đợc cảnh tợng nếu xảy ra.
- GV đọc trớc 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lợt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. 
III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:
- Số HS đợc đọc trong 2 tiết, chất lợng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tợng cần lu ý khắc phục.
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
IV- Hớng dẫn luyện đọc ở nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
D-Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 137,138
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Bài 34-Tiết 1,2
 Chơng trình địa phơng
 (phần tiếng Việt)
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hởng của cách phát âm địa phơng.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?
- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:
+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:
+ Trái nghĩa với chân thật ?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?
- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?
- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?
I- Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
II- Một số hình thức luyện tập:
1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hơng- Hà ánh Minh:
 Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn sơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm đợc trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:
2- Làm các bài tập chính tả:
a- Điền vào chỗ trống:
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b- Tìm từ theo yêu cầu:
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khỏe, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Mẹ tôi lên nơng trồng ngô.
 Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nớc ma từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
IV-Hớng dẫn học bài: 
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
D-Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 139,140
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Bài 34-Tiết 1,2
 Trả bài kiểm tra học kì II
A-Mục tiêu bài học: 
Giúp hs
- Tự đánh giá đợc những u điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phơng diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
- Ôn và nắm đợc kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
1-Tổ chức trả bài:
- Gv nhận xét kết quả và chất lợng bài làm của lớp theo từng phần: trắc nghiệm và tự luận.
- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ xung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.
- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.
- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến.
2- Hớng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:
- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.
- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.
- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:
+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.
+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hớng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.
+ Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không.
+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thờng.
- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.
- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.
- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
IV- Hớng dẫn học bài: 
- Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.
D- Rút kinh nghiệm: 
	Kết quả kiểm tra: Điểm <3: 3
	Điểm từ 3,5 -> 4,5: 12
	Điểm 5,6: 20
	Điểm từ 6,5 -> 7: 8
	Điểm 8,9:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 moi.doc