Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Buổi 1, 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 -  Buổi 1, 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ

I. Mục tiêu bài học

_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.

_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ

Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án

 Tích hợp một số văn bản đã học

Hs: Ôn tập lại kiến thức

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 62 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Buổi 1, 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Buổi 1 + Buổi 2:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 
Phần I: Kiến thức cũ
* GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa? Cách sử dụng?
Xác định và phân loại các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh sau:
1. Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê nin, kia núi Mác,
Hai tay xây dựng một sơn hà
2. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không
3. Anh diệt viện, em bao vây
Làm cho giặc phải nbó tay xin hàng
Mày không hàng, ông phang kì chết,
Ông quật đằng đầu, ông phết đằng chân,
Tội mày bắc núi mà cân,
Đánh mày cho hả lòng dân căm thù.
(Ca dao kháng chiến chống Pháp)
Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu văn sau? Và nhận xét về cách sử sụng các từ đồng nghĩa đó?
A1. Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai.
A2. Tái hiện lại cuộc chia tay.
A3. Chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
B1. Chúng ta phải có kế hoạch dự chi trước cho các hoạt động của năm học.
B2.Đường quốc lộ 1A
Bàn thêm về từ kiều trong câu ca dao:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Trong câu ca dao trên có ba khả năng:
- Cầu kiều=cầu cầu(nghĩa này vô lí, vô nghĩa). Có ý kiến cho rằng cầu cầulà nhiều cái cầu! Nhưng ý kiến này chưa thuyết phục.
- Cầu kiều=cầu đẹp. Một cái cầu đẹp, trang tọng để đến với thầy(người hiện thân của tri thức và đạo lí). Nghĩa rộng hơn: tình cảm tôn sư trọng đạo(bắc cầu)
- Cầu kiều là tên riêng của cái cầu(cầu Kiều Mai- tên một thôn thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm- Hà Nội
Từ trái nghĩa có những tác dụng gì? Trong những lĩnh vực nào?
- Đối với việc học tập bộ môn ngữ văn:
+ Phải hiêu và giải thích được nghĩa của từ
+ Mở rộng vốn từ, chính xác hoá vốn từ
- Đối với giao tiếp hàng ngày
- Trong sáng tác thơ văn: hầu hết các tác phẩm văn học đông tây kim cổ đều sử dụng từ trái nghĩa làm phương tiện để biểu đạt tư tươngt, tình cảm và khai thác nó như một trò chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị.
Tìm những từ trái nghĩa với các từ sau:
- dũng cảm, sống, nóng, yêu, nao núng, cao thượng
Tìm các từ trái nghĩa với từ lành trong các trường hợp sau?
Xác định cặp từ trái nghĩa trong các ngữ cảnh sau:
* GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm?
Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa khác xa nhau
Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau và đặt câu với các từ đồng âm đó(Mỗi câu có hai từ)
Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau:la, ga, đầm
Đặt câu với các từ đồng âm ở bài 2
Thống kê các nét nghĩa của từ già qua các từ ngữ sau:
a. cau già, người già, trâu già,
b. già làng, già đời, cáo già, bố già
c. già một cân, non một lít, cho già tay một chút.
Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu bằng những cách nào?
Tìm các thành ngữ được hiểu theo các phép chuyển nghĩa?
- Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu
- Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
- Cuối cảnh báo ân báo oán trong Truyện Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả cảnh pháp truờng vừa chỉ rõ quy luật ác giả, ác báo. Hàng loạt thành ngữ được sử dụng một cách ấn tượng:
Lệnh quân truyến xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
Cho hay muôn sự tại trời,
1. Vóc: là từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc
 Trong thành ngữ này hiểu vóc: là lớn người thì hợp lí hơn
2. cẩn: cẩn thận, tắc: thì, là, ắt, vô: không, ưu: lo lắng
3. Cù: siêng năng, lao: khó nhọc. Chín chữ cù lao ấy là: sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, phúc: giữ gìn
4. Hậu sinh: sinh sau, thế hệ sau
Khả: có thể, đáng
Uý: sợ
 Xấu như ma lem 
Vắt cổ chày ra nước: 
Tục ngữ:
- Một lời nói, một gói vàng
Đồng dao:
- ăn một bát cơm, 
nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống 
Nhớ người đào ao
Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó rút gọn thành phần nào, hãy khôi lại các thành phần bị lược bỏ?
“Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt.”
(Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp)
Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- LanMấy giờ cháu đến truờng?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
* GV cho HS nhắc lại khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của nó?
Dạng này thường gặp trong nhật kí, kịch bản, phóng sự
Nghĩa là không chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự việc, hiện tượng tồn tại, xuất hiện, tiêu biến
Xác định câu đặc biệt cùng cấu tạo và tác dụng của nó trong các VD sau:
- Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.
(Nguyễn Công Hoan)
- Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. các cánh quan đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về đề tài mùa hè, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
Phần II. Kiến thức mở rộng
- Cho HS đọc đoạn văn và cho biết các từ mừng, cậu, cậu Vàng thuộc trường từ vựng nào? 
->Được tác giả dùng trong trường từ vựng nào? 
Nhằm mục đích gì? 
- Tìm hiểu sự chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn thơ sau và chỉ rõ tác dụng của sự chuyển đổi ấy :
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
-Hãy nhận xét về hiện tượng chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn văn sau:
 “Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to:
- Mừng à ? vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !
 Thâý lão... Ông để cậu Vàng ông nuôi.”
I. Từ ghép
1. Khái niệm
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
2. Phân loại:
a. Từ ghép chính phụ
- Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Ví dụ:
+ Cá thu là chỉ một loại cá ( nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính cá).
b.Từ ghép đẳng lập :
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang15
II. Từ láy
1. Khái niệm
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
2. Phân loại:
a. Từ láy toàn bộ :
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
 Ví dụ : xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
 Ví dụ : đỏ đo đỏ.
b. Láy bộ phận: 
- Láy phụ âm đầu :
 Ví dụ : Phất phất phơ
- Láy vần : 
 Ví dụ : xao lao xao.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 43.
III. Đại từ
1. Khái niệm
- Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
2. Phân loại
a. Đại từ để trỏ :
* Dùng để chỉ người, sự vật (còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có : tôi , tao , tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ
- Ví dụ : 
 “Sao không về hả chó
 Nghe bom thằng Mĩ nổ
 Mày bỏ chạy đi đâu
 Tao chờ mày đã lâu
 Cơm phần mày để cửa
 Sao không về hả chó
 Tao nhớ mày lắm đó
 Vàng ơi là vàng ơi ?”
* Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha, mẹ, cô, bácđược sử dụng như đại từ nhân xưng
_ Ví dụ : Cháu đi liên lạc
 Vui lắm chú à?
 Ở đồn Mang Cá
 Thích hơn ở nhà.
*Trỏ số lượng: bấy,bấy nhiêu.
_ Ví dụ :
 Phũ phàng chi bấy hóa công
 Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
* Trỏ sự vật trong không gian ,thời gian:đây, đó, kia , ấy , này, nọ, bây giờ, bấy giờ
_ Ví dụ : 
Những là sen ngó đào tơ
Mười lăm năm mới bây giờ là đây.
 * Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy,thế
_ Ví dụ :
 Các em ngoan thế, vừa lao động giỏi , vừa học tập giỏi.
b. Đại từ để hỏi. 
* Hỏi về người,sự vật: ai, gì .
_ Ví dụ :
Những ai mặt bể chân trời
Nghe mưa ai có nhớ nhời nước non.
* Hỏi về số lượng :bao nhiêu , mấy.
- ví dụ : 
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đât tấc vàng bấy nhiêu.
* Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ.
- Ví dụ:
Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 56 - 57.
IV. Từ Hán Việt
1. Nhận biết yếu tố Hán Việt
* Trong từ vựng tiếng Việt có khoảng 70% vốn từ Hán Việt, 30% từ thuần Việt, số lượng từ ấn- âu không nhiều
* áp dụng mẫu: Nguyện quyết cứu nguy
- Tất cả các tiếng nào có chứa vần của bốn từ trên đều là yếu tố Hán Việt
- Ngoại lệ các tiếng: nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt 
2. Một số mẹo nhận diện từ Hán Việt
Từ Hán Việt
Những vần có
Những vần không có
-ưc
- ăc
- ât
- ân
- iên
- uốc
- iêm
- ut
- ăt
- âc,ơt
- âng
- iêng
- uốt
- im
(trừ trường hợp kim)
3. Nhận biết từ thuần Việt
- Tất cả các tiếng có kết hợp với vần ết, ưng đều là từ thuần Việt. Ngoại lệ có: kết, ưng, ứng, ngưng là từ HV
- Tất cả các tiếng có phụ âm đầu là r đều là từ thuần Việt.
4. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 70 - 71.
V. Quan hệ từ
1. Khái niệm :
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ , đoạn với đoạn , câu với câu , để góp phần làm cho câu chọn nghĩa , hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. )
- Ví dụ :
 + Cảnh đẹp như tranh .
2. Phân loại :
a . Giới từ :
- Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ . Đó là các từ : của , bằng , với , về , để , cho , mà , vì , do như , ở , từ 
- Ví dụ :
 + “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát , mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ” .
( Một thứ quà  ...  cuộc sống em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên.
 Bài 2: Em hãy dựa vào thực tế đời sống hãy chứng minh cho câu ca dao sau:
 Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát lại nội dung của buổi học.
V . Hướng dẫn HS về nhà :
* Đọc ôn tập những kiến thức về “Văn học dân gian Việt Nam.”
*****************************************************************************
Tuần 5, Buổi 1
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học về văn nghị luận trong trương trình ngữ văn 7.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 
Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Một điều nhịn là chín điều lành
3. Đông chết se, hè chết lụt
4. Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa
5. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
6. Thứ nhất thì gỗ vàng tâm, thứ nhì gỗ nghiến, thứ ba bạch đàn.
Sưu tầm một số câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của ND về các hiện tượng mưa, nắng, bão lụt
Sắp xếp các câu sau vào đúng thể loại tục ngữ , thành ngữ, ca dao
A. Ca dao – dân ca
I. Khái niệm ca dao – dân ca:
1. Ca dao, dân ca là những bài thơ- bài hát trữ tình của quần chúng nhân dân, do nhân dân sáng tác, trình diễn và lưu hành truyền miệng trong dân gian từ đời này qua đời khác.
_ Ca dao: Là phần lời của bài ca, có thể đọc như đọc thơ trữ tình.
_ Dân ca: Là phần lời kết hợp với âm nhạc dân gian.
2. Nội dung:
_ Chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng, nỗi niềm của con người.
Ví dụ:
 Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
-> Nỗi nhớ quê nhà - nhớ những món ăn bình dị:
+ Canh rau muống.
+ Cà dầm tương.
 Nỗi nhớ quê gắn liền với nỗi nhớ người thương:
+ Dãi nắng dầm sương.
+ Tát nước bên đường.
_ Thông thường, trong ca dao thường xuất hiện những loại nhân vật trữ tình sau:
+ Trong gia đình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con,
+ Trong quan hệ tình bạn, tình yêu: chàng trai, cô gái,
+ Trong quan hệ xã hội: người dân thường, người phụ nữ, người thợ, quan hệ chủ – tớ,
3. Nghệ thuật:
_ Ngắn gọn nhưng cách phô diễn tình cảm hết sức phong phú: Thường chỉ gồm 2 dòng hoặc 4 dòng.
_ Thường sử dụng các thể thơ lục bát và song thất lục bát là chính: Chiếm hơn 90%.
_ Lặp lại là nét đặc đặc trưng tiêu biểu: Lặp lại kết cấu, lặp lại dòng thơ mở đầu, lặp lại hình ảnh truyền thống, ngôn ngữ. Ví dụ:
Lặp lại hình ảnh:
 + Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.
 + Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác xưa.
Lặp lại ngôn ngữ:
 + Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nhớ đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
 + Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng, dễ bề làm ăn. 
_ Ngôn ngữ vừa giàu chất thơ vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
II. Những chủ đề chính trong ca dao:
1. Chủ đề về tình cảm gia đình:
_ Các nhân vật trữ tình thường xuất hiện là những người con, người cháu, người vợ, người chồng, Họ trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình về các mối quan hệ trong gia đình. Đó là lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của cha mẹ, là tình cảm dành cho tổ tiên ông bà, là tình anh em keo sơn gắn bó, là nỗi nhớ thương da diết của người con gái lấy chồng xa quê.
_ Nghệ thuật:
+ Cách dùng hình ảnh so sánh phong phú, vừa cụ thể, vừa giàu tính gợi hình và biểu cảm.
Ví dụ1:
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ví dụ 2:
 Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Cách dùng từ ngữ mộc mạc, những hình ảnh gần gũi, thân thiết ( cù lao, nuộc lạt, bác mẹ,)
+ Cách mượn không gian, thời gian để diễn tả tâm trạng con người ( chiều chiều, ngõ sau)
2. Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
_ Nhân vật trữ tình trực tiếp bày tỏ tình cảm đối với quê hương đất nước. Đó là những danh lam thắng cảnh, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hoá, lịch sử nổi tiếng,ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu tha thiết dành cho quê hương, xứ sở, con người.
Ví dụ 1:
 Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ví dụ 2:
 Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
 Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
_ Nghệ thuật:
+ Giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Hình thức đối đáp, mời gọi,
+ Dùng từ ngữ địa phương (vô, ni, tê,)
+ Các câu hỏi tu từ, các hình ảnh so sánh.
3. Chủ đề than thân:
_ Nhân vật trữ tình thường là người nông dân, người đi ở, người phụ nữHọ than cho nỗi cơ cực vì nghèo khổ, đói rách; than cho kiếp đời ở đợ, làm thuê đau đớn, tủi nhục; than cho những thiệt thòi bất hạnh, rủi ro trong cuộc đời. Đó là những lời than đẫm nước mắt, vút lên từ những số phận cay đắng luôn gặp nhiều khó khăn, trắc trở, bị chà đạp, vùi dập xuống tận đáy cùng của xã hội. Có những lúc tưởng chừng như người lao động hoàn toàn tuyệt vọng trước số phận. Thực ra, họ vốn là những con người sống rất lạc quan yêu đời. Vậy mà số phận đã buộc họ phải cất lên những lời than đau đớn, tủi nhục, chua chát, xót xa. Đằng sau lời than ấy là ý nghĩa tố cáo, phê phán chế độ XH phong kiến bất công, vô lí.
_ Nghệ thuật:
+ Dùng khá nhiều nghệ thuật ẩn dụ, mượn hình ảnh những con vật quen thuộc, nhỏ bé, yếu ớt, thiệt thòi (con cò, con kiến, con tằm, con rùa,) để gợi liên tưởng tới thân phận, cuộc đời của con người.
Ví dụ1:
 Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
 Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
Ví dụ 2:
 Thương thay thân phận con rùa
ở đình đội hạc, lên chùa đội bia. 
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, dùng nhiều hình ảnh gợi cảm (lận đận, lên thác xuống ghềnh, bể đầy ao cạn, gió dập sóng dồi,).
+ Sử dụng mô típ quen thuộc: Thương thay, Thân em,
4. Chủ đề châm biếm:
_ Nội dung chủ yếu tập trung phơi bày các hiện tượng, các mâu thuẫn ngược đời hoặc phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và những hiện tượng đáng cười trong xã hội.
Ví dụ:
 Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
_ Các nhân vật thường xuất hiện: thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ, những người có quyền có chức (cai lệ, lí trưởng, quan lại,), kể cả những kẻ lười biếng, nghiện ngập trong quần chúng lao động.
_ Nghệ thuật:
+ Những thủ pháp ẩn dụ, tượng trưng.
+ Thủ pháp nói ngược.
+ Lối nói cường điệu, phóng đại.
B. Tục ngữ
1.Tục ngữ là gì?
- Tục: là thói quen có từ lâu đời
- Ngữ: là lời nói
* Về hình thức 
- Diễn đạt bằng các hình ảnh so sánh: thường có hai vế thông qua các từ ngữ: như, không bằng, hơn
-> Cách so sánh trong tục ngữ làm cho câu thêm giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể người nghe dễ cảm nhận được nội dung.
- Diễn đạt bằng ẩn dụ: làm cho ý nghĩa của câu bóng bẩy hơn, hàm ý sâu sắc, kín đáo hơn. Người nghe có thể vận dụng ở nhiều văn cảnh khác nhau mà vẫn phù hợp
- Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Đặc điểm: ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu
* Về nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội
- Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen nhưng nhiều câu tục ngữ còn có nghĩa bóng
+ Nghĩa đen: Là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng được nói đến trong câu
+ Nghĩa bóng: là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trưng được suy ra từ nghĩa đen
* Về sử dụng: được vận dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để làm lời nói thêm sinh động, sâu sắc
* Tri thức trong tục ngữ không phải lúc nào cũng đúng, thậm chí có những kinh nghiệm đã lạc hậu
2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
* Giống nhau: 
- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, lời nói
- đều dùng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung nhất
- Đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống
* Khác nhau:
Thành ngữ
Tục ngữ
- Là những đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định
- Có chức năng định danh, gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hay hành động của sự vật hiện tượng
-> Chưa thể coi là câu, là VB
- Là những câu hoàn chỉnh
- Diễn đạt một phán đoán hay kết luận hoặc một lời khuyên
-> Mỗi câu tục ngữ được xem như một VB đặc biệt
 3. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Tục ngữ
Ca dao
- Hình thức: Là câu nói
- Nội dung: Thiên về trí tuệ, diễn đạt kinh nghiệm trong cuộc sống
- Hình thức: Là lời thơ
- Nội dung:Thiên về tình cảm, biểu hiện thế giới nội tâm, của con người
4. Bài tập củng cố
Bài 1
Câu 1:
- Nghĩa đen: mài lâu một thanh sắt to dần dần cũng nhỏ lại 
- Nghĩa bóng: Kiên trì thì việc gì cũng thành công
Câu 2: 
Mùa đông là mùa khô, trời ít mưa
Mùa hè mưa nhiều dẫn đến lũ
Câu 3: Khi cóc kêu là trời sắp mưa
Bài 2
- Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
- Mống vàng thời nắng, vống trắng thời mưa
- Nắng tháng ba chó gì lè lưỡi
- Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như chút
- Trống tháng bảy chẳng hội thì chay
Tháng sáu heo may chẳng mưa thì bão
- Mùa hè đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
Bài 3
* Tục ngữ
- ăn quả nhớ kẻ trông cây
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
- Cái nết đánh chết cái đẹp
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
* Ca dao
- Sông sông còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho tường
- Rượu nhạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
- Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới dành dạ con
* Thành ngữ
- Tứ cố vô thân
- Đứng núi này trông núi nọ
- Con đàn cháu đống
- Thẳng cánh cò bay
- ăn cháo đá bát
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát lại nội dung của buổi học.
V . Hướng dẫn HS về nhà :
* Đọc ôn tập những kiến thức về “Ôn tập về thơ ca trung đại Việt Nam và thơ Đường.”
*****************************************************************************
Tuần 5, Buổi 2
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học về văn nghị luận trong trương trình ngữ văn 7.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day them he van 7 len 8.doc