, Kĩ năng
- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
- Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện
2, Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình
3, Rèn kĩ năng đọc kể truyện
B.Chuẩn bị
Tuần :1 Ngày soạn:04/ 09/ 2006 Tiết :1 Ngày dạy : 06/ 09 /2006 Bài 1 ~ Truyền Thuyết ~ A.Mục đích yêu cầu 1, Kĩ năng - Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” - Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện 2, Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình 3, Rèn kĩ năng đọc kể truyện B.Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb “ Bánh chưng, Báng giầy” ; phần Tiếng Việt qua bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt ; Phần Tập Làm Văn qua bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. + Học sinh : Soạn bài, học bài theo yêu cầu của giao viên C.Tiến trình lên lớp 1: Ổn định lớp : 2: Ktra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 3:Bài mới: * Giới thiệu bài: Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào ? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp. * Tiến trình bài học: Giáo viên mời học sinh đọc phần chú thích giáo khoa/ trang 7 (?) Thế nào là truyền thuyết ? GV đọc mẫu , hướng dẫn học sinh đọc Truyện được chia làm đọan ? Giải thích các chú thích 1,2,3,5 và 7 Em hãy tóm tắt câu truyện ? Truyện đó có mấy nhân vật chính ? Đó là những nhân vật nào ? Được giới thiệu ở phần nào của văn bản ? HĐ2 : ( 21p) Tìm chi tiết thể hiện nguồn gốc ,hìng dáng , nơi sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Hai nhân vật này là con cháu của những bậc ntn so với người thường ? Sức khỏe của thần ntn ? Thần đã giúp dân và dạy dân những điều gì ? Các chi tiết kì ảo có giá trị ntn ? Lạc Long Quân và Âu cơ đã gặp nhau ntn ? Chuyện sinh nở của âu cơ có gì kì lạ ? Chi tiết nào kì lạ ? có tính chất ra sao ? * Gia đình Lạc Long Quân phát triển ra sao? Vì sao 2 vị thần lại chia tay nhau ? ( liên hệ 54 dân tộc việt nam ) Con trưởng Âu cơ được tôn làm gì ? Và lấy hiệu ra sao ? Vậy người Việt Nam là con cháu của ai ? khi nhắc đến cội nguồn ta thường tự xưng ntn? Ta phải có thái độ ntn về tổ tiên và về cội nguồn dân tộc ? HĐ 3 ( 4p) Thảo luận : Học xong truyện “ CRCT” em rút ra được ý nghĩa của truyện ntn ? Sau đó cho hs đọc to , rõ ràng phần ghi nhớ ! HĐ 4 ( 5p) Cho hs thực hiện các bài tập 1,2 sgk / 8 I .Truyền thuyết là gì ? Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật II. Đoc - hiểu văn bản 1, Đọc – tìm hiểu chú thích 2, Bố cục : Chia ba đọan Đọan 1 : Từ đầu long trang Đọan 2 : Tiếp lên đường Đọan 3 : Còn lại 3, Phân tích : a: Nguồn gốc , hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ * Lạc Long Quân Con thần long nữ , mình rồng ,ở dưới nước *Âu Cơ :Họ thần nông , xinh đẹp ở núi cao [ chi tiết kì ảo , dòng dõi thần thánh Nguồn gốc thiêng liêng cao quý . Sức khỏe vô địch ,diệt trừ các yêu quái Dạy dân trồng trọt , chăn nuôi , ăn ở [ tài giỏi , thương dân b: Gia đình Lạc Long Quân và Aâu Cơ Họ lấy nhau . Sinh ra một cái bọc trăm trứng . Nở 100 con trai hồng hào , đẹp đẽ , lớn như thổi và khỏe mạnh như thần [chi tiết hoang đường – phát triển mạnh mẽ có sức sống mãnh liệt Họ chia tay nhau 50 con theo cha xuống biển . 50con theo mẹ lên non . [caiquản ,xây dựng mở mang mọi miền đất nước c: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam Con trưởng [ làm vua – hiệu Hùng Vương – nước Văn Lang người việt nam là con cháu vua hùng . tự xưng là “CRCT” [ tự hào về nguồn gốc , dòng giống . III / Ghi nhớ : Sgk / 8 4/ Hướng dẫn về nhà: (5p) -Trong truyền thuyết “ CRCT” chỗ nào là chỗ cốt lõi lịch sử ? -Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của nó . - Học thuộc phần ghi nhớ sgk / 8 - Sọan “ Bánh Chưng , Bánh Giầy” Tuần : 1 Ngày soạn:04/ 09/ 2006 Tiết : 2 Ngày dạy : 06/ 09 /2006 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ~Truyền thuyết~ A. Mục đích yêu cầu * Giúp học sinh - Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện - Rèn kĩ năng đọc kĩ tóm tắt truyện và tự học ngữ văn - Giáo dục học sinh lòng biết ơn trời đất, tổ tiên B. Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài -Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb “Con Rồng cháu tiên” ; phần Tiếng Việt qua bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt ; Phần Tập Làm Văn qua bài Giao tiếp, văn ản và phương thức biểu đạt. + Học sinh : Soạn bài C. Tiến trình lên lớp 1: Ổn định lớp : (1p) 2: Ktra bài cũ : ( 3p) - Thế nào là truyện truyền thuyết ? - Hãy kể diễn cảm truyện “CRCT” Nêu ghi nhớ? 3:Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1p) Tiến trình bài học: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG HĐ1 : ( 5p) Gv đọc mẫu – hs đọc lại theo các đoạn của truyện ? Đặt tiêu đề cho các đoạn? Mời hs giải nghĩa các từ ở phần chú thích? HĐ2: ( 20p) Hướng dẫn hs thảo luận, trả lời một số câu hỏi ở phần đ h v bản : Vua hùng chon người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? nhà vua chọn người với ý định ra sao và bằng hình thức nào ? Theo em cuộc thi tài có ý nguyện gì ? (NTtiêu biểu trong truyện dân gian) Vì sao trong các con vua chỉ có lang liêu được thần giúp đỡ? Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho lang liêulàm bánh ? Vì sao hai thứ bánh của lang liêuđược cho để tế trời , đất , tiên vương? Vì sao lang liêu được chọn là người nối ngôi vua? Qua đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta? HĐ3: ( 3p) Em hãy nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết” bánh chưng , bánh giầy”? HĐ4 : ( 7p) Thảo luận ý nghĩa của phong tục ngày tết làm bánh chưng , bánh giầy? Học xong truyện em thích nhất chi tiết nào? I: Đọc – hiểu văn bản 1, Đọc – tìm hiểu chú thích 2, Bố cục: - chia đoạn : 3 đoạn Đoạn 1:từ đầu chứng giám Đoạn 2:tiếp . Hình tròn Đoạn 3:còn lại _Giải thích chú giải 3, Phân tích a:Hùng Vương và câu đố của vua _ Hoàn cảnh: đất nước thái bình ,dân ấm no _Chí của vua: lo cho dân nước ( đoán được ) _Ýù của vua :cầu gì ( không đóan được ) b: Cuộc thi tài _ Tạo tình huống để các nhân vật bộc lộ phẩm chất , tài năng "sự hồi hộp , hứng thú _ Ông là người thiệt thòi nhất . Hiểu được nghề nông-cần mẩn- chăm chỉ trong việc đồng áng. _ hạt gạo quí nhất nó nuôi sống con người và do con người làm ra _ để lang liêu tự bộc lộ tính trí tuệ , khả năng của mình [mới xứng đáng _ phản ánh quan niệm của người xưavề vũ trụ: trời hình tròn , đất hình vuông $ $ Bánh giầy Bánh chưng [ đồng thời đề cao tín ngưỡng thờ trời , đất và tổ tiên _ Lang liêu làm vừa ý vua cha "nối ngôi [mơ ước có vị vua co “ùđức – tài – trí “ II: Ghi nhớ Học sgk 1 III: Luyện tập Số 1(12) _ đề cao nghề nông _ đề cao sự thờ kính trời , đất , tổ tiên Số 2(12) Hs nêu ý nghĩa _ gv nhân xét 4: Hướng dẫn về nhà: ( 5p) - Cho học sinh kể về các biểu tượng có ý nghĩa trời và đất mà em biết (công trình kiến trúc ) và sáng tạo văn hóa - Kể truyện diễn cảm - Học thuộc ghi nhớ sgk 12 - Soạn “Từ và Cấu Tạo của Từ Tiếng Việt” Tuần :1 Ngày soạn:04/ 09/ 2006 Tiết : 3 Ngày dạy : 08/ 09 /2006 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT A.Mục đích yêu cầu * Giúp hs hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng việt cụ thể là khái niệm về từ , từ đơn , từ phức . * Kĩ năng : Hs nhận biết và đếm được chính xác số lượng từ ở trong câu . Hiểu được nghĩa từ ghép trong TV. B.Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb “Con rồng cháu tiên” ; phần Tiếng Việt qua bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt ; Phần Tập Làm Văn qua bài Giao tiếp, văn ản và phương thức biểu đạt. + Học sinh : Soạn bài C. Tiến trình lên lớp 1: Ổn định lớp : (1p) 2: Kiểm tra bài cũ : ( 3p) Em hãy nêu ghi nhớ của truyện Bánh Chưng , Bánh Giầy ? 3:Bài mới: * Giới thiệu bài: ( 1p) * Tiến trình bài học: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG HĐ1: ( 5p) Gv cho hs thực hiện yêu cầu Vd1: Em hãy đọc vd và cho biết trong vd có bao nhiêu tiếng ? Có bao nhiêu từ ? HĐ2: ( 2p) Tiếng và từ có gì khác nhau ? HĐ3: ( 8p) Qua tìm hiểu ví dụ có mấy loại từ ? Đó là những loại từ nào cho ví dụ ? Ntn là từ đơn ? Từ phức ? Từ láy và từ ghép có cấu tạo giống nhau và khác nhau ntn ? cho ví dụ ? ( Thảo luận ) HĐ4: (2p) Cho hs đọc to , rõ ghi nhớ sgk ! HĐ5: ( 20p) Cho hs đọc câu văn . a/ Từ nguồn gốc , con cháu thuộc kiểu từ gì ? b/ TÌm từ đồng nghãi với từ nguồn gốc ? c/ Tìm từ ghép chỉ quan hệ gia đình ? Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc Em hãy điền từ thích hợp ? Giải nghãi từ láy in đậm ? Thi tìm nhanh các từ láy ? I: Từ là gì ? 1/ Ví dụ : Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ănở . Câu trên có 12 tiếng : Có 9 từ : 6 từ đơn 3 từ phức 2 / Ghi nhớ 1 : sgk / 13 II, Phân loại từ . 1, Ví dụ: Có hai loại từ : Từ đơn và từ phức a/ Lập bảng phân loại . Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Từ,đấy,nước,ta,chăm, nghề,và,có,tục,ngày,tết, làm Từ phức Từ ghép Bánh chưng , bánh giầy Từ láy Trồng trọt b/ Cấu tạo của từ ghép và từ láy _ Từ đơn : Chỉ có 1 tiếng có nghĩa vd : mưa , gió _ Từ phức : Có hai tiếng trở nên ghép lại có nghõĩa tạo thành Từ phức có từ ghép và từ láy . * Giống nhau : Trong mỗi từ đều có ý nhất một tiếng có nghĩa . * Khác nhau : - Từ ghép được tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau . - Từ láy : Tạo ra bằng cách có sự hòa phối âm thanh giữa các ... à miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em 4/ Củng cố _ Hs nhắc lại ghi nhớ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo lời kể của tác giả (bài Lao Xao) , loài chim nào không cùng họ trong các loài sau ? A: Bồ các C: Sáo nâu Đ B: Bìm bịp D: Tu hú Câu 2: Trong những dòng sau , dòng nào không phải là thành ngữ ? A: Kẻ cắp gặp bà già B: Lia lia , lác lác như quạ dòm chuồng lợn C: Dây mơ rễ má Đ D: Cụ bão cũng không giám đến 5/ Dặn dò _ Học bài kĩ _ Ôn các bài Tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Soạn 4.2005 TIẾT 115 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A: Mục đích yêu cầu 1/ Kiểm tra nhận thức của hs về các cum từ , cụm động từ , cụm tính từ , câu trần thuật đơn , các phép so sánh , ẩn dụ , nhân hóa , hoán dụ , xác định và phân biệ từ láy , từ ghép 2/ Tính hợp với phần văn và phần TLV ở các văn bản tự sự và miêu tả đã học 3/ Cấu trúc đề kiểm tra gồm 2 phần : Trắc nghiệm và tự luận B: Chuẩn bị Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn Tư liệu tham khảo , bảng phụ , phiếu học tập C Nội dung lên lớp 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ _ Nhắc nhở thái độ của hs khi làm bài kiểm tra _ Chú ý cách chọn lựa câu trắc đúng qui định 3/ Bài mới _ Hs làm bài trực tiếp vào đề _ Gv ra hai đề : Đề A và đề B Soạn 4.2005 TIẾT 116 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN BÀI TLV TẢ NGƯỜI A: Mục đích yêu cầu : _ Hs tự nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của bản thân về nội dung và hình thức diễn đạt _ Từ đó , hs tìm cách tự sửa chữa các lỗi của mình _ Củng cố và ôn tập kiến thức lí thuyết tả người _ Củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm , cách lựa chọn câu trả lời đúng và nhanh B: Chuẩn bị Học sinh : Sách vở , dụng cụ học tập , bảng phụ , theo tổ , chuẩn bị bài Giáo viên : Sách giáo viên , học sinh , bài soạn Tư liệu tham khảo , bảng phụ , phiếu học tập C: Nội dung lên lớp 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới Gv chuẩn bị bài đã chấm TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG HĐ1 Gv mời hs đọc nhanh lại các câu hỏi ở phần trắc nghiệm ! Gv trả bài kiểm tra cho hs ! Hỏi: Hs đọc lại bài của mình để tự nhận xét : Độ dài , nội dung , kĩ năng kể chuyện , cảm nhận về con người Bác ? HĐ2 Gv trả bài viết tập làm văn ! Hs chọn một trong hai đề bài sau : Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gủi nhất với mình (ông , bà , cha , mẹ , anh , chị ) Đề 2: Em hãy tả lại một người nào đó , tùy theo ý thích của bản thân mình HĐ3 Gv nhận xét chung về ưu điểm , khuyết điểm của hs qua bài làm của hs ! _ Sai lỗi chính tả _ Cách diễn đạt , dùng từ , câu A: Đáp án bài kiểm tra văn I: Phần trắc nghiệm Đề A Đề B Câu Đáp án Câu Đáp án 1 c 1 d 2 d 2 c 3 c 3 c 4 d 4 d 5 d 5 d 6 d 6 d 7 a 7 a 8 a 8 a 9 a2 , b4 , c5 , d3 , c6 , g1 10 Hs tự đặt câu II: Tự luận * Kể tóm tắt nội dung văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” Bằng văn xuôi (3đ) _ Giới thiệu hoàn cảnh chuyện (thời gian , không gian , sự việc) _ Diễn biến : Theo trình tự sự việc trong bài thơ (anh đội viên thức dậy lầnù nhất lần thứ ba) _ Kết thúc câu chuyện * Cảm nhận về con người Bác _ Là một vị lãnh tụ vừa mới lao , vĩ đại , vừa gần gủi thân thiết _ Có tình yêu thương bao la , rộng lớn _ Người đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước , dân tộc B: Phần tập làm văn tả người I. Đáp án Lập dàn ý 1: Mở bài Giới thiệu người được tả 2: Thân bài Miêu tả chi tiết : Ngoại hình , cử chỉ , hành động , lời nói 3: Kết bài Nhận xét , nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả II. Nhận xét chung 1: Ưu điểm * Hình thức : Có 1 số hs trình bày sạch , viết chữ cẩn thận , ít sai lỗi chính tả * Nội dung _ Xác định đúng thể loại văn tả người _ Tả theo trình tự thích hợp từ bao quát đến cụ thể . Từ ngoại hình đến cử chỉ hành động , lời nói _ Nêu cảm nghĩ của mình về người tả 2: Khuyết điểm * Hình thức _ Có một số hs trình bày cẩu thả , viết chữ xấu , sai nhầm lỗi chính tả , còn viết tắt , viết số khi làm bài * Nội dung _ Một số hs chưa xác định đúng thể loại và trọng tâm khi tả _ Khi tả chưa theo một trình tự thích hợp Hình dáng à hành động ; cử chỉ à lời nói _ Khi tả còn lan man , diễn đạt lủng củng , từ ngữ dùng chưa chính xác làm diễn đạt của bài văn còn nhiều hạn chế III: Sửa lỗi _ Vì sương , gio , năng để cho chúng em am no , mặt ấm _ Trong nhà , ai em cũng em yêu quí _ Tóc bà đã bạc đen _ Ông em là con sĩ cách mạng đã về hưu Hs tự sửa lỗi , chia vở làm hai cột 1 đúng (viết 5 lần) , 1 sai (viết 1 lần) V: Thống kê kết quả Lớp – sĩ số Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém 6A1 – 52 hs 6B – 52 hs 4/ Củng cố _ Phương pháp làm bài trắc nghiệm _ Phương pháp làm bài văn tả người 5/ Dặn dò _ Xem lại phương pháp làm bài của mình à Sửa lỗi _ Soạn “Ôn tập truyện và kí” Soạn 4.2005 TUẦN 30 BÀI 29 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT _ Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện , kí trong loãi hình tự sự . Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện , kí hiện đại đã học _ Củng cố và nâng cao kiến thức về các kiểu câu trần thuật đơn đã học ở bật TH _ Củng cố những hiểu biết về văn miêu tả và văn kể chuyện _ Nhận ra và biết cách khắc phục các lỗi đạt câu thiếu CN – VN TIẾT 117 ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ A: Mục đích yêu cầu Giúp hs _ Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện , kí trong loại hình tự sự _ Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện , kí hiện đại đã học B: Nội dung lên lớp 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài soạn của hs cả lớp 3/ Bài mới HĐ1 I: Các bài văn đã học STT Tên tp – đoạn trích Tác giả Thể loại Tóm tắt nội dung (đại ý) 1 Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài Truyện (đoạn trích) Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên , nhưng tính tình xốc nỗi , kêu căng . Trò đùa ngỗ nghịch của dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt và dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình 2 Sông nước Cà Mau (Đất rừng Phương Nam) Đoàn Giỏi Truyện ngắn Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi , kênh rạch bủa giăng chi chít , rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập , trù phú họp ngay bên bờ sông 3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Tài năng hội họa , tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình 4 Vượt Thác (Quê Nội) Võ Quảng Truyện (đoạn trích) Hành trình ngược sông theo bồn vượt thác của con thuyền do Dương Hương Thư chỉ huy ; Cảnh sông nước và hai bên bờ , sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác 5 Buổi học cuối cùng An Phông Xơ Đô Đê Truyện ngắn Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An Dát bị phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy Ha Men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé PhRăng 6 Cô Tô (Trích) Nguyễn Tuân Kí Vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vàng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân sống trên đảo 7 Cây Tre Việt Nam Thép Mới Kí Cây tre là người bạn gần gủi , thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày , trong lao động , trong chiến đấu . Cây tre đã hình thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc Việt Nam 8 Lòng yêu nước (Bài báo thử lửa) I Li A Ê Ren Bua Tùy bút chính luận Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường , gần gủi từ tình yêu gia đình , quê hương lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc 9 Lao Xao (Tuổi thơ im lặng) Duy Khánh Hồi kí tự truyện Miêu tả các loài chim ở đồng quê , qua đó bộc lộ vẻ đẹp , sự phong phú của thiên nhiên ở làng quê và bản sắc văn hóa dân gian HĐ2 II: Đặc điểm của truyện và kí STT Tên tác phẩm Thể loại Cốt truyện Nhân vật NV kể truyện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí) Sông nước Cà Mau (Đất rừng Phương Nam) Bức tranh của em gái tôi Vượt Thác (Quê Nội) Buổi học cuối cùng Cô Tô (trích) Cây tre Lòng yêu nước (Thử lửa) Lao xao (Tuổi thơ im lặng) Truyện Truyện Tngắn Truyện Tngắn Kí Kí TBCL HKTtruyện + + + + + + + + + + + + + + +(1) +(1) +(1) +(1) +(1) +(1) +(3) +(3) +(1) Hỏi : Nhìn vào bảng thống kê đã làm , em hãy nhận xét : Những yêu tố nào thường có chung ở cả truyện và kí ? HĐ3 Hỏi: Những tác phẩm truyện , kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước , về cuộc sống và copn người? Hỏi : Nhân vật nào em yêu thích nhất và nhớ nhất trong câu truyện đã học ? Câu hỏi thảo luận: Em hãy phát biểu của em về nhân vật ấy? è Đã là nhân vật kể chuyện III: Nêu những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết của mình về đất nước , con người qua truyện , kí . Giúp chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên , đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng , niềm tổ quốc rất phong phú , đa dạng và dầu đẹp Tùy ý thích của hs IV: Ghi nhớ Học thuộc lòng sgk 118 4/ Củng cố Nêu nội dung chính của câu truyện , kí đã học 5/Dặn dò _ Học bài kỹ _ Soạn “Câu trần thuật đơn không có từ là”
Tài liệu đính kèm: