Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tìm hiểu chung về văn nghị luận đặc điểm của bài văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tìm hiểu chung về văn nghị luận đặc điểm của bài văn nghị luận

1. Lý thuyết cơ bản:

- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí

- Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chúng thuyết phục.

- Những tư tưởng, quan điểm trong bài viết phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tìm hiểu chung về văn nghị luận đặc điểm của bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 TèM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Đặc điểm của bài văn nghị luận
Phần I: Tìm hiểu chung về văn nghị luận:
Lý thuyết cơ bản:
Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí
Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chúng thuyết phục.
Những tư tưởng, quan điểm trong bài viết phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Bài tập:
Bài 1:
GV nêu văn bản: Hai biển hồ
Tổ chức cho HS Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản này:
Đây có phait là một văn bản nghị luận không?
Luận điểm chính ở đây là gì?
Luận điểm ấy được triển khai qua các lập luận nào?
Các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng có tác dụng gì?
Văn bản sử dụng cách nghị luận trực tiếp hay gián tiếp?
Bài 2:
Dựa vào các văn bản mẫu, em hãy tự viết một văn bản nghị luận ngắn với nội dung thảo luận về nhiệm vụ học tập của người học sinh để phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp.
HD:HS tự làm theo ý kiến của mình, GV và hS khác nhận xét.
Hướng làm :
Có lời giới thiệu.
Nội dung thảo luận:
+ Đánh giá về ý nghĩa của việc học tập đối với tương lai của người học sinh và tương lai của đất nước.
+ Nêu lên nhiệm vụ học tập của người học sinh có liên hệ đến việc tự xác định nhiệm vụ học tập của cá nhân mình.
+ Nêu cách thức, phương pháp học tập hiệu quả có liên hệ với quá trình tự học của bản thân.
+ Mong muốn các bạn cùng cố gắng học tốt.
Lời cảm ơn.
Phần II: Đặc điểm của bài văn nghị luận:
I/ Lý thuyết cơ bản:
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thẻ có một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, đựơc diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đắp ứng nhu càu thực tế thì mới có sức thuyết phục .
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật , đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
II/ Bài tập:
Cho bài văn: Học thầy học bạn
? Hãy xác định luận điểm, luận cứ, lập luận?
HD:
HS đọc bài văn
Thảo luận để trả lời câu hỏi
Nhận xét về hệ thống luận điểm, luận cứ đã được sử dụng?
Em có thể xác định thêm các luận điểm phụ nào?
Bài 2:
Xác định hệ thống luận điểm cho đề bài sau:
 Việc học tập của học sinh.
HD:
Kiểu bài: Nghị luận
Vấn đề nghị luận: Việc học tập của học sinh.
Các luận điểm cần có:
+ LĐ1: ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh nói chung.
+ LĐ2: Nhiệm vụ học tập của người học sinh như thế nào?
+ LĐ3: Người học sinh nên học tập như thế nào?
+ LĐ4: Bản thân em đã rèn luyện như thế nào?
+ LĐ5: Phê phán thái độ học sai như thế nào? Khuyên các bạn ra sao?
Kiến thức : Có thể vận dụng những kiến thức thực tế và trong văn chương, sách báo.
Tuần 2
câu rút gọn, câu đặc biệt 
thêm trạng ngữ trong câu
Phần I: Bài tập về câu rút gọn, câu đặc biệt.
I/ Kiến thức cơ bản:
Câu rút gọn:
Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu nhằm những mục đích như sau:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người khi lược bỏ chủ ngữ.
Khi dùng câu rút gọn cần chú ý:
+ Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ về câu nói.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Câu đặc biệt:
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Câu đặc biệt thường được dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;
+ Bộc lộ cảm xúc;
+ Gọi đáp.
Chú ý:
Rút gọn câu là một trong những thao tác biến đổi câu thường gặp trong nói hoặc viết, nhằm làm cho câu gọn hơn.Các thao tác biến đổi câu khác được giới thiệu trong chương trình là: mở rộng câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Việc lược bỏ các thành phần trong câu để rút gọn phải tuỳ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể. Nguyên tắc chung là rút gọn câu phải đảm bảo không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai câu nói.
Thao tác rút gọn câu có thể đêm lại những câu vắng thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc vắng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Tuy nhiên cần phân biệt câu rút gọn với câu sai htường gọi là câu què.
Cần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. Một số câu rút gọn có thể xuất hiện dưới dạng không có chủ ngnữ, vị ngữ hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ , tuy nhiên câu rút gọn khác với câu đặc biệt ở những đặc điểm sau:
+ Đối với câu rút gọn có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn, làm cho câu có cấu tạo chủ ngữ. vị ngữ bình thường.
+ Câu đặc biệt không có chủ ngnữ và vị ngữ. 
II/ Bài tập :
Làm các bài tập theo Sách bài tập và Bài tập trắc nghiệm.
Bài tập bổ trợ:
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Chỉ ra các câu đó và nêu tác dụng của việ sử dụng chúng.
 HD – HS tự làm.
Phần II: Bài tập về thêm trạng ngữ trong câu
I/ Kiến thức cơ bản:
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức , điều kiệncho sự việc được nói đến trong câu. Trong một câu có thể có hơn một trạng ngữ.
Thêm trạng ngữ cho câu có thể xem là một hình thức mở rộng câu.
Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng khi nói hoặc một dấu phảy khi viết.
Trạng ngữ có những công dụng như sau:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Về nội dung, trạng ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau theo những ý nghĩa cụ thể mà chúng biểu thị. Còn về cấu tạo, trạngn ngữ có thể là danh từ, động từ, tính từ, nhưng thường là cụm danh từ, cụm động từ. Trạng ngữ có thể không cần quan hệ từ đứng trước nhưng thường thì trạng ngữ được bắt đầu bằng các quan hệ từ. Cụ thể hơn, mối loại trạng ngunữ thường được bắt đầu bằng một số quan hệ từ điển hình. Chẳng hạn, trạng ngữ chỉ nơi chốn thường được bắt đầu bằng : ở , tại, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, bên cạnh, dọc theo; trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường được bắt đầu bằng: vì, do, tại, bởi vì; trạng ngữ chỉ mục đích thường được bắt đàu bằng: để, nhằm, vì; trạng ngữ chỉ phương tiện thường được bắt đầu bằng: bằng, với; trạng ngữ chỉ cách thức thường được bắt đầu bằng: với, một cách, như
Tách trạng ngữ thành câu riêng là một trong nhnững thao tác tách câu thường gặp, nhằm những mục đích tu từ nhất định như nhấn mạnh ý, chuyển ý, bộc lộ cảm xúcNhưng thường thì chỉ ở vị trí cuối câu trạng ngữ mới có thể được tách ra thành câu riêng.
II/ Bài tập:
Làm các bài tập theo sách bài tập ngữ văn.
Bài tập bổ trợ:
Bài 1:
Xác định trạng ngữ trong các câu sau và chuyển chúng sang những vị trí khác nhau trong câu.
Dưới bóng tre, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỗ ruộng, khai hoang.
Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
Cối xay re nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
HD:
– Trạng ngữ: Dưới bóng tre, đã từ lâu đời
Chuyển vị trí:
Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà
Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
– Trạng ngữ: đời đời, kiếp kiếp
Chuyển:
Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
– Trạng ngữ: từ nghìn đời nay
Chuyển:
Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
Cối xay tre nặmg nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
Bài 2:
Viết một đoạn văn ngắn , có sử dụng trạng ngữ, hãy chỉ rõ.
HS tự làm.
Tuần 3
Luyện tập về phương pháp lập luận trong
bài văn nghị luận.
I/ Kiến thức cơ bản:
Muốn làm tốt một bài văn nghị luận cần rèn luyện các thao tác sau: tìm hiểu đề, hướng lập ý, lập bố cục, triển khai dự kiến phương pháp lập luận và cuối cùng là tạo lập văn bản.
Tìm hiểu đề gồm hai bước:
+ Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ quan trọng
+ Dựa vào những từ ngữ đã gạch trong đề để tìm ra: 
 Đề yêu cầu bàn luận về vấn đề gì? Trong đời sống hay trong văn học? Trong đời sống thì ở mặt nào? như văn hoá, sức khoẻ, nhà trường
 Đề yêu cầu dùng phép lập luận nào? Phạm vi đến đâu?
Hướng lập ý: Theo trình tự nào?
+ Từ nhận thức đến hành động
+ Từ giảng giải đến chứng minh
+ Lập ý theo hướng đối lập
+ Lập ý theo hướng theo trình tự thời gian, không gian.
Lập dàn ý: Theo bố cục ba phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận
+ Thân bài: Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu ra.
+ Kết bài: Khẳng định vấn đề vừa bàn luận, Nêu bài học, liên hệ bản thân.
Tập viết từng đoạn, chú ý câu chuyển tiếp các đoạn, khiến lập luận chặt chẽ, khúc chiết.
Lập luận là đưa ra luận cứ hợp lí, nhằm dãn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng, quan điểm, ý định của người viết. Người nói.
II/ Thực hành:
Đề bài:
1.Tìm một câu tục ngữ trái ngược với “ Sống chết mặc bay” và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn.
HD:
Kiểu đề: Nghị luận
Vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
Phương pháp nghị luận: Giải thích, chứng minh.
Dàn ý:
Mở bài:
Dẫn dắt nêu vấn đề
Nêu ra câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
Thân bài:
giải thích câu tục ngữ:
+ Là kinh nghiệm về cách ứng xử giữa con người với con người: thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình.
+ nhắc nhở về tình yêu thương, chia sẻ với đồng loại trong cuộc sống.
+ Khẳng định đây là một phẩm chất đạo đức tốt, truyền thống văn hoá quí của người Việt Nam ta. Nó cần được giữ gìn và phát huy.
Chứng minh:
 + Trong cuộc sống thường ngày: Các chương trình ủng hộ người nghèo như nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai luân được toàn dân tham gia tích cực, ý nghĩa.
+ Trong văn học: Có nhiều tác phẩm phản ánh sinh động
Nêu ý kiến về thái độ sống của chúng ta nên như thế nà ...  trước tình yêu nước của những con người Việt Nam ta với quê hương đất nước mình.
D/ c: Truyện ngắn làng của Kim Lân
Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam)
* Kết bài: 
Khái quát lại cảm xúc của mình.
3. Tổ chức cho HS viết bài:
- HS Viết các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- GV yêu cầu hs đọc bài tước lớp, nhận xét đánh giá.
- GV có thể cung cấp một số đoạn chứng minh mẫu.
Tuần 5
..
Tuần 26
Cảm thụ thơ văn
Bài 1:
Nhà văn người Đức Hen-rích Hai-nơ có đoạn thơ trích trong bài thơ Thư gửi mẹ như sau:
Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao!
a.Nêu gọn nội dung khổ thơ 1 và khổ thơ 2 ; ở mỗi khổ thơ, nội dung chỉ được nêu trong một câu. Quan hệ của nội dung giữa hai khổ ấy như thế nào?
b.hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản.
c, Trong đoạn thơ trên có một cặp từ trái nghĩa. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của cặp từ đó.
d. Phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ trên.
HD:
a. 
- Khổ thơ 1: Con thường sống ngẩng cao đầu và không sợ uy quyền.
- Khổ thơ 2: Nhưng trước mẹ dịu dàng, chân chất bao giờ con cũng thấy mình bé nhỏ.
 Về ý giữa hai khổ thơ đối lập nhau nhưng lại nhằm làm rõ tình cảm và tính cách của một người con có tài có đức.
b. Hai khổ thơ trên nối liền thành một văn bản. Sự liên kết chặt chẽ thể hiện qua nội dung và hình thức.
c. Trong đoạn thơ có một cặp từ trái nghĩa: ngẩng- cúi
d. Đoạn văn: HS tự làm.
Bài 2: Đây là lời của một bà mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chién chống Mĩ cứu nước) nói với con trai mình: 
	Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
	Con là trái xanh mùa deo vãi
	Mẹ nâng niu. Nhưng giắc Mĩ đến nhà
	Nắng đã chiềuvẫn muốn hắt tia xa!
a.Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biểu hiện cụ thể của nó?
b. Phân tích dấu chấm giữa câu thơ thứ ba và từ “ nhưng”. Tác dụng của hai dấu hiệu đó với nội dung của đoạn thơ như thế nào?
c. Em hiểu câu thơ thứ tư nhnư thế nào?
d. có bạn cho rằng khổ thơ này có hai ý đối lập nhau. Em có đồng ý với nhận xét đó không? ý kiến của em như thế nào?
e. Phát biểu cảm nghĩ của em về bà mẹ Việt Nam trong đoạn thơ( Viết đoạn văn khonảg 10 đến 15 dòng)
Bài 3:
Có một đoạn thơ rất hay viết về Bác Hồ kính yêu như sau:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nứơc rồi, càng hiểu nước đau thương
 ( Chế Lan Viên- Người đi tìm hìmh của nứơc )
a. Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?
b. Phân tích hiệu quả của đấu chấm và từ “ nhưng” giữa câu thơ thứ nhất?
c. Trong đoạn thơ có ba từ đồng nghĩa , Hãy chỉ ra ba từ đó và lí giải tại sao tác giả lại sử dụng như vậy? Có thể chỉ dùng một từ cho cả ba vị trí được không?
d. Viết đoạn văn biểu cảm về đoạn thơ trên.
e. So sánh dấu chấm câu giữa câu thơ thứ ba và từ “ nhưng” bài 2 với bài tập 3?
HD:
a. Đoạn thơ viết về sự kiện Bác xuống một chiếc tàu của Pháp tại bến cảng Nhà Rồng đi tìm đương cứu nước, Lúc đó Bác có tên gọi là anh Ba.
b. Câu thơ thứ ba có dấu chấm và từ “ nhưng” tách hai ý như là đối lập nhau:
- Đất nước đẹp vô cùng nên không bao giờ Bac muốn xa.
- Nhưng Bác phải xa nước đi tìm đường cứu nước, vì Bác yêu quí vô cùng đất nước mình.
 Hai ý này tưởng như là đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất.
c. Trong đoạn thơ có ba từ đồng nghĩa: nước, quê hương, xứ sở.
Không thể dùng một từ cho cả ba vị trí vì chúng có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
Tuần 6
Bài tập về cảm thụ thơ văn
( Tiếp theo)
Bài 4: 
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cụccụa tác, cụa ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chan đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ
 ( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
a. Em hiểu gà nhảy ổ là thế nào?
b. Các cô chú bộ đội khi hành quân qua làng tại sao lại có cảm giác: Nghe .?
c. Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên?
HD:
a. Gà nhảy ổ: hoạt động đòi đẻ trứng của gà mái
b. Đây là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
c. HS tự viết.
Bài 5:
Đến năm 1982, đất nước đã thống nhất, nhưng nhiều người lính cụ Hồ vẫn chưa rời tay súng, ngày đên canh giữu ngoài đảo xa. Nhag thơ Trând Đăng Khoa là một người lính đảo Trường Sa, Trong bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, có viết:
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời
Ôi , ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa tơi bời trên cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
ểp miệng vào tay, chúng tôi sẽ gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
..
a. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Các nghệ thuật chủ đạo được sử dụng ?
b. Xác định bố cục của đoạn thơ? Nêu tiêu đề cho từng đoạn?
c. Chọn một đoạn em thích nhất, phát biểu cảm nghĩ?
HD:
a. 
- PTBĐ: Biểu cảm
- Nghệ thuật chủ đạo:
So sánh
ẩn dụ
Nhân hóa
b. Bố cục: 3 phần:
- P1: Nỗi khao khát đợi mưa của các chiến sĩ
- P2: Niềm vui sướng khi có mưa rơi
- P3: ý chí kiên cường của các chiến sĩ 
c. HS tự chọn đoạn văn và viết bài cảm nhận.
Tuần 7
các văn bản nghị luận
1,Các văn bản nghị luận đã học:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
- ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)
Bài 1:
Làm các câu hỏi trắc nghiệm ( trong sách : Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Tập 2)
Bài 2:
Lập lại dàn ý để phân tích bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
HD:
- Mở bài: Dẫn dắt để nêu được văn bản.
- Thân bài:
+ Lời nhận định khái quát về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Chứng minh cụ thể những biểu hiện của tinh thần yêu nước: trong lịch sử, trong thời hiện tại.
+ Bàn về ý thức, trschs nhiệm của chúng ta.
- Kết bài: Khái quát lại cảm xúc của mình.
Bài 3:
Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
HD:
- Viết đúng yêu cầu một đoạn văn.
- Nội dung: Thể hiện được suy nghĩ của mình về tiếng Việt.
- HS viết đoạn văn, đọc trước lớp, nhận xét và chữa.
Bài 4:
Viết đoạn văn chứng minh để triển khai luận điểm sau:
“ Bác Hồ rất giản dị trong giao tiếp với mọi người”
HD:
- Viết đúng yêu cầu một đoạn văn.
- Nội dung: Lấy các dẫn chứng trong đời sống của Bác.
Bài 5:
Hoài Thanh đã nhận định như thế nào về ý nghĩa của văn chương? theo em, nhận định đó có đúng không?
HD:
- Nhận định về ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh: Văn chương khơi nguồn sự sống, văn chương khơi những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Nhận định này là đúng . 
2,Đề VD
Câu 1: Trắc nghiệm:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Người ta kể chuyện đời xưa,. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
C. ý nghĩa văn chương
D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
b. Phương pháp lập luận của đoạn văn trên là?
A. Chứng minh
B. Chứng minh kết hợp với giải thích
C. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận
D. Giải thích
..
Câu 2:
Hãy tóm tắt một cách ngắn gọn bố cục của văn bản “ Tinh thần yêu nước của văn chương”
HD:
- Khái quát về tinh thần yêu nước của dân tộc ta , đó là một truyền thống quí báu.
- Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước:
+ Trong lịch sử
+ Trong hiện tại
- Trách nhiệm của chúng ta
Câu 3:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngnữ: “ Mau sao trời nắng, vắng sao trời mưa”
HD:
- Giải thích nghĩa đen
- Giải thích nghĩa bóng
- Cơ sở thực tế
- ý nghĩa vận dụng
( HS tự làm)
HS về làm các bài khác theo sách.
 Tuần 29
chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Phần I: Bài tập về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I/ Kiến thức cơ bản:
- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ là người, vật thực hiện hành động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động: là câu có chủ ngữ là người, vật chịu sự tác động của hành động do người, vật khác tác động vào.
- Tác dụng của việc chuển đổi: tạo mối liên kết chặt chẽ trong câu.
- Cách thức chuyển đổi:
+ Chuyển từ ( cụm từ) là đối tượng của hành đông lên đầu câu và thêm từ bị hoặc được vào ngay sau từ đó.
+ Chuyển từ ( cụm từ) là đối tượng của hành động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến chủ thể của hành động thành một bộ phận không cần thiết trong câu.
II/ Bài tập:
Bài 1: Chuyển mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
HD:
Ví dụ:
a. – C1: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ thứ XIII.
 - C2: Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỉ thứ XIII.
Bài 2:
Đặt 5 câu chủ động rồi chuyển thành các câu bị động tương ướng theo những cách khác nhau.
HD:
Ví dụ:
- Mẹ cho tôi chiếc áo.
Chuyển : Tôi được mẹ cho chiếc áo.
 Tôi được cho áo.
Phần II: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu:
I/ Lí thuyết :
Khi nói hoặc viết, có thể ding những cụm từ có hình thức giống câu đơn hai thành phần, gọi là cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Các thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ của cụm từ đều có thể được cấu tạo bởi cụm C-V
II/ Bài tập:
Bài 1:
Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong các câu sau đây và cho biết trong mỗi câu, chúng làm thành phần gì?
Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.
Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoặc bốn mùa.
( HS tự làm)
Bài 2:
Mỗi câu trong tong cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng, hãy gộp các caau cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần mà không thay đổi ý nghĩa chính của chúng.
Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
Nhà văn Hoài Thanh khẳng định: “ Cái đẹp là cái có ích”.
Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của con người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.
Bài 3:
Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng câu mở rộng thành phần bằng cụm chủ- vị.
( HS tự làm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day chieu van 7 2011.doc