Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 3)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: +Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ, một số đặc điểm , nghệ thuật của bài thơ.

 + Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng đó.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ cổ thể.

- Thái độ: GD HS tình yêu quê hương.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

 - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài :

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10; Tiết 37. NS: 17/10/2010 .ND: 18/10/2010
VĂN BẢN: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH 
(Tĩnh dạ tứ) 
 - Lý Bạch- 
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: +Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ, một số đặc điểm , nghệ thuật của bài thơ.
	 + Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng đó.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ cổ thể.
- Thái độ: GD HS tình yêu quê hương.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn.	- Trò: SGK, vở bài tập. 
C-Kiểm tra bài : 
	- Đọc phần dịch thơ của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”,
 - Nêu vẻ đẹp của cảnh thác núi Lư được miêu tả trong bài thơ; Qua đó em hiểu gì về tâm hồn và tính cách nhà thơ?
	D-Bài mới:
	* Vào bài: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ Trung Quốc; Hình ảnh vầng trăng cô đơn trong bầu trời cao thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã gợi lên nỗi sầu xa xứ. Tình cảm ấy của nhà thư Lý Bạch đã được thể hiện trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
+ Gọi HS đọc chú thích * 
- Hôm nay em đã biết thêm nhữn gì về tác giả?
- Theo em bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ em thấy cả hai được viết theo thể thơ nào?
Hoạt động 2: Tỉm hiểu VB
- GV hướng dẫn cách đọc: diễn cảm, thể hiện nỗi buồn 
- Dựa vào nội dung bài thơ – bố cục bài thơ chia làm mấy phần?
 + Cho HS đọc 2 câu đầu.
- Có người cho rằng: Hai câu thơ đầu là thuần túy tả cảnh đúng hay sai?
- Chữ “Sàng- giường” gợi cho em biết nhà thơ ngắm trăng với cách thức như thế nào ?
- Nếu thay chữ “án- bàn” thì ý nghĩa câu thơ như thế nào ?
 => Nằm trên giường không ngủ được nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa.
 + Đọc câu thơ 2: Từ “nghi” có ý nghĩa gì trong việc tả cảnh ở câu thứ 2?
- Vậy nội dung cảu 2 câu thơ đầu là gì?
* Chuyển ý: Ở 2 câu đầu, ánh trăng nặng trĩu nỗi niềm suy tư của tác giả , còn ở 2 câu cuối thì sao?
 + Đọc 2 câu thơ cuối.
- Hai câu thơ cuối có phải thuần túy tả cảnh không ?
- Tìm cụm từ tả tình trực tiếp? (tư cố hương)
- Những từ còn lại tả gì
- Hãy phân tích phép đối được sử dụng trong 2 câu thơ? Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh đối nhau?
- Nêu tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ?
Hoạt động 3: tổng kết. 
- Nhận xét bố cục bài thơ? Từ bố cục đã biểu hiện cảm xúc gì của tác giả ? 
- Những yêu tố nghệt thuật nào tạo nên sự thành công cho bài thơ? 
- HS đọc
- Trình bày theo gợi ý sgk. 
- Khi ông ở xa quê, ông trông trăng nhớ quê. 
- Cổ thể . 
- HS đọc. 
- 2 phần : 2/2. 
- Đọc 
- Sai. (tả cảnh ngụ tình) 
- nằm trên giường mà không ngủ được .
- ngồi đọc sách ≠ nằm trên giường
- Trăng sáng, màu trắng của sương khiến tác giả ngỡ là sương bao phủ khắp nơi trên mặt đất)
- Đọc.
- Không 
- Thảo luận nhóm.
- Tả cảnh, tả người
- Chỉ ra phép đối 
- Tình yêu quê hương đậm đà như máu thịt, hơi thở của tác giả.
Mạch thơ: Nhớ quê àKhông ngủ àthao thức nhìn trăngà nhìn trăngà lại càng nhớ quê.
- Nêu: cách dùng từ , phép đối
I. Tìm hiểu chung
- Bài thơ dược sáng tác khi ông ở xa quê. 
- Thể thơ: Ngũ ngôn cổ thể.
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1) Hai câu thơ đầu:
 Hai câu thơ không chỉ miêu tả đêm trăng sáng vằng vặc, sương phủ đầy mặt đất trông rất gợi cảm, mà thông qua đó ta hình dung được tâm trạng của tác giả trằn trọc, không ngủ được.
2) Hai câu thơ cuối:
- Cử đầu >< đê đầu. 
- Vọng minh nguyệt><tư cố hương.
 Bằng phép đối chặt chẽ, hai câu thơ đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình ( thấp thỏm, trằn trọc) và nỗi nhớ quê da diết. 
III. Tổng kết:
1.Nội dung: bài thơ thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết gắn bó như máu thịt, như hơi thở của tác giả. 
2.Nghệ thuật: từ ngữ giản dị, bố cục và phép đối chặt chẽ đã tạo nên thành công cho bài thơ.
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Em có cảm nghĩ gì?
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập. Chuẩn bị bài “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” 
Tuần 10; Tiết: 38 NS: 17/10/2010 .ND: 18/10/2010
 VĂN BẢN: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 
	 (Hồi hương ngẫu thư)
 	- Hạ Tri Chương- 
 A-Mục tiêu:
- Kiến thức: +Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
	 + Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng với tác dụng của nó.
- Kĩ năng: Rèn đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Thái độ: GD HS tình yêu quê hương của mình.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn, .	- Trò: SGK, vở bài tập. 
C-Tổ chức dạy và học: 
Ổn định: 
2) Kiểm tra bài:
- Đọc phần dịch thơ của bài “Tĩnh dạ tứ” – Bài thơ thể hiện tình cảm gì?
 - Cho biết phép đối ở 2 câu thơ như thế nào ?
3) Bài mới: 
	Vào bài : Xa quê nhớ quê là lẽ tất nhiên, nhưng về quê mà vẫn còn ngậm ngùi mới là điều lạ. đó chính là tình cảm của nhà thơ Hạ Tri Chương trong bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
 + Gọi HS đọc chú thích * /127.
- Dựa vào chú thích em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
- GV nhận xét – bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu VB
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng trầm – nhẹ à Tình cảm.; Câu cuối nhịp 2/5.
- GV đọc mẫu (phiên âm) 
- HS đọc bản dịch nghĩa, dịch thơ à Nhận xét cách dịch nghĩa, dịch thơ của tác giả ?
- Dựa vào nội dung, bố cục bài thơ được chia làm mấy phần?.
- Hai câu thơ đầu kể lại những sự việc gì?
- Theo em 3 yếu tố (vóc dáng, mái tóc và tuổi tác) phụ thuộc vào điều gì?
 - Giọng quê không đổi phụ thuộc vào yếu tố gì? 
- Giọng nói quê hương không đổi thể hiện tình cảm gì của tác giả ?
- Hai câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Chỉ ra phép đối trong hai câu thơ?
- Trong câu thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng những cặp từ có nghĩa như thế nào với nhau để thực hiện phép đối? 
- Nêu tác dụng của phép đối? 
- Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt gì? (kể và tả) à Nhằm mục đích gì? à gián tiếp thể hiện tình cảm đối với quê hương .
– Theo em trước khi về quê nhà thơ sẽ có tâm trạng như thế nào? Liệu rằng mong ước ấy của nhà thơ có trở thành hiện thực?
 + Đọc 2 câu thơ cuối của bản phiên âm và 2 bản dịch.
- Có tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa về đến quê nhà? Tại sao lại có chuyện xảy ra như vậy? có lý hay vô lý?
- Tâm trạng của nhà thơ trong tình huống đó?
à GV nhận xét à bình giảng.
- Cho biết giọng điệu của hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau? Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
- Vì sao đầu đề bài thơ cho biết tác giả tình cờ viết, không định làm thơ nhưng sao bài thơ lại viết và bài thơ lại trở nên hay và độc đáo đến vậy?
- Tình cảm quê hương trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” có gì giống và khác nhau?
* Hoạt động 3: Tổng kết 
 - Nêu nội dung chí cảu bài thơ?
- Em hãy cho biết bài thơ có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ?
 + HS đọc ghi nhớ.
- Đọc
- Nêu theo gợi ý sgk. . 
- Nghe 
- HS đọc 
- Ý kiến cá nhân= 2 phần . 
- xa quê, về quê. 
- Thời gian. 
- Yếu tố con người.
- Yêu quê sâu nặng . 
- Đối 
- Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi.
- Hương âm vô cải / mấn mao tồi
-Từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Dùng 1 yếu tố thay đổi để làm nổi bật 1 yếu tố không thay đổi.
- kể , tả.- thể hiện tình cảm
- Bồi hồi, xốn xang vì mong gặp lại người thân, bạn bè.
- chỉ gặp trẻ con
- Có lý vì ông xa quê quá lâu ngày. 
- Ngâm ngùi , xót xa.
- 2 câu đầu tự hào, 2 câu sau tràm buồn
- Giống nhau : đều yêu quê hương 
- Khác nhau: 1 bên nhìn trắng sáng, cô đơn nhớ quê mà không ngủ được. Còn một bên đau buồn hơn là người về quê mà không ai nhân ra
- Tóm tắt và nêu.
- Nêu những nét tiêu biểu.
I.Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: Hạ Tri Chương Tiêu Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc. 
2. Tác phẩm: viết trong hoàn cảnh lâu ngày ông mới về thăm quê. 
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1) Hai câu thơ đầu:
- Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi.
- Hương âm vô cải / mấn mao tồi.
 Bằng cách sử dụng phép đối và lời kể, cả hai câu thơ đã cho ta thấy tác giả xa quê lâu, khi trở về tuổi tác, vóc dáng, mái tóc của nhà thơ đã thay đổi, nhưng giọng nói quê hương thì vẫn không thay đổi. Điều đó đã làm nổi bật tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương .
2) Hai câu thơ cuối:
 Trở về quê, tác giả gặp tình huống bất ngờ: bị coi là “khách” trên chính quê hương của mình. Điều đó khiến ông ngậm ngùi, xót xa.
IV/ Tổng kết:
 1. Nội dung: bài thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
2. Nghệ thuật: 
- Giọng thơ có vẽ thản nhiên nhưng kỳ thực lại trầm buồn. 
- Cách biểu hiện tình cảm hóm hỉnh
	4. Cũng cố: qua bài học này em biết được gì ? Và rút ra bài học gì cho bản thân?
 5. Dặn do: 
- Thuộc lòng bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương.
	 - Soạn bài: “Từ trái nghĩa”
- Tìm hiểu: + Khái niệm và cách sử dụng từ trái nghĩa.
********************************************************
Tuần 10; Tiết: 39 NS: 17/10/2010 .ND: 20/10/2010
 TỪ TRÁI NGHĨA
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: + Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa .
	+ Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong cách diễn đạt, cách nhận biết từ trái nghĩa .
- Thái độ: GD HS ý thức sử dụng từ trái nghĩa .
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn	- Trò: SGK, vở bài tập. 
C-Tổ chức dạy và học: 
Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Tìm từ đồng nghĩa với từ: ăn, tặng, to.
- Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD và nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa?
	3) Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm 
 + Gọi HS đọc bản dịch thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Trương Như và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San.
- Dựa vào kiến thức đã gọc ở bậc tiểu học tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó?
- Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp: rau già, cau già là gì?
==>Các từ ngược nghĩa trong 2 bản dịch thơ và từ “già” trong các từ nhiều nghĩa gọi là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa ?
+ gọi HS đọc ghi nhớ: /128
- Cho HS làm bài tập . Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao.
Nước non lận đận một mình.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy có con.
* Hoạt động 2: Sử dụng từ trái nghĩa 
- Trong 2 văn bản thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng ?
==>Từ các bài tập trên em hãy cho biết: từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào ?
 + Đọc ghi nhớ:
* Hoạt động 3: luyện tập 
1-Tìm ra các từ trái nghĩa ?
 à GV yêu cầu HS tả lời nhan và nhận xét.
2- Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm.
- Yêu cầu HS lên bảng ghi – HS ở lớp nhận xét
– GV nhận xét àghi điểm
3. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ:
 à Yêu cầu HS chỉ ghi từ cần điền vào vở. 
- 2 em đọc
- Tìm và nêu . 
- Đọc 
- kết luận và nêu . 
- Đọc
- Tìm và nêu nhanh. 
- Thảo luận nhóm 
à Đại diện trình bày (Các cặp từ trái nghĩa tạo nên các cặp tiểu đối àThể hiện tình cảm sâu nặng đối với quê hương của 2 nhà thơ)
+ Lên voi xuống chó
+ Vô thưởng vô phạt 
=> diễn tả ngắn gọn súc tích của lời nói, gấy ấn tượng mạnh, làm cho lời nopí sinh động.
- Đọc
- Ý kiến cá nhân. 
- HS lên bảng trình bày ànhận xét
I/ Thế nào là từ trái nghĩa ?
 * Ví dụ :
 - Ngẩng – cúi.
 - Trẻ – già.
- Già (rau già, cau già) – non.
 *Nhận xét : 
Ghi nhớ1: Ssgk/T 128.
II/ Sử dụng từ trái nghĩa :
* Ví dụ: 
* Nhận xét: 
Ghi nhớ 2: SGK T 128
III/ Luyện tập:
 1) Xác định từ trái nghĩa :
 - Lành – rách; đêm – ngày.
 - Giàu – nghèo; sáng – tối.
 - Ngắn – dài.
2) Từ trái nghĩa :
 Tươi cá tươi - ươn
 hoa tươi – héo
 Yếu ăn yếu – khỏe
 học lực yếu – giỏi.
3) Điền từ trái nghĩa : 
  mềm ; xa   lại ; chấn  
	4. Cũng cố: từ trái nghĩa là gì? Sử sựng từ trái nghĩa hợp lý thì có tác dụng như thế nào ? 
 5. Dặn dò: - Thuộc lòng các ghi nhớ. - Làm bài tập 4/129.
 - Chuẩn bị: luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. Đề 1: Tổ 1, tổ 2; Đề 2: Tổ 3, tổ 4.
Tuần 10; Tiết: 40 NS: 17/10/2010 .ND: 22/10/2010
 LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
 A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng - Nói theo chủ đề.
 - Bình tĩnh, tự tin khi nói trước tập thể.
- Thái độ: GD HS lòng kính trọng những người thân, bạn bè, thầy cô, có những tình cảm chân thật, tốt đẹp.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Một vài đoạn văn hay.	- Trò: Bài viết về các đề đã chuẩn bị – SGK
C-Tổ chức dạy và học: 
Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
	3) Bài mới:
	* Vào bài: Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về văn biểu cảm , cách làm bài văn biểu cảm . Nhưng để rèn luyện kĩ năng diễn đạt trước đông người – mạch lạc, rõ ràng và mạnh dạn hơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em điều đó. 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: ghi đề hướng dẫn thêm về yêu cầu.
+ GV ghi 2 đề bài lên bảng – Gọi HS đọc 2 đề bài.
+ Đọc lại đề 1 àĐề thuộc thể loại gì? Nội dung biểu cảm của đề bài là gì?
- Ở đề 1 có các cụm từ được đặt trong dấu ngoặc kép “Người lái đò” dùng để chỉ ai? “cập bến” ngụ ý chỉ điều gì? Người viết dùng nghệ thuật gì ở đề bài?
- Em hãy đọc và nêu yêu cầu của đề 2.
* Hoạt động 2: Trình bày .
- HS thảo luận, thống nhất dàn bài theo tổ, trình bày àCác tổ nhận xét.
* Hoạt động 3: các tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ và cử đại điện trình bày. 
- Yêu cầu các tổ báo cáo 
- Yêu cầu đại diện tổ trình bày.
==>GV tổng hợp – đánh giá giờ học: những mặt ưu, những mặt còn hạn chế cần khắc phục.
- Đọc.
- Văn biểu cảm về thầy cô giáo ( công lao của thầy cô đối với HS) 
- Người lái đò -> thầy cô.
- Cập bến bờ ngụ ý nói: giúp đỡ giáo dục cho HS có được kiến thức đẻ vững vàng bước vào đời. Nghệ thuật : ẩn dụ. 
- Thể loại: biểu cảm , nội dung : cảm nghĩ về tình bạn
- Thảo luận tổ àtừng em trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình.
- Tổ trưởng báo cáo 
- HS lên bảng trình bày
I. Đề và định hướng 
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
* Yêu cầu: cách trình bày của HS:
- Nói chậm rãi, to, rõ, bình tĩnh, tự tin.
- Trước khi trình bày nội dung phải chào (kính thưa thầy (cô) và các bạn!)
- Hết bài phải nói lời cảm ơn.
- Dưới lớp phải chú ý lắng nghe, ghi chép ưu, khuyết điểm của bạn để nhận xét.
II. Thực hành luyện nói 
1. Nói trước tổ
2. Nói trước lớp 
* Dàn ý:
1.Đề 1:
a.Mở bài: Cảm nghĩ chung về thầy cô giáo.
b.Thân bài
-Vài trò của thầy cô giáo với xã hội, với mỗi con người...
-Cuộc đời, công việc... như người chở đò...
-Nhớ kỷ niệm sâu sắc với thầy...
-Công lao to lớn của thầy...
-Người thầy không thể thiếu... dẫu xã hội có phát triển đến đâu... dẫu sau này có làm gì cũng mãi nhớ...
c.Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, liên hệ
ĐỀ 2:
 1) MB: Giới thiệu người nạn mà em yêu quý (bạn thân) à(bạn tên gì? học lớp nào?)
2) TB: 
 - Tả sơ lược hình dáng, tính tình của bạn.
 - Trình bày những nét đáng yêu làm em nhớ mãi.
 - Tình bạn giữa em và bạn như thế nào ? (chơi thân với nhau, hết lòng vì nhau).
 - Kể những kỷ niệm đáng nhớ giữa em và bạn.
 3) KB: Cảm nghĩ của em về tình bạn
	4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Muốn có bài văn biểu cảm về sự vật, con người hay cần lưu ý gì ? (xác định sự vật, con người cụ thể, nhớ, hình dung các tình huống, các đặc điểm -> cảm xúc).
	Giáo dục: Cần có những cảm xúc tốt đẹp, phù hợp cách làm bài
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập Lập dàn ý 2 đề còn lại
Chuẩn bị bài: Bài ca nhà tra bị gió thu phá

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10.doc