Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 18: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 18: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

· Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

· Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

· Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B. Tiến trình dạy học:

1. OĐ.

2. BC.

 

doc 155 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Bài 18: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Bài 18:Tiết 73: 	
TỤC NGỮ
	VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B. Tiến trình dạy học:
1. OĐ.
2. BC.
3. BM. Giới thiệu:
HK1, chúng ta đã tìm hiểu về ca dao; Trong HK2, chúng ta tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể loại của văn học dân gian. Nếu như ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay chúng ta sẽ học tục ngữ với nội dung thiên nhiên lao động cuộc sống.
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chú thích
H: Tục ngữ là gì?
Gv giải thích từ khó.
HĐ2: Đọc, tìm hiểu văn bản.
H: Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm?
Gv phân tích câu tục ngữ 1.
Gv gọi học sinh đọc câu hỏi 4 (trang 5)
H: Các em hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật có trong câu (1)?
Kết cấu?
Vần?
Phép đối?
Không có hiện tượng đối thanh vì:
H: Về hình thức các vế thế nào?
H: Về nội dung các vế thế nào?
H: Câu tục ngữ lập luận thế nào?
Các hình ảnh nào được sử dụng? (Ngày, đêm, sáng tối, nằm, cười)
Gv gọi hs đọc câu hỏi 3 (trang 4)
H: Giải thích cơ sở khoa học của kinh nghiệm trong câu tục ngữ?
H: Trường hợp áp dụng kinh nghiệm trong câu tục ngữ?
H: Từ cách minh hoạ trên, em hãy phân tích nội dung, nghệ thuật các câu tục ngữ còn lại?
HĐ3: Gv gọi hs đọc ghi nhớ.
- Đọc 8 câu tục ngữ.
- Hs trả lời.
- Chia làm 2 nhóm, nhóm 4 câu
Câu 1-4: về thiên nhiên.
Câu 5-8: về lao động sản xuất.
- Học sinh đọc.
- Ngắn gọn: ( câu 5-8).
- Vần lưng (năm, nằm,).
- Phép đối: Vế?
 Ngữ?
 Từ?
Đêm, này (thanh bằng)
Sáng, tối (thanh trắc)
- Đối nhau.
- Chặt chẽ, đối xứng về hình thức và nội dung ®thông báo 1 kinh nghiệm nhận biết về thời gian tài tình, dễ nhớ, dễ thuộc, khoa học, hợp lí.
- Người nông dân dựa vào đó sắp xếp thời gian lao độn, nghỉ. 
- Đề phòng chuẩn bị đối phó với thời tiết, giữ gìn hoa màu.
- Phê phán lãng phí đất.
- Lựa chọn cách sạ phù hợp.
- Kinh nghiệm trong trồng trọt.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
Tục ngữ là gì? Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định; có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời văn tiếng hàng ngày.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
Câu1:Đêm tháng năm chưa nằm đã 
 (V1)
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 (V2)
* Hình thức (nghệ thuật):
- Kết cấu: Ngắn gọn, có 2 vế.
- Vần: Vần lưng (yếu vận).
 (năm, nằm; mười, cười).
- Phép đối: Đối vế
 Đối ngữ:
đêm tháng năm ><ngày tháng mười
Đối từ: Đêm>< ngày
 Sáng>< tối
- Nhịp: 3/2/2
®Các vế đối nhau về hình thức
*Nội dung:Tháng 5 đêm ngắn ngày dài.
 Tháng 10 đêm dài ngày ngắn
® Các vế đối nhau về nội dung.
® Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
- Câu 2,3,4: Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết.
- Câu 5: Giá trị của đất đai.
- Câu 6: Thứ tự nguồn lợi kinh tế các ngành nghề.
- Câu 7: Thứ tự, tầm quan trọng của nước, phân, cần, mẫn, giống.
- Câu 8: Thời vụ quyết định hơn cày bừa, làm đất.
Ghi nhớ: (III)
IV: Luyện tập.
Sưu tầm:
- Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
4) Củng cố: 	Em hiểu thế nào là tục ngữ?
	Qua 8 câu tục ngữ, em học tập được gì?
5) Dặn dò: 	Học thuộc lòng: Tục ngữ là gì?; Ghi nhớ; 8 câu tục ngữ.
	- Chuẩn bị: Chương trình địa phương.
Tuần 19
Bài 18:Tiết 74:	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập Làm Văn)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc; sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
B. Tiến trình dạy học:
1) OĐ.
2) BC. – Thế nào là tục ngữ?
	– Phân tích nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ (2), hoặc (3),(4),(5),(6),(7),(8) về thiên nhiên và lao động sản xuất.
3) BM: Giới thiệu:
HĐ1: Nói rõ yêu cầu sưu tầm
Gv gọi hs đọc I. Nội dung thực hiện (1) và (2).
HĐ2: Xác định đối tượng sưu tầm.
H: Ca dao, dân ca là gì?
H: Tục ngữ là gì ?
HĐ3: Tìm nguồn sưu tầm.
HĐ4: Cách sưu tầm. 
- Hs đọc.
- Thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người: Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca.
- Bài tục ngữ TN và LĐSX.
 I. Nội dung thực hiện: 
- Sưu tầm ca dao, dân ca tục ngữ lưu hành ở địa phương mình.
- Đơn vị sưu tầm.
- Nội dung: Nói về địa phương. 
- Tìm nguồn sưu tầm:
Hỏi cha mẹ, người địa phương
Lục tìm trong sách báo ở địa phương.
Tìm trong các bộ sưu tập.
- Cách sưu tầm:
 Chép vào vở bài tập, sổ tay, tránh thất lạc.
Đủ số lượng thì phân loại ca dao, tục ngữ.
Xếp thứ tự A, B, C.
4) Củng cố: Cho 5 câu hs tự xếp theo chữ cái.
5) Dặn dò: Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
Tuần 19: 
Tiết 75-76: Bài 18: 	
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B. Tiến trình dạy học:
1) QĐ.
2) BC.
3) BM. Giới thiệu:
Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch tâm tư tình cảm qua kể chuyện, miêu tả hay hay biểu cảm. Người ta cũng bàn bạc trao đổi nhiều vấn đề có tính chất phân tích, giải thích hay nhận định. Đó là chính là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận: Chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với thể loại này.
HĐ1: Nhu cầu nghị luận
H: Nghị luận là gì? Gv giảng:
H: Văn nghị luận là gì? Gv giảng 
G: Gọi hs đọc phần (1a) SGK 7.
H: Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi dưới đây không?
H: Nêu thêm các câu hỏi về vấn đề tương tự ?
Gv gọi hs đọc câu hỏi (b).
H: gặp các vấn đề, câu hỏi loại đó em sẽ trả lời bằng K/N, MT, BC hay nghị luận ?
H: Vì sao tự sự, miêu tả, biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi (Thảo luận)
Gv gọi hsinh đọc câu hỏi (c).
H: Hằng ngày qua báo chí, đài phát thanh em thường gặp những văn bản nghị luận nào?
H: Kể tên một vài văn bản nghị luận mà em biết?
Gv: Kết luận 
Gv cho hs đọc ghi nhớ chấm 1.
HĐ2: Thế nào là văn bản nghị luận ?
Gv gọi hs đọc văn bản “Chống nạn thất học”
Gv gọi hs đọc câu hỏi (a).
H: Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì ?
H: Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì ?
H: Bác Hồ phát biểu ý kiến của mình dưới hình thức luận điểm nào? Gạch dưới câu văn thể hiện ý kiến đó ?
Gv gọi hs đọc câu hỏi (b).
H: Để ý kiến có sức thuyết phục bài văn đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê.
H: Bài phát biểu của Bác Hồ nhằm xác lập người nghe quan điểm tư tưởng nào?
H: Lí lẽ dẫn chứng có thuyết phục không?
H: Vậy đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ?
H: Mục đích của văn nghị luận là gì ?
Gv gọi học sinh đọc câu hỏi (c).
HĐ3: Tổng kết
Gv gọi học sinh đọc ghi nhớ. 
- Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
- Là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề.
- Học sinh đọc.
- Đó là những câu hỏi mà ta bắt gặp trong đời sống.
- Muốn sống cho đẹp, ta phải làm gì ?
- Vì sao hút thuốc lá là có hại ?
- Trả lời bằng nghị luận: dùng lý lẽ phân tích bàn bạc, đánh giá, giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
- Chỉ có tác dụng hỗ trọ làm lập luận thêm sắc bén, thêm thuyết phục , chứ không là lí lẽ đáp ứng yêu cầu trả lời.
- Bài xã luận, bình luận, PBCN, các ý kiến trong cuộc họp
- Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 23/9 của Bác Hồ.
- Kêu gọi, thúc phục nhân dân chống nạn thất học.
- Nhân dân phải có kiến thức để tham gia xây dựng đất nước. Muốn vậy phải biết đọc viết chữ quốc ngữ, truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thoát mù chữ.
- Ý kiến đó; câu văn: Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi của mình  biết viết chữ quốc ngữ.
+ Vì sao nhân dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết.
- Pháp cai trị ta, thi hành chính sách ngu dân.
- 95% người VN mù chữ thì tiến bộ sao được.
- Nay ta giành được độc lập công việc cấp tốc là nâng cao dân trí.
+ Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không? Bằng cách:
Người biết dạy người chưa biết.
Người chưa biết phải gắng học. 
Người giàu có mở lớp học tại gia.
Phụ nữ cần càng phải học.
- Bằng mọi cách phải chống nạn thất học.
- Lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, luận điểm rõ ràng.
Nhân dân không hiểu biết, trình độ thấp dễ bị lừa lọc, bóc lột.
Số người thất học nhiều không thể giúp đất nước tiến bộ.
Phải có kiến thức mới xây đựng được đất nước.
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
- Nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1) Nhu cầu nghị luận.
1)Muốn sống đẹp, ta phải làm gì?
2)Vì sao hút thuốc lá là có hại?
®Vấn đề cần giải quyết: Bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn tạo nên lối sống đẹp.
® Vấn đề cần giải quyết: Thuyết phục mọi người hạn chế ho ... øng văn bản ?
- Tác phẩm tự sự :
Nêu tóm tắt hai truyện ngắn VN đầu thế kỹ XX : Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, những trò lố hay là 
Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
Cho biết nghệ thuật, ý nghĩa của truyện : Sống chết mặc bay, những là lố hay là 
Va-ren và Phan Bội Châu ?
Văn bản nhật dụng : văn bản “Ca Huế trên Sông Hương” mang đặc điểm gì ?
B. Phần Tiếng Việt :
- Nêu đặc điểm của các loại câu : câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động . ?
- Cho biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê ?
- Các cách thức mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.
- Nếu công dụng của các dấu : chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
C. Về phần tập làm văn :
a) Một số vấn đề chung về văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận.
- Bố cục bài văn nghị luận.
- Các thao tác lập luận, chứng minh, giải thích.
b) Cách làm bài nghị luận.
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị, xã hội.
- Giải thích chứng minh về một vấn đề văn học.
c) Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính (hành chính công vụ).
- Nêu đặc điểm của văn bản hành chính.
- Cách làm một văn bản đề nghị báo cáo .
*Hoạt động 3 : Cách ôn và hướng dẫn kiểm tra đánh giá.
Gồm 2 phần 
Phần I : Trắc nghiệm (2-3 điểm)
Một đoạn văn trong số các bài văn đã học .
Câu hỏi trắc nghiệm thuộc nội dung phần A, phần B:
Phần II : Tự luận + Tập làm văn (7-8 điểm)
+ Phần A : câu hỏi + ví dụ 
+Phần B : Câu hỏi + ví dụ
+ Tập làm văn : Đề bài thuộc thể loại chứng minh, giải thích.
* Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số đề mẫu sách bài tập trắc nghiệm
HS trả lời
HS cho biết nội dung của 2 câu tục ngữ.
HS trình bày nội dung chính của văn bản, luận đề, luận điểm chính của từng văn bản.
HS tóm tắt.
- Vạch trần cuộc sống lầm than khổ cực của người dân, tố cáo bọn quan lại mục nát, bê tha vô trách nhiệm.
- Tập trung phơi bày những trò lố bịch của tên toàn quyền Va-ren đại diện cho thực dân pháp trước người anh hùng đầy khí phách Phan Bội Châu
Nghệ thuật : Thấy được vẻ đẹp của văn lập luận ( Hệ thống luận điểm , luận cứ, lập luận chặt chẽ, ngắn gọn sáng suốt, giàu sức thuyết phục) 
Một di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Trình bày mục đích, tác dụng của văn nghị luận.
+ Giải thích.
+ Chứng minh.
- Trình bày cách làm văn nghị luận.
I. nội dung cơ bản cần chú ý :
1/ Về phần văn : 
- Tục ngữ là gì ? cho ví dụ ?
- Nắm được chủ đề chính trong từng câu tục ngữ.
- Văn nghị luận :
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Ý nghĩa văn chương.
Tác giả 
Nội dung (ghi nhớ)
Luận đề, luận điểm của từng văn bản.
Tác phẩm tự sự :
- Tác giả.
- Tóm tắt văn bản.
- Nội dung (ghi nhớ)
- Giá trị nghệ thuật
- Ý nghĩa truyện
- Văn bản nhật dụng :
+ Nội dung
+ Giá trị.
2/ Về phần Tiếng Việt :
3/ Về phần tập làm văn :
Ôn nội dung : SGK/146
a) Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
- Thế nào là văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận, giải thích, chứng minh.
b)Cách làm bài văn nghị luận.
- Về chính trị, xã hôi
- Về văn học.
c) Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính:
- Đặc điểm
- Cách làm.
- Các lỗi thường mắc.
II. Đề tham khảo :
Xem SGK/ 188-191 (Ngữ văn 7 tập 1).
* Dặn dò :
- Học tất cả nội dung ở phần I
- Chuẩn bị những bài tập sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương theo yêu cầu bài 18.
Bài 33
Phần A : Văn bản 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
	- Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề và biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
	- Biết tìm hiểu tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	- SGK, SGV
	- giáo án
	- Bảng phụ.
III. TIẾNG TRÌNH DẠY HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ : 
	- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà về ca dao tục ngữ.
	2/ Bài mới :
	* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
	Các em đã được học một số bài ca dao, một số câu tục ngữ với nhiều chủ đề khác nhau. Tiết học hôm nay chúng ta tổ chức tiết sưu tầm về tục ngữ, ca dao của bản thân các em về địa phương mình.
Hoạt đồng của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Giáo viên cho HS nhắc lại định nghĩa về ca dao, tục ngữ.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn ba bài ca dao, 3 câu tục ngữ nói về địa phương mình như : tên đất, tên người, phong tục tập quán, các di tích lịch sữ, cách mạng . (và yêu cầu HS sắp xếp chúng theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu câu).
- Giáo viên yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.
- Giáo viên cho HS các nhóm nhận xét lẫn nhau xem nhóm nào tìm chính xác và nêu ý nghĩa đùng nhất.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương, cho điểm những nhóm làm tốt.
- Học sinh nhắc lại 
(4 HS).
- Lần lượt từng nhóm lên bảng trình bày.
- Đại diện nhóm nêu ý nghĩa từng ca dao, tục ngữ của nhóm mình.
- Học sinh các nhóm nhận xét lẫn nhau.
I. Nhắc lại khái niệm :
1/ Ca dao:
2/ Tục ngữ :
II. Những ca dao, tục ngữ nói về địa phương :
VD : 
- Con cò bay lả bay la
 Bay qua cửa phủ bay về Đông Đăng.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Sông Thao nước đục, người đen .
Ai lên phố Ẻn thì quên đường về.
* Dặn dò :
- Xem lại bài học.
- Sưu tầm thêm một số ca dao tục ngữ.
- Chuẩn bị : + Hoạt động ngữ văn
 + Đọc diển cảm văn nghị luận.
Phần A : Văn bản 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
	- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chổ cần nhấn giọng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	1/ Giáo viên :
	- SGK và 3 văn bản (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Ý nghĩa văn chương.
	2/ Học sinh :
	- SGK, tìm hiểu cách đọc cả 3 văn bản một cách cụ thể và tập đọc nhiều lần.
III. TIẾNG TRÌNH DẠY HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ : 
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
	2/ Bài mới :
	* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
	Ơû HKI các em đã được học về một số văn bản nghị luận. Đó là những văn bản nào? Em nào có thể nhắc lại ?
	- Trong quá trình giảng, cô đã giới thiệu về cách đọc của từng văn bản nhưng chưa đi sâu về cách đọc lắm. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta sẽ đi sâu vào việc đọc các văn bản này, mà người ta thường gọi là đọc diển cảm. Vậy muốn đọc diển cảm được các văn bản này thì chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu nào ? " Bài học.
	* Hoạt động 2 : Giáo viên nêu yêu cầu về cách đọc .
	- Đọc đúng : phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
	- Đọc diển cảm : thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
	* Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn, tổ chức HS đọc từng văn bản.
1/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh
- Giọng chung toàn bài : Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
* Đoạn mở bài : 
- Hai câu đầu : Nhấn mạnh các từ ngữ “nồng nàn” " giọng khẳng định.
- câu 3 : ngắt đúng về trạng ngữ (1,2); đọc nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ, tính từ làm vị ngữ. “Định ngữ” sôi nổi, kết, mạnh mẽ, lớn, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả..
- Câu 4,5,6 ( Hai học sinh đọc)
+ Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ “Có, chứng tỏ”.
+ Câu 5 : Giọng kiệt kê.
+ Câu 6 : Giọng đọc nhỏ hơn.
Giáo viên đọc, hai học sinh khác đọc lại " học sinh khác nhận xét " Giáo viên nhận xét,
* Đoạn thân bài : Giọng đọc cần liền mạch tốc độ nhanh hơn một chút. Riêng câu “Những cử chỉ cáo quý đó” cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ “ cũng rất xứng đáng”. Còn câu “Những cử chỉ cao quý đó ” cần đọc nhấn mạnh các từ : “giống nhau, khác nhau”
" Giáo viên đọc, ba học sinh đọc lại " học sinh khác nhận xét " giáo viên chốt, nhận xét.
* Đoạn kết bài : Giọng chậm hơi nhỏ.
+ Ba câu đầu : nhấn mạnh các từ ngữ : “cũng như, nhưng”.
+ Hai câu cuối : “giọng chậm, khúc chiết, nhấn mạnh các từ ngữ : “nghĩa là phải”
Giáo viên mẫu, học sinh đọc lại, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
2/ Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai :
Giọng chậm rãi, điềm đạm, tự hào; giáo viên đọc, ba học sinh đọc từng đoạn, giáo viên nhận xét.
- Hai câu đầu đọc chậm rõ, nhấn mạnh các từ “tự hào, tin tưởng”
- Đoạn “Tiếng Việt  văn nghệ” : đọc rõ ràng, lưu ý các từ “chất nhạc, tiếng hay”, câu cuối của đoạn : đọc giọng khẳng định vững chắc.
3/ Ý nghĩa văn chương :
Giọng chung : Chậm, trữ tình, tình cảm sâu lắng, thấm thía.
- Hai câu đầu : giọng buồn thương; ba câu : giọng khái quát
- Đoạn : “Câu chuyện có lẽ vị tha” : giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn : “Vậy thì . Hết” : Giọng vẫn tâm tình, thủ thỉ. Riêng câu chuyện cuối giọng ngạc nhiên .
" Giáo viên đọc trước một lần, học sinh giỏi đọc tiếp một lần, sau đó gọi bốn HS khác đọc lại " giáo viên nhận xét chung.
* Giáo viên dành 15 phút cho các tổ thi đua đọc văn bản (đọc diển cảm) 
" Giáo viên nhận xét chung + cho điểm 
Giáo viên chốt : Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
* Hoạt động 4 : Cũng cố 
Gọi một HS bất kỳ đọc diển cảm văn bản “ Ýnghĩa văn chương”.
* Dặn dò :
- Học thuộc lòng mỗi văn bản một đoạn mà em thích nhất.
- Tìm đọc diển cảm một văn bản mà em thích ( Văn nghị luận)

Tài liệu đính kèm:

  • docNV LOP7 HOC KY 2 HAY.doc