-Giúp HS hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu được nội dung ý nghĩa của một số hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp điệu, cách lập luận) của những tục ngữ trong bài học. Học thuộc lòng những câu tục ngữ.
-Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương.
-Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của “Văn bản nghị luận”.
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. A.Mục tiêu: -Giúp HS hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu được nội dung ý nghĩa của một số hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp điệu, cách lập luận) của những tục ngữ trong bài học. Học thuộc lòng những câu tục ngữ. -Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương. -Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của “Văn bản nghị luận”. B.Chuẩn bị: -Thầy: SGK/Giáo án/ Tài liệu tham khảo. -Trò: SGK/ Soạn bài trước ở nhà. C/ Các tiến trình lên lớp: Tuần: 19; Tiết:73 Văn bản TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I.Oån định lớp: (Kiểm sĩ số, vệ sinh) II.Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới: Hoạt động 1: -Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm chú thích SGK trang 3. -Tìm hiểu khái niệm về tục ngữ. I.Đọc–hiểu chú thích: (SGK) (Xem khái niệm SGK) Hoạt động 2: -Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phần I. Đọc – hiểu văn bản. ?Có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những phần nào? Gọi tên từng nhóm đó? II.Đọc – hiểu văn bản: 1)Các câu tục ngữ được chia làm 2 nhóm: -Nhóm 1: (Câu 1, 2, 3, 4) nói về thiên nhiên. -Nhóm 2: (Câu 5, 6, 7, 8) nói về lao động sản xuất. * Thảo luận nhóm: ?Phân tích từng câu tục ngữ theo nội dung sau: a)Nghĩa của câu tục ngữ. b)Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ? c)Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ? d)Gía trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? § Chia nhóm: -Nhóm 1: câu 1, 2. -Nhóm 2: câu 3, 4, 5 -Nhóm 3: câu 6, 7, 8 Câu TN Nghĩa Cơ sở thực tiễn Trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm Giá trị 1 Tháng năm đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn -Đúc kết từ sự quan sát. -Sắp xếp công việc phù hợp theo mùa tận dụng thời gian. -Giúp con người có ý thức sử dụng thời gian. 2 -Đêm nào trời ít sao, ngày sau trời sẽ mưa. -Đúc kết từ sự quan sát. -Dự đón thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc thông tin. -Giúp con người quan sát bầu trời để dự đón thời tiết. 3 -Trời có mây màu mỡ gà thì sắp có bão. -Đúc kết từ sự quan sát. -Dự đón thời tiết có ý thức giữ gìn nhà, tài sản. -Giúp con người quan sát bầu trời để dự đón thời tiết 4 -Tháng 7 kiến di chuyển lên chỗ cao thì sắp có lụt. -Đúc kết từ sự quan sát. -Dự đón thời tiết có ý thức giữ gìn nhà, tài sản. -Giúp con người quan sát bầu trời để dự đón thời tiết 5 -Đất đai rất quí (quí như vàng) -đất nuôi sống con người -Đề cao giá trị của đất -Giúp con người có ý thức khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải.. 6 -Nói lên lợi ích của các công việc làm ăn. -Căn cứ vào giá trị kinh tế. -Aùp dụng mô hình VAC -Giúp con người có ý thức khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải.. 7 -Nói lên 4 yếu tố quan trọng của nghề trồng lúa. -Được rút ra từ thực tiễn sản xuất. -Hiện đang áp dụng trong nghề trồng lúa. -Giúp con người kết hợp tốt các yếu tố. 8 -Nói lên hai yếu tố quan trọng: thời vụ và đất đai phải được làm kỹ. -Được rút ra từ thực tiễn sản xuất. -Hiện đang áp dụng trong nghề trồng lúa. -Giúp con người kết hợp tốt các yếu tố. -Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: +Ngắn gọn: +Thường có vần, nhất là vần lưng. +Các vế thường đối xướng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. +Lập luận chặt chẽ, có hình ảnh. ? Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học? GHI NHỚ: (SGK, T5) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập:(SGK , T5) ? Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.. -GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm các câu tục ngữ: (SGK, T5) III. LUYỆN TẬP: -Các câu tục ngữ nói về các hiện tượng mưa, nắng, lũ lụt: +Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. +Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. +”Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. +”Quạ tắm thì ráo, sáo tắt thì mưa”. +”Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”. & Đọc thêm: III. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1. Hướng dẫn HS học bài cũ: HS học thuộc lòng các câu tục ngữ, làm bài tập. 2. Hướng dẫn HS học bài mới: HS xem và soạn trước văn bản: “Tục ngữ về con người và xã hội”. Tuần: 19- Tiết:74 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn và Tập Làm Văn) TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I.Oån định lớp: (Kiểm sĩ số, vệ sinh) II.Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới: Hoạt động 1: -Hướng dẫn HS sưu tầm ca dao, tục ngữ: Mỗi HS sưu tầm 20 câu ca dao và tục ngữ nói về địa phương mình, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh I. Nội dung thực hiện: -Sưu tầm ca dao, tục ngữ. Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm § Bước 1:Ca dao, dân ca, tục ngữ là gì? § Bước 2: Thế nào là một câu ca dao? (các dị bản đều được tính một câu) § Bước 3: Thế nào là ca dao tụ ngữ được lưu hành địa phương? Hoạt động 3: Tìm nguồn sưu tầm: -Hỏi cha, mẹ, người ở địa phương, nghệ nhân, nhà văn (nếu có). -Tìm sách báo ở địa phương. _Tìm các bộ sưu tập lớn nói về ca dao, tục ngữ nói về địa phương mình. II. Phương pháp thực hiện: Hoạt động 4: -Cách sưu tầm: +Mỗi HS chép vào vở bài tập hoặc sổ tay. +Khi đủ số lượng thì phân loại. +Sắp xếp theo thứ tự A, B, C Cách sưu tầm: -Tìm hỏi người địa phương. -Chép từ sách, bào của địa phương. -Tìm các sách ca dao, tục ngữ về địa phương. III. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1.Hướng dẫn HS học bài cũ: HS xem lại cách sưu tầm ca dao, tục ngữ 2. Hướng dẫn HS học bài mới: HS xem và soạn: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”. Tuần: 19 - Tiết:75& 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I.Oån định lớp: (Kiểm tra sĩ số) II.Bài mới: Hoạt động 1: -Nhu cầu nghị luận: ?Trong đời sống các em thường gặp những vấn đề như các câu hỏi kiểu sau đây không? ?Vì sao em đi học? ?Theo em, thế nào là sống đẹp? ?Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao? ?Để trả lời những câu hỏi như thế , hằng ngày trên báo chí qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết? I.Nhu cầu nghị luận văn bản nghị luận: 1.Nhu cầu nghị luận: -Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã hội, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận: -HS: đọc văn bản “Chống nạn thất học” trả lời câu hỏi. ?Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được thể hiện thành những luận điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm. ?Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu ra những lý lẽ nào? Hãy liệt kê các lý lẽ ấy. ?Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? 2.Thế nào là văn bản nghị luận: -Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. -Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. GHI NHỚ: SGK, T9. Hoạt động 3: -GV: hướng dẫn HS làm bài tập. -HS: đọc bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và trả lời các câu hỏi SGK, T10. ?Đây có phải là nghị luận không? Vì sao? ?Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào? ?Bài nghị luận này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến bài viết không? Bài tập 2, SGK, T10. -Các bài tập 3 và 4 còn lại GV hướng dẫn HS về nhà làm. II.Luyện tập: 1a-Đây là văn bản nghị luận vì: +Vấn đề đưa ra để bàn luận và giải quyết một vấn đề xã hội: (Tạo thói quen tốt – vấn đề thuộc lối sống đạo đức). +Tác giả dùng lý lẽ, lập luận dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình. 1b)-Đề xuất ý kiến: loại bỏ thói quen xấu tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. -Ý kiến đó được thể hiện : +Nhan đề bài văn. +tạo được thói quen tốt là khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ cho nên mỗi người, mỗi gia đình cần phải xem lại để tạo ra lối sống đẹp, văn minh. -Tác giả nêu lý lẽ: +Có thói quen tốt và thói quen xấu. +Có người phân biệt tốt và xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ. +Tác hại của thói quen xấu. +Khả năng tạo ra thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu. -Dẫn chứng: +Thói quen tốt:”Luôn dậy sớm, luôn dúng hẹn”. +Thói quen xấu: “Hút thuốc lá, hay cáu giận, vứt rác bừa bãi.” 1c)-Luận điểm trên trúng vào vấn đề thực tế. -Chúng ta tán thành ý kiến trên vì ý kiến đó đúng đắn và cụ thể. 2)Bố cục của bài văn: (3 phần). -Mở bài: (2 câu đầu) khái quát về thói quen và giới thiệu một số thói quen tốt. -Thân bài: (tiếp theo – nguy hiểm). Trình bày thói quen xấu cần loại bỏ. -Kết bài:(Còn lạïi). Hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình. III. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1.Hướng dẫn HS học bài cũ: HS học thuộc bài và làm bài tập 3 và 4. 2. Hướng dẫn HS học bài mới: HS xem và ... ĩ số) II) Trả bài: 1)GV phát bài ra cho HS GV ghi lại đề bài lên bảng. Đề: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong mộ nước phải thương nhau cùng” Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắc nhở điều gì qua câu ca dao ấy. 2)GV: nhận xét ưu khuyết của những yêu cầu đã nêu: a)Ưu điểm: -Đa số HS viết bài bố cục rõ ràng. -Viết đúng thể loại. -Viết gần gũi với cuộc sống. b)Khuyết điểm: -Còn một số bài viết sai lỗi chính tả. -Có một số bài viết dùng dẫn chứng không rõ ràng. 3)Chữa lỗi: GV hướng dẫn HS đọc lại bài của mình để phát hiện lỗi sai và chữa lỗi. 4.Công bố tỉ lệ điểm: Giỏi 7A : % 7A : % Khá 7A : % 7A : % TB 7A : % 7A : % Yếu7A : % 7A : % Giỏi 7A : % 7A : % Khá 7A : % 7A : % TB 7A : % 7A : % Yếu7A : % 7A : % 5.GV: Đọc bài văn tốt của HS: GV: chọn 1 hoặc 2 bài văn làm đạt điểm tốt đọc cho HS nghe để rút kinh nghiệm. IV: Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: HS: Xem và soạn trước “Văn bản đề nghị” QUAN ÂM THỊ KÍNH. DẤU CHẤM LỮNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ. A) Mục tiêu: Giúp HS: -Hiểu dđược một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống. Nắm được tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính; nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẩn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,) của đoạn trích nổi oan hại chồng. -Nắm được cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. -Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận: muÏc đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại bài văn này. B) Chuẩn bị: -Thầy: SGK/Giáo án/Tranh, ảnh, các văn bản mẩu. -Trò: SGK/ xem và soạn bài trước ở nhà. C) Các tiến trình lên lớp: Tuần: 30 - Tiết:117&118 Văn bản: QUAN ÂM THỊ KÍNH TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I) Ổn định lớp:(kiểm tra sĩ số) II)Kiểm tra bài cũ: Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên song Hương là một thú tao nhã? 2) Kể tên những làn điệu dân ca hoặc những làn điệu chèo mà em từng nghe, từng biết. Em thích nhất làn điệu gì? Vì sao? III) Bài mới: (Giới thiệu bài). Hoạt động :1 GV: yêu cầu HS tóm tắt vở chèo Quan Aâm Thị Kính. HS tóm tắt theo sự chuẩn bị ở nhà Hoạt động :2 -GV: có thể cho HS xem băng hình trích đoạn Nổi oan hại chồng. -GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược khái niệm chèo. (Dựa vào phần chú thích SGK, T118-119). -Những chú thích khác trong SGK, T118-119 GV yêu cầu HS tự tìm hiểu ở nhà. I)Đọc- hiểu chú thích: (SGK) Hoạt động :3 -GV: Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản T120. ?Trích đoạn nổi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai? ?Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này? Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của bà Sùng đối với Thị Kính? ?Trong trích đoạn có mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự thông cảm đó? ?Thảo luận ở lớp: trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà bà Sùng, ông Sùng còn làm điều gì tàn ác? Theo em xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao? ?Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “Trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không? II)Đọc-hiểu văn bản: 1)Đoạn trích: (có 5 nhân vật). -Thiện Sĩ, Thị Kính, Oâng Sùng, Bà Sùng, Mãng Oâng. -Hai nhân vật chính là: Sùng Bà và Thị Kính. +Sùng Bà: nhânvật mụ ác. +Thị Kính: nhân vật nữ chính trong chèo. 2)Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích: -Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng. ðLà ước mơ hạnh phúc gia đình của nhân dân. -Thị kính là người vợ rất thương chồng. 3)Hành động và ngôn ngữ của bà Sùng: a)Hành động rất tàn nhẫn, thô bạo, dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua,.. b)Ngôn ngữ là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, sĩ vả, mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. +Buộc tội Thị Kính “lẳng lơ”. “trót si hoa đắm nguyệt”, thiếu “tam tòng tứ đức”. +Mụ phân biệt đối xử: “Giống nhà bà giống phượng giống công” “Mày là con nhà cua ốc” “Nhà bà đây cao môn lệnh tộc”. “Tuồng bay mèo mả gà đồng” 4)Thị Kính kêu oan 5 lần: trong đó có 4 lần kêu oan với mẹ chồng và chồng nhưng vô ích. Lần cuối cùng kêu oan với cha thì Thị Kính nhận được sự cảm thông nhưng sực cảm thông đó cũng là bất lực. 5)Oâng bà Sùng làm những điều tàn ác: -Lừa Mảng Oâng sang ăn cử cháu. -Sùng Oâng dúi ngã Mảng Oâng rồi bỏ vào nhà. GHI NHỚ, SGK, T. Hoạt động :4 -GV: Hướng dẫn HS luyện tập. III)Luyện tập: 1)Tóm tắt ngắn gọn trích đọan “Nổi oan hại chồng”. 2)Nêu chủ đề của tích đoạn “Nổi oan hại chồng” IV.Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1.Hướng dẫn HS học bài cũ: -HS: xem các bài tập đã làm và tiếp tục làm các bài tập 1,2. 2.Hướng dẫn HS học bài mới: -HS: Soạn và xem trước bài: “Ôn tập phần văn”. Tuần: 30; Tiết:119; Văn bản: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I) Ổn định lớp:(kiểm tra sĩ số) II)Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép liệt kê? Nêu ví dụ? 2) Nêu các kiểu liệt kê? Cho ví dụ từng kiểu? III) Bài mới: (Giới thiệu bài). Hoạt động :1 -Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lững. +GV: ghi ví dụ 1 lên bảng cho HS đọc. ?Trong các câu sau, dấu chấm lững dùng để làm gì? (Xem SGK, T121). ?Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng? +VD: (xem SGK, T121). I)Dấu chấm lửng: -Dấu chấm lửng được dùng để: +Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. +Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. +Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. GHI NHỚ, SGK, T122 Hoạt động :2 -Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy. ?Trong các câu sau, dấu chấm phải được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy có được không? Vì sao? (xem VD SGK,T22). -Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy? II)Dấu chấm phẩy: Dấu chấm phẩy được dùng để. -Đánh dấu ranh giới giữa cái về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. -Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. GHI NHỚ: SGK, T122 Hoạt động :3. Luyện tập – củng cố -Hệ thống hóa kiến thức. GV: Yêu cầu 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. -Hướng dẫn HS luyện tập. +Bài tập 1, SGK, T 123. +Bài tập 2, SGK, T 123. +Bài tập 3 còn lại GV hướng dẫn HS về nhà làm. III) Luyện tập: 1)Công dụng của dấu chấm lửng: a-Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quảng do lúng túng sợ hãi. b-Biểu thị lời nói bị bỏ dở. c-Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. 2)Công dụng của dấu chấm phẩy: -Ba câu: a, b, c dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp. IV.Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1.Hướng dẫn HS học bài cũ: -HS: học thuộc bài làm bài tập 3. 2.Hướng dẫn HS học bài mới: -HS: Soạn và xem trước bài: “Dấu gạch ngang”. Tuần: 30; Tiết:120; VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. I) Ổn định lớp:(kiểm tra sĩ số) II)Kiểm tra bài cũ: 1) Thế nào là văn bản hành chính? 2) Hãy trình bày một số mục nhất định nhất thiết cần ghi rõ trong văn bản hành chính? III) Bài mới: (Giới thiệu bài). Hoạt động :1 -Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận. +GV: Yêu cầu HS đọc các văn bản 1, 2, 3 SGK,T124, 125. ?Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? ?Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? ?Nêu một tình huhống trong sinh hoạt học tập ở trường lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị? +GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống ở mục I.3 SGK, T125. I)Đặc điểm của vân bản đề nghị: Hoạt động :2 -Giúp HS biết được cách thức làm văn bản đề nghị. +Đọc hai văn bản đề nghị trên xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo htứ tự nào? Cả hai văn bản có điểm gì giống và khác nhau? ?Những phần nào là phần quan trọng của hai văn bản đề nghị. +Từ hai văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị. +GV: Cho HS rút ra nhận xét về cách thức làm văn bản đề nghị qua các mục trong SGK (mục 2, 3 phần II và phần ghi nhớ). II)Cách làm văn bản đề nghị: 1-Quốc hiệu và tiêu ngữ. 2-Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng. 3-Tên văn bản (bản kiến nghị). 4-Nơi nhận đề nghị. 5-Người (tổ chức đề nghị). 6-Nêu sự việc, lý do và ý kiến đề nghị với nơi nhận. 7-Ký tên. GHI NHỚ: SGK, T126 Hoạt động :3 -GV: Hướng dẫn HS lưu ý một số đặc điểm khi viết bản đề nghị. -GV: Cho HS đọc ghi nhớ SGK, T126. -GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. +Bài tập 1, SGK, T127. +Bài tập 2, SGK, T127. III)Luyện tập: 1)Lý do viết đơn và lý do đề nghị: -Giống nhau: Đều đề đạt những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng. -Khác nhau: Tình huống a là nhu cầu của một cá nhân, tình huống b là nhu cầu của một tập thể. 2)Các lỗi thường mắc ở văn bản nghị luận: -Thiếu một hoặc vài mục. -Đủ các mục qui định nhưng sai trình tự. -Nhu cầu nghị luận không chính đáng. -Tên văn bản không phù hợp với nội dung. IV.Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 1.Hướng dẫn HS học bài cũ: -HS: học thuộc bài làm các bài tập . 2.Hướng dẫn HS học bài mới: -HS: Soạn và xem trước bài: “Văn bản báo cáo”.
Tài liệu đính kèm: