Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)

A. Mục tiêu:

 Học sinh nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu tác dụng câu đặc biệt.

 Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói hoặc viết.

B - Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu dạy học.

- HS: Chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu đặc biệt (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/01/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 22 - Tiết: 82
Câu đặc biệt
A. Mục tiêu:
 Học sinh nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu tác dụng câu đặc biệt.
 Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói hoặc viết.
B - Chuẩn bị:
- GV: Tư liệu dạy học.
- HS: Chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
+ Đề bài
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng và cách dùng câu rút gọn?
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
(1) Người ta là hoa đất.
(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(3) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
(4) Tấc đất tấc vàng.
Gợi ý: Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Câu 3 : Hãy tìm các câu rút gọn trong ví dụ sau.
 	Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, 
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Gợi ý: Rút gọn chủ ngữ : ( Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà : Dừng chân đứng lại, trời, non, nước)
	+Nhận xét: 7A
	7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn tỡm hiểu kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Ngữ liệu(sgk 27)
? Đọc NL, thảo luận (sgk).
- Câu “Ôi, em Thuỷ!” là một câu không thể có CN hay VN.
 Nó không phải là câu rút gọn vì không khôi phục được thành phần.
 -> Câu đặc biệt.
? Em hiểu thế nào là câu đặc biệt?
?Tìm câu đặc biệt:
“ Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đâm vào nhau. Thật khủng khiếp!”
*Ngữ liệu sgk 28.
? Xác định câu đặc biệt ?tác dụng của nó ?
Đọc Ghi nhớ (Sgk)
* HĐ3- Hướng dẫn luyện tập
* Đọc bài tập.
? Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn ?
? Nêu tác dụng của các câu trên ?
? Về cấu tạo, câu đặc biệt có đặc điểm gì ?(Được cấu tạo : 1 từ, 1 cụm từ.)
? Viết đoạn văn (5 - 7 câu), có sử dụng câu đặc biệt ?
I. Bài học
1. Thế nào là câu đặc biệt?
Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
2. Tác dụng của câu đặc biệt.
2.1. Xác định thời gian, nơi chốn.
 VD: Một đêm mùa xuân.
2.2. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 VD: Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
2.3. Bộc lộ cảm xúc.
 VD: Trời ơi!
2.4. Gọi, đáp.
 VD: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
 - Chị An ơi!
 * Ghi nhớ 2: (sgk 29)â5
II. Luyện tập.
Bài 1: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn.
a, - Không có câu đặc biệt.
 - 3 câu rút gọn (...)
b, - Câu đặc biệt:
 “Ba giây...Bốn giây...Lâu quá!”
 - Không có câu rút gọn.
c, - Câu đặc biệt: “Một hồi còi”
 - Không có câu rút gọn.
d, - Câu đặc biệt: “Lá ơi!”
 - Câu rút gọn: (2 câu).
Bài 2: Tác dụng của câu đặc biệt và rút gọn.
Xác định thời gian: Ba giây...
Bộc lộ cảm giây: Lâu quá!
Tường thuật: Một hồi còi.
Gọi đáp: Lá ơi!
Bài 3: Tập viết đoạn văn.
 - Tả cảnh quê hương.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Khái niệm? Tác dụng của câu đặc biệt?
- Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
2- HDVN
- Học bài. Hoàn thiện bài tập 3.
- Chuẩn bị: Bố cục và phương pháp lập luận...	

Tài liệu đính kèm:

  • docT82.doc