Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (tiết 5)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (tiết 5)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao

 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ngững câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình .

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm ca dao, dân ca.

 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết: 9 	
Ngày soạn: 24/8/2011 
Ngày dạy: 29/8/2011	
 CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao 
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ngững câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình .
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm ca dao, dân ca.
 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (5’) 
? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
 ? Nêu ý nghĩa truyện ?
3. Giôùi thieäu: (1’)
 Đối với tuổi thơ mỗi người VN , ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào , vỗ về , an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà , của mẹ , của chị những buổi trưa hè nắng lửa , hay những đêm đông lạnh giá . Chúng ta ngủ say mơ màng , chúng ta dần dần cùng với tháng năm , lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó . Bây giờ ta cùng đọc lại , lắng nghe và suy ngẫm .
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (15’)
 Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
GV : Giới thiệu thêm về ca dao , dân ca cho hs rõ.
? Theo em , tại sao bốn bài ca dao, dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành một văn bản ? 
- Đọc : nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4 ; giọng dịu nhẹ, chậm êm, tình cảm tha thiết.
- Đọc trước một lần, gọi 2 HS đọc lại.
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó SGK.
? Trong chủ đề chung tình cảm gia đình , mỗi bài có một nội dung tình cảm riêng . Em hãy chỉ ra tình cảm của từng bài ?
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca dao? 
- Dân ca: Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc., tức là những câu hat dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao: Lời thơ của dân ca và ngững bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca
* Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
- Vì cả một đều có nội dung tình cảm gia đình.
- Đọc văn bản.
* Giải thích các từ khó trong phần chú thích.Chú ý từ Cù lao chín chữ, phân biệt với Cù lao:bãi nổi trên sông (hòn cù lao,cù lao tràm )
 Bố cục:
- Bài 1: Ơn nghĩa công lao cha mẹ
- Bài 2 : Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà 
- Bài 3 : Nỗi nhớ và lòng kinh yêu ông bà 
- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt 
 Phương thức biểu đạt:
- Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.
A/ Tìm hieåu chung. 
I. Tác giả: 
II. Tác phẩm:
1/. Dân ca, Ca dao: 
- Dân ca: Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc., tức là những câu hat dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao: Lời thơ của dân ca và ngững bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca
* Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
2/. Thể loại thơ: Lục bát.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
Gv : Gọi hs đọc bài 1 
? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì ?
? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca: Công cha như núi ngất trời ........biển Đông ? 
? Tìm những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ như bài1?
Gv : Gọi hs đọc bài 2 
 - Bài ca dao số 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê 
? Tâm trạng đó là gì ?
? Tâm trạng đó được diễn ra trong không gian , thời gian nào ?
Gv : Giải thích , phân tích không gian ước lệ trong ca dao.
? Hãy nêu nội dung của bài ca dao này ? 
? Em còn thuộc bài cao dao nào khác diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ của người đi xa?
Gv : Gọi hs đọc bài ca dao số 3 
Bài 3 : Diễn tả nổi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà 
? Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức nào? 
Thảo luận 5p Nêu cái hay của cách diễn đạt đó ? 
Gv : Gọi hs đọc bài 4 
? Tình cảm gì được thể hiện ở bài ca dao số 4 này ? 
Gv :* Tình cảm anh em thân thương ruột thịt được diễn tả ntn?
Hs: Thảo luận 3p:
? Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì? 
Gv : Khắc sâu kiến thức , khái quát lại.chuyển ý.
? Bốn bài ca dao , dân ca hợp lại thành một văn bản tập trung thể hiện tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy em nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta? 
*Bài 1: 
- Lời mẹ ru con , nói với con , về công lao cha mẹ 
- Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái 
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng 
và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ hiêu
- Phép đối xứng
- Âm điệu sâu lắng tình cảm
- Nỗi buồn , xót xa nhớ quê , nhớ mẹ
 - Thời gian : chiều chiều ; - Không gian : ngõ sau .
Bài 2 :
 - Tâm trạng : buồn xót xa , sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê , nhớ mẹ nơi quê nhà 
 - Thời gian nghệ thuật ước lệ,lặp lại ,biện pháp tu từ ẩn dụ
Hs : Xung phong đọc nếu thuộc. 
*Bài 3 : Diễn tả nỗi nhớ, sự biết ơn , kính yêu đối với ông bà.
- “Ngó lên” thái độ kính trọng đối với ông bà
- So sánh mức độ : bao nhiêubấy nhiêu
*Bài 4 :
- Khuyên nhủ anh em phải đoàn kết, hoà thuận để cha mẹ vui lòng , phải biết nương tựa lẫn nhau
- So sánh
® Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em 
-Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người
B/ Đọc- hiểu văn bản.
 I. Nội dung.
*Bài 1: 
- Lời mẹ ru con , nói với con , về công lao cha mẹ 
- Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái 
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng 
và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ hiêu
- Phép đối xứng
- Âm điệu sâu lắng tình cảm
*Bài 2 :
 - Tâm trạng : buồn xót xa , sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê , nhớ mẹ nơi quê nhà 
 - Thời gian nghệ thuật ước lệ,lặp lại ,biện pháp tu từ ẩn dụ
*Bài 3 : Diễn tả nỗi nhớ, sự biết ơn , kính yêu đối với ông bà.
- “Ngó lên” thái độ kính trọng đối với ông bà
- So sánh mức độ : bao nhiêubấy nhiêu
*Bài 4 :
- Khuyên nhủ anh em phải đoàn kết, hoà thuận để cha mẹ vui lòng , phải biết nương tựa lẫn nhau
- So sánh
® Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em 
II. Nghệ thuật.
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp....
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.....
III. Ý nghĩa.
-Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
- Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.
4. Củng cố:	(3’)
Em nào có thể đọc thuộc lòng chùm ca dao vừa học? Trong chùm ca dao ấy, em thích nhất bài nào? Vì sao?
5. Dặn dò: 	(2’)	
 *Bài cũ: 
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
 - Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
 - Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát về tình quê hương, đất nước, con người.
 + Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
 + Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
C/ Hướng dẫn tự học.
Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.
Tuần 3
Tiết: 10 	
Ngày soạn: 24/8/2011 
Ngày dạy: 29/8/2011	 
 NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao – dân ca qua những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương , đất nước , con người .
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương , đất nước , con người .
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương , đất nước , con người .
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? Thế nào là cao dao – dân ca ?
 ? Đọc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Giôùi thieäu: (1’)
 Trong kho tàng ca dao – dân ca cổ truyền VN , các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương , đất nước, con người rất phong phú . Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay , đẹp , mượt mà , mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình . Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thôi .
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (15’)
 ? Theo em , vì sao bốn bài ca khác nhau có thể hợp thành một văn bản. 
? Từ nội dung cụ thể của từng bài , hãy cho biết : Những bài nào phản ánh tình cảm quê hương đất nước , bài nào kết hợp phản ánh tình yêu con người?
GV : Hiện tượng này được gọi là hiện tượng dị bản , một bài ca dao có nhiều bản khác nhau . Đó là một đặc điểm vh dân gian .
GV : HD HS đọc bằng giọng vui , trong sáng , tự tin và chậm rãi
- (Bài 1,2,3;Bài 4)
A/ Tìm hieåu chung. 
I. Tác giả: 
II. Tác phẩm:
* Tình yêu quê hương , đất nước , con người .là một trong ngững chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
*- Thể thơ: thể thơ lục bát và lục biến thể.
 ( Có hiện tượng dị bản trong bài 3 )
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (22’)
Gv : Gọi hs đọc bài 1 
?Bài ca dao này lời của một người hay hai người ? So với các bài khác , bài ca dao này có bố cục khác thế nào 
Gv : Hỏi đáp là hình thức đối đáp trong ca dao dân ca . Em biết bài ca dao nào khác có hình thức đối đáp ? Theo em, hình thức này có phổ biến trong ca dao không ?
? Các địa danh trong bài này mang những đặc điểm riêng và chung nào?
GV ghi bảng phụ câu hỏi:Nội dung đối đáp toát lên nhiều ý nghĩa : Em hiểu theo ý nghĩa nào trong các nghĩa sau : Bày tỏ hiểu biết về văn hoá , lịch sử ; tình cảm quê hương đất nước thường trực trong mỗi con người ; niềm tự hào về vẻ đẹp văn hoá lịch sử của dân tộc 
Gv : Gọi hs đọc bài 2 
? Theo em , vì sao bài ca này không nhắc đến Hà Nội mà vẫn gợi nhớ về Hà Nội ?
Gv giảng: Lời ca Hỏi ai gây dựng nên non nước này gợi nhiều cách hiểu : Khẳng định công đức của ông cha ta ; Ca ngợi tài hoa và công lao dựng nước của ông cha ta ; Nhắc nhở mọi người hãy hướng về HN , chăm sóc và bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc .
 ? Theo em chọn cách hiểu nào ? 
Gv : Gọi hs đọc bài 4 
? Quan sát 2 dòng đầu và nhận xét cấu tạo đặc biệt của 2 dòng này ? 
? Phép lặp , đảo ,  ... n.
2/ Điền từ:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách
3/ Điền từ:
 a/ Nhẹ nhàng.
 b/ Nhẹ nhõm.
 c/ Xấu xa.
 d/ Xấu xí.
 e/ Tan tành.
 f/ Tan tác.
4/ Đặt câu:
a/ Lan có dáng người nhỏ nhắn.
b/ Bạn bè không nên để bụng những chuyện nhỏ nhặt
c/ Bé Hồng nói chuyện với mọi người nhỏ nhẻ, từ tốn.
d/ Anh ấy tính rất nhỏ nhen
e/ Món quà tôi tặng tuy nhỏ nhoi nhưng nó chứa đựng tấm lòng to lớn.
B/ Luyện tập.
1/ Xác định từ láy:
+ Từ láy toàn bộ :bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
+ Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, ríu ran.
2/ Điền từ:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách
3/ Điền từ:
 a/ Nhẹ nhàng.
 b/ Nhẹ nhõm.
 c/ Xấu xa.
 d/ Xấu xí.
 e/ Tan tành.
 f/ Tan tác.
4/ Đặt câu:
a/ Lan có dáng người nhỏ nhắn.
b/ Bạn bè không nên để bụng những chuyện nhỏ nhặt
c/ Bé Hồng nói chuyện với mọi người nhỏ nhẻ, từ tốn.
d/ Anh ấy tính rất nhỏ nhen
e/ Món quà tôi tặng tuy nhỏ nhoi nhưng nó chứa đựng tấm lòng to lớn.
5/ Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tót, nấu nướng, ngu ngôc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều là từ ghép. Chúng có sự trùng hợp ngẫu nhiên vềphụ âm đầu.
6/ + Chiền trong chùa chiền Ø có nghĩa là chùa.
 + Nê trong no nê Ø có nghĩa là đủ đầy.
 + Rớt trong rơi rớt Ø có nghĩa là rơi.
 + Hành trong học hành Ø có nghĩa là làm, thực hành.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
Nhận diện từ láy trong một văn bản đã học.
 4. Củng cố:	(3’)
Gọi HS đọc phần đọc thêm trong sgk/44.
- Từ láy có mấy loại? Nêu cấu tạo từng loại?
- Nghĩa của từ láy?
 5. Dặn dò: 	(2’)	
 *Bài cũ:
 - Hoàn tất các bài tập vào vở
 - Nắm chắc đặc điểm 2 loại từ láy
 *Bài mới: 
 Chuẩn bị cho bài: Quá trình tạo lập văn bản.
 + Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
 + Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
C/ Hướng dẫn tự học.
 Nhận diện từ láy trong một văn bản đã học.
Tuần 3
Tiết: 12	
Ngày soạn: 28/8/2011 
Ngày dạy: 31/8/2011 Tập làm văn.
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được các bước của của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
 - Cúng cố kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu văn bảnvà thực tiễn nói.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
 1. Kiến thức: 
 Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
 2. Kĩ năng: 
 Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết , mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 
2. Kiểm tra : (5’) 
 ? Một văn bản có tính mạch lạc là một văn bản như thế nào ?
3. Giôùi thieäu:(1’)
Các em vừa học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản . Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kĩ năng, kiến thức đó để làm gì ? Chỉ để hiểu thêm về văn bản thôi hay còn vì lí do nào khác nữa ? Để các em hiểu rõ và nắm vững hơn về vấn đề mà ta đã học. Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về một công việc mà các em vẫn làm đó là “ Qúa trình tạo lập văn bản”.
Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (20’)
 *Xác định bước 1.
 Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tậpTan trường, em muốn chạy về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Theo em, văn bản ấy có nội dung gì ?
? Em sẽ nói cho ai nghe?
? Nói để làm gì ?
? Tương tự như thế điều gì đã thôi thúc ngưòi ta phải viết thư ?
? Có phải cứ nói( viết) ra điều mình muốn sẽ tao nên một văn bản tối hay không ?
Chốt: Từ đó cho thấy muốn cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả (ở văn bản viết và nói) trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích rõ ràng.
? Để tạo lập một văn bản, em cần định hướng những gì ?
* Xác định bước 2.
? Sau khi đã xác định 4 vấn đề đó, cần phải làm gì để viết được văn bản ?
- Gợi cho HS nhớ lại tình huống đã nêu.
? Để cho cha mẹ dễ dàng hiểu được những điều em muốn nói thì em cần phải xây dựng bố cục như thế nào ?
- Có thể hướng dẫn HS chi tiết hoá phần Thân bài, chẳng hạn :
+ Trước đây em học chưa được tốt (lí do).
+Mỗi khi thấy các bạn được khen thưởng em có suy nghĩ gì ?
+ Từ đó em phấn đấu quyết tâm ra sao ?
+ Em được thưởng có xứng dáng không ?
Ü Chốt lại : Xây dựng bố cục cho văn bản sẽ giúp các em nói, viết mạch lạc dễ dàng dẫn cho người đọc (người nghe)nắm bắt được vấn đề.
Xác định bước 3.
? Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn bản thì đã tạo được một văn bản chưa ?
? Em hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt những yêu câu gì trong các yêu cầu dưới đây :
- Đúng chính tả. 
- Đúng ngữ pháp.
- Dùng từ chính xác.
- Sát với bố cục.
- Có tính liên kết.
- Có mạch lạc.
- Kể chuyện hấp dẫn.
- Lời văn trong sáng.
ð Chốt lại : Công việc diễn đạt thành văn là rất quan trọng, vì thế chúng ta phải chú ý các yêu cầu trên để văn bản đạt được mục đích giao tiếp.
Xác định bước 4.
? Sau khi hoàn thành, văn bản có cần được kiểm tra không ?
? Sự kiểm tra ấy dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?
v Tóm lại, để tạo lập một văn bản, chúng ta cần thực hiện những bước nào ?
- Trình bày thành tích học tập, giải thích lí do tại sao mình đạt được kết quả tốt như thế.
- Đối tượng cha, mẹ.
- Để cho cha mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang của mình. ( mục đích).
- Khi người ta muôn gửi gắm một điều gi đó thật cần thiết đến đối tượng .
- Chắc chắc là không.
- Trước tiên phải xác định rõ 4 vấn đề : Viết để làm gì ? Viết về cái gì ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong các vấn đề cũng không thể tạo ra một văn bản có hiệu quả
- Xây dựng bố cục.
- Bố cục ấy gồm ba phần :
+ Mở bài : Giới thiệu buổi lễ khen thưởng của nhà trường.
+ Thân bài: trình bày lí do em được khen thưởng.
+ Kết bài : cảm nghĩ của em.
- Chưa phải là văn bản mà phải viết thành văn.
- Khi viết thành văn bản cần phải đạt được tất cả các yêu câu trên. Vì những yêu cầu ấy không thể thiếu được đối với mọi văn bản viết, chỉ trừ yêu cầu “ kể chuyện hấp dẫn “ là không bắt buộc đối với các văn bản không phải là văn bản tự sự.
- Cần được kiểm tra kĩ, cẩn thận.
- Đó là xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa, đồng thời sửa lỗi chính tả, cách dùng từ ngữ.
- Đọc to ghi nhớ.
A/ Tìm hieåu chung về các bước tạo lập văn bản
- Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước :
 - Định hướng chính xác : văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào ?
 - Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đùng định hướng trên.
 - Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
 - Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu câu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
- Gọi HS đọc bài tập 1.
- Nêu từng câu hỏi SGK / 46.
- Nhận xét.
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Nêu từng câu hỏi
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Nêu từng câu hỏi
- Hướng dẫn HS làm BT 4 ở nhà.
? Em hỹa thay mặt En-ri-cô viết tư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót buông lời thiếu lế độ với mẹ kính yêu.
- Đọc.
- Tuần tự trả lời.
Bài tập 1:
a/ Khi tạo lập văn bản , điều mình muốn nói là thật sự cần thiết.
b/ Đa số là chưa quan tâm lắm đến việc viết cho ai.
c/ Bài văn chưa xây dựng dần bài trước khi làm sẽ dẫn đến các ý lộn xộn, không mạch lạc.
d/ Sau khi viết xong cần kiểm tra sửa chữa.
Bài tập 2:
a/ Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp các bạn khác.
b/ Bạn luôn hướng về thầy, cô xưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho các bạn HS, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.
 Bài tập 3:
a/ Dàn bài chỉ là đề cương chứ chưa phải là văn bản. Vì thế, chỉ cần rõ ý, mà không viết thành những câu trọn vẹn.
b/ Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớ của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số la mã: I, II, III,.. hoặc hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C,. Các mục nhỏ là một khía cạnh của các ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường. Các mục lớn và mục nhỏ cần phải có kí hiệu một cách thống nhất.
II/ Luyện tập.
 Bài tập 1:
a/ Khi tạo lập văn bản , điều mình muốn nói là thật sự cần thiết.
b/ Đa số là chưa quan tâm lắm đến việc viết cho ai.
c/ Bài văn chưa xây dựng dần bài trước khi làm sẽ dẫn đến các ý lộn xộn, không mạch lạc.
d/ Sau khi viết xong cần kiểm tra sửa chữa.
Bài tập 2:
a/ Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp các bạn khác.
b/ Bạn luôn hướng về thầy, cô xưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho các bạn HS, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.
 Bài tập 3:
a/ Dàn bài chỉ là đề cương chứ chưa phải là văn bản. Vì thế, chỉ cần rõ ý, mà không viết thành những câu trọn vẹn.
b/ Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớ của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số la mã: I, II, III,.. hoặc hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C,. Các mục nhỏ là một khía cạnh của các ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường. Các mục lớn và mục nhỏ cần phải có kí hiệu một cách thống nhất.
Bài tập 4:
 Cần thực hiện các bước :
a/ Định hướng văn bản :
 - Viết cho bố.
 - Viết để nói về sự ân hận của mình.
 - Viết để xin bố tha lỗi.
b/ Tìm ý, sắp xếp ý :
 - Cảm xúc khi đọc thư bố.
 - Sự ân hận về lỗi lầm của mình.
 - Hành động cụ thể để sửa chữa lỗi lầm.
c/ Diễn đạt thành văn bản.
d/ Kiểm tra lại văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
4. Củng cố:	(3’)
Để tạo một văn bản,người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước như thế nào?
 5. Dặn dò: 	(2’)	
 *Bài cũ: 
- Hoàn tất các bài tập vào vở - Năm chắc các bước tạo lập văn bản
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát than thân.
 - Đọc, trả lời câu hỏi sgk. 
 - Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
GV nhaän xeùt tieát hoïc.
III/ Hướng dẫn tự học.
 Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – Văn tự sự và miêu tả ( làm ở nhà )
 * Đề : Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú ( hoặc cảm động, hoặc buồn cười,) mà em đã gặp ở trường.
 * Dàn bài :
I/ Mở bài :
 Giới thiệu câu chuyện sắp kể với bố mẹ.
II/ Thân bài:
- Nguyên nhân xảy ra câu chuyện.
- Diễn biến chi tiết.
- Kết cục của câu chuyện ấy
III/ Kết bài :
 Cảm nghĩ của em qua câu chuyện đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 7 -Tuần 3.doc