Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 117: Văn bản: Quan âm thị kính

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 117: Văn bản: Quan âm thị kính

Mục tiêu:

 a) Kiến thức:

 - Hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống.

 - Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính” nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, hành động nhân văn) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”

 b) Kĩ năng:

- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính”)

 c) Tư tưởng:

- Lòng cảm thương sâu sắc với người phụ nữ.

2. Chuẩn bị :

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 117: Văn bản: Quan âm thị kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/4/2011	 Tuần 32	 Ngày giảng 7A,D: 4/4/2011
 Tiết : 117 
Văn bản:	QUAN ÂM THỊ KÍNH
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: 
 - Hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống.
 - Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính” nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, hành động nhân văn) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
 	b) Kĩ năng: 
- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính”)
 c) Tư tưởng: 
- Lòng cảm thương sâu sắc với người phụ nữ.
2. Chuẩn bị :
 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Câu hỏi: Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã? 
 Trả lời: Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ...Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.
b. Bài mới:
 Giới thiệu bài: (1’) NT sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú và độc đáo: Chèo, tuồng, rối nước..Trong đó vở chèo Quan Âm thị kính là một trong những vở chèo tiêu biểu nhất.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Hỏi: Qua tìm hiểu bài em hiểu thế nào là chèo ?
Hỏi: Dựa vào phần chú thích, nêu ra đặc điểm cơ bản của chèo ?
Gv: Tích truyện có tính giáo huấn theo quan niệm "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác", thông cảm với số phận người lao động.
Gv : Vd Nhân vật lão thì mặc áo điều, quần lụa bạch.
Nhân vật nữ chính mặc áo hồng lồng xa đen.
Gv: hướng dẫn đọc: đọc theo kiểu phân vai.
- Người dẫn chuyện: Đọc tên các nhân vật, các lời chỉ dẫn . Giọng chậm, rõ, bình thản.
- Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi.
- Thị Kính: Giọng từ âu yếm, ân cần, chuyển sang đau đớn, nghẹn tủi, thê thảm ..
- Sùng bà: Giọng nanh nọc, ác độc, có lúc quát thét.. .
- Sùng ông: lèm bèm vì nghiện ngập, a dua theo vợ...
- Nhân vật Măng ông:
+ Mừng -> ngạc nhiên, đau khổ và bất lực, cam chịu.
Hỏi: Dựa vào phần tóm tắt SGK, em hãy tóm tắt lại vở chèo ?
Gv : chú ý một số từ khó cho học sinh.
Hỏi: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích ?
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ?
Gv: Tích truyện xoay quanh trục "bĩ cực thái lai". Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành Phật. Đây là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta.
Hỏi: Phần đầu (Nàng ơi đã bao lâu thiếp xoá tà một mực) là cảnh sinh hoạt gia đình. Em có cảm nhận gì về cảnh sinh hoạt đó ?
Hỏi: Thị Kính đã có những cử chỉ chăm sóc chồng ntn ?
Hỏi: Qua cử chỉ lời nói của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này ?
- Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức chèo sân khấu .....
a, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức:
b, Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố NT:
c. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu cao: Thể hiện ở nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát và múa.
d. Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:
- Cái bi: Hình ảnh cuuộc đời đau thương, người nông dân, phụ nữ.
- Cái hài: tập trung ở vai hề.
- Đóng vai -> đọc 
- Tóm tắt (3 đoạn chính)
+ án giết chồng.
+ án hoang thai.
+ Oan tình được giải - Thị Kính lên toà sen.
- Đọc tìm hiểu các từ khó.
- Nằm ở nửa sau phần I
- Bố cục: ba đoạn nhỏ:
a, Cảnh Thị Kính xén râu mọc ngược nơi cằm chồng.
b, Cảnh vợ chồng Sùng Ông - Sùng bà dồn dập vu oan cho con dâu, đuổi Thị Kính về nhà cha mẹ đẻ.
c, Thị Kính quyết định trá hình Nam tử đi tu.
® Là cảnh sinh hoạt ấm cúng : chồng dùi mài kinh sử, vợ ngồi cạnh may vá, thêu thùa. Chồng thiu thiu ngủ, vợ ngồi quạt cho chồng. 
- Cử chỉ ân cần, dịu dàng : khi chồng ngủ dọn llại kỉ rồi ngồi quạt cho chồng .
® Là người vợ thương chồng. Hình ảnh người vợ thương chồng, vì chồng. Tình cảm của Thị Kính đối với chồng rất chân thật, tự nhiên.
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
(20’)
1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của chèo: 
- Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức chèo sân khấu (trước kia diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Chèo được nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc bộ
 - Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức.
- Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố NT.
- Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu cao:,
- Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài.
2. Đọc, Tóm tắt vở chèo: 
3. Giải thích từ khó: 
4. Vị trí và bố cục đoạn trích 
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở nửa sau phần I
- Bố cục: ba đoạn nhỏ:
II. Phân tích:
1. Cảnh sinh hoạt gia đình: (5’)
® Vợ thương chồng, vì chồng. Tình cảm chân thật tự nhiên.
c. Củng cố, luyện tập: (2’)	
 Nêu chủ đề chính của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
 ® Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cuối cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
 d. Hướng dẫn về nhà (1')
 - Nắm tư tưởng chủ để của đoạn trích và tính cách hai nhân vật chính (Thị Kính và Sùng bà)
 - Soạn bài “Quan Âm Thị Kính " (TT)
Ngày soạn: 1/4/2011	 Ngày giảng 7A,D: 4/4/2011
Tiết : 118 	
 Văn bản:	QUAN ÂM THỊ KÍNH (Tiếp ..)
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: 
- Hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống.
 - Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính” nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, hành động nhân văn) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
 	b) Kĩ năng: Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính” 
 	c) Tư tưởng: Lòng cảm thương sâu sắc với người phụ nữ.
2. Chuẩn bị :
 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ : (4')
 	 Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về chèo?
 Đáp án: Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu. Sân khấu chèo có tính tổng hợp. Đây là kịch, hát, múa
 GV nhận xét và cho điểm.
* Giới thiệu bài mới (1'): 
 Tiết trước các em đã được tìm hiểu saơ lược về hai nhân vật trong văn bản, tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp
b. Bài mới
H§ CñA GI¸O VI£N
H§ CñA HäC SINH
GHI B¶NG
Hỏi: Những hành động của Sùng bà đối với Thị Kính ? 
Hỏi: Liệt kê lời nói của Sùng bà ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của Sùng bà đối với Thị Kính ?
Hỏi: Theo em, mụ đuổi Thị Kính đi ngoài lí do cho rằng Thị Kính âm mưu giết chồng ra, còn có lí do nào khác nữa không ? 
Hỏi: Qua những hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính, em thấy Sùng bà là loại người ntn?
Gv: Từ khi Sùng bà xuất hiện, cùng với hành động và ngôn ngữ mụ đã trấn áp Thị Kính, Thị Kính muốn phân trần, kêu oan nhưng hoàn toàn không có cơ hội. Nhìn dáng vẻ vội vã đau đơn của nàng, chúng ta ai cũng cảm thấy chua xót. 
Hỏi: Tr­íc khi m¾c oan, ThÞ kÝnh lµ ng­êi phô n÷ cã nh÷ng ®øc tÝnh g× ?
Hỏi: Sù viÖc c¾t r©u chång cña ThÞ KÝnh ®· bÞ Sïng bµ khÐp vµo téi nµo ? 
Hỏi: Như vậy, Thị Kính đã mấy lần kêu oan ? Kêu oan với ai ?
Hỏi: Thái độ của Thiện Sĩ chồng nàng và mẹ chồng nàng ra sao ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ của Sùng bà khi Thị Kính van xin ?
Hỏi: Lên kêu oan nào của Thị Kính mới được sự cảm thông ? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó ?
 Hỏi: Trước khi Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác?
Hỏi: Em hãy tìm những cử chỉ lời nói biểu hiện hiểu rõ tâm trạng của Thị Kính ?
Hỏi: Hình ảnh Thị Kính cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt tay có ý nghĩa gì?
Hỏi: Em có nhận xét gì về những từ ngữ, hình ảnh sử dụng trong lời than thở của Thị Kính ?
Hỏi: Cuối cùng thị Kính đã quyết định “trá hình nam tử bước đi tu hành” Tại sao nàng chọn con đường đó ?
- HS đọc lại “Hú vía, kề cổ mày  về cùng cha con ơi !”
Sùng bà:
Hành động :
- Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.
- Bắt Thị Kính ngửng mặt lên.
- Không cho Thị Kính phân bua 
- Dúi tay Thị Kính ngã khuỵ xuống
Lời nói :
- Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ?
- Tuồng bay mèo mả gà đồng.
- Này con kia ! 
- Chém bổ, băm vằm xả xích mặc!
- Phi mặt gái trơ như mặt thớt !
- Này con kia ! 
® Đay nghiến, mắng nhiếc tàn nhẫn chua ngoa, hợm của, khoe dòng giống. 
(Thảo luận)
® Lí do sâu xa : quan hệ giai cấp
Dẫn chứng : thể hiện ngay trong ngôn ngữ của mụ :
Giống nhà bà . / tuồng bay 
nhà bà đây  / mày là 
trứng rồng / đồng nát
trứng rồng  / ngựa bất kham
® Kẻ ác, hám của, khoe dòng giống, cả vú lắp miệng em.
T×nh yªu th­¬ng chång trong s¸ng, ch©n thËt.
- Giết chồng
Lần 1: Với mẹ chồng. Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẽ ơi!
Lần 2: Vẫn với mẹ chồng :”Oan cho con lắm mẹ ơi !”
Lần 3 : Với chồng : “Oan thiếp lắm chàng ơi!”
Lần 4 : 1 lần nữa kêu oan với mẹ chồng : “Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!”
Lần 5 : Với cha (Mãng Ông) Cha ơi ! Oan cho con lắm 
® Thái độ của Thiện Sĩ không phản ứng cũng chẳng nói năng gì cả rồi theo mẹ đi vào.
Chỉ là thứ lửa đổ thêm dầu càng làm bùng lên những lời đay nghiện vô lí, tàn nhẫn. 
Kêu oan với cha (Mãng ông) Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Dù biết con oan nhưng
 Trước khi đuổi Thị Kính, Sùng bà và Sùng ông còn dựng lên một vở kịch tàn ác. lừa Mãng ông sang ăn cử cháu, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con về. 
® Cử chỉ Thị Kính dẫn cha đi một quãng  Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại thở than...
 Lời nói: Thương ôi, bấy lâu sắt cầm tịnh hảo.
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi. 
Thể hiện nỗi đau câm lặng, quặn thắt. Tất cả bằng những bằng chứng về sự thuỷ chung kia giờ đây đã bị coi như dấu vết của sự thất tiết. Một sự đảo lộn đột ngột, ghê gớm. 
® là những từ ngữ, hình ảnh đối lập : 
bấy lâu >< chăn gối lẻ loi.
® Thị Kính muốn quên đi nỗi đau và tỏ rõ mình là người đoan chính.
® Ghi nhớ.
2. Thị Kính và Sùng Bà (21’)
* Sùng bà:
 Kẻ ác, hám của, khoe dòng giống, cả vú lắp miệng em..
* Thị Kính
T×nh yªu th­¬ng chång trong s¸ng, ch©n thËt.
 5 lần kêu oan.
3. Cảnh Thị Kính ra đi : (10')
® đau đớn, dằn vặt cam chịu, tìm cách giải thoát bằng con đường tu hành.
III. Tổng kết :(5’)
Ghi nhớ : SGK 121
 c. Củng cố (3'):
 - Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính” 
 ® Nói về những oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được.
d. Hướng dẫn về nhà(1')
 - Nắm tư tưởng chủ để của đoạn trích và tính cách hai nhân vật chính (Thị Kính và Sùng bà)
- Soạn bài “Ôn tập văn học.”
Ngày soạn : 4/4/2011 	 Ngày giảng 7A: 8/4/2011
	 7D: 7/4/2011
Tiết : 119. Tiếng việt: DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 	b) Kĩ năng:
 - Vận dụng những kiến thức dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để làm bài tập.
 c) Tư tưởng:	
 - Ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói viết.
2. Chuẩn bị :
 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : (4')
 	 Câu hỏi: Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê?
 	 Đáp án: - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
- Xét về cấu tạo có: LK theo từng cặp và LK không theo từng cặp.
- Xét về ý nghĩa: LK tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
 GV nhận xét và cho điểm.
 	 Giới thiệu bài mới (1'): Trong khi nói và viết người ta thường sử dụng dấu chấm lửng và dâu hai chấm. Vây sử dụng chúng có tác dụng gì?...
b. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Treo bảng phụ
Hỏi: Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng dùng để làm gì?
Hỏi: Từ bài tập trên hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
Gv: chốt lại mục ghi nhớ.
Bài tập vận dụng: Dấu chấm lửng trong những câu sau có td gì?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...
Gv: Treo bảng phụ
Hỏi: Trong các ví dụ trên dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
Hỏi: Theo em có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
Giải thích: Các bộ phận liệt kê sau dấu , không thể bình đẳng với các phần nêu trên. Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm.
Hỏi: Qua ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về tác dụng của dấu chấm phẩy?
Gv: Chốt lại mục ghi nhớ
Hỏi: Nêu tác dụng của các dấu chấm lửng?
Hỏi: Đọc yêu cầu của bài
HD HS viết bài, viết đoạn văn khoảng 5 câu
- Đọc ví dụ
a, Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b, Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c, Làm giàu nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ "bưu thiếp".
- Rút gọn phần liệt kê chưa thông báo.
- Thể hiện lời nói bỏ dở ngập ngừng, ngắt quãng.
- Giãn nhịp câu văn tạo sắc thái bất ngờ, dí dỏm
- Đọc
- Thảo luận
à Biểu hiện phần liệt kê tương tự không viết ra
HS đọc ví dụ.
a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép LK phức tạp.
 a, Có thể thay dấu; bằng dấu , được và nội dung của câu không bị thay đổi.
b, Không thay được vì:
- Các phần liệt kê sau dấu ; bình đẳng với nhau.
- Td: + Đánh dảnhanh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
- Đọc
Suy nghĩ lên bảng trình bày
Lớp nhận xét
Làm bài độc lập
Đọc trước lớp
- Thảo luận viết bài
I. Dấu chấm lửng(12')
1, Ví dụ:
2, Nhận xét:
Dấu chấm lửng dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sợ vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
- Thể hiệnchỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giàu nhịp điệu của câu văn làm giàu sắc thái dí dỏm, hài hước.
* Ghi nhớ: sgk
II. Dấu chấm phẩy(10')
Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Td: + Đánh dảnhanh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyên tập(14')
1. Bài tập 1:
a. Dạ, bẩm : Biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, dứt quãng do sợ hãi, lung túng.
b. Biểu thị lời nói bị bỏ dở.
c. Biểu thị phần LK chưa viết ra.
2. Bài tập 2:
a, b, c,à Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
3. Bài tập 3.
Viết đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng.
 	c. Củng cố (3') 
Tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phảy ?
Hs trình bày
 	d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà(1')
- Nắm được nội dung bài học.
- Lấy được ví dụ và viết đoạn văn dùng các loại dấu trên.
- Chuẩn bị trước bài: Dấu gạch gang.
Ngày soạn : 4/4/2011 	 Ngày giảng 7A: 8/4/2011
	 7D: 7/4/2011
Tiết : 120. Tập làm văn: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Hiểu được tình huống cần viết văn bản đề nghị : khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì ? 
 	b) Kĩ năng:
 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
 	c) Tư tưởng:
 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
2. Chuẩn bị :
 	 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ : (4')
 	 Câu hỏi: Thế nào là văn bản hành chính? Kể tên một số văn bản hành chính?
 	 Đáp án: - .Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
VD: Thông báo, đề nghị, báo cáo , hợp đồng.
 GV nhận xét và cho điểm.
 * Giới thiệu bài mới (1'): Ở tiết trước các em đã di tìm hiểu về đặc điểm mục đích và nội dung của một loại văn bản hành chính. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một văn bản cụ thể.
b. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Y/c: Hs đọc hai văn bản đề nghị / SGK 124, 125
Hỏi: Hai văn bản trên đã đề nghị điều gì ? 
Hỏi: Từ hai văn bản trên, em hãy cho biết khi nào thì làm văn bản đề nghị ?
Hỏi: Em hãy nêu nhận xét nội dung hình thức của hai văn bản đề nghị đó ?
Hỏi: Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị ?
Y/c: Hs phân biệt tình huống nào phải viết văn bản đề nghị:
a. Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
b. Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.
c. Sắp thi học kỳ, cả lớp cần trao đổi thêm về môn toán.
d. Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy cô giáo phải dừng lại giải quyết 
Hỏi: Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục được trình bày theo thứ tự nào ?
Hỏi: Cả 2 văn bản có điều gì giống và khác nhau ?
Hỏi: Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị ?
Hỏi: Từ 2 văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị 
Hỏi: Em hãy nêu dàn mục của một văn bản đề nghị ?
Hỏi: Theo em tên văn bản đề nghị thường được viết như thế nào ?
Hỏi: Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày ra sao ?
Yêu cầu HS đọc bài tập
Nhận xét bài làm bổ sung góp ý
- Đọc
+ Văn bản 1 : Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bản đen của lớp.
+ Văn bản 2 : Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ gây hậu qủa xấu về vệ sinh môi trường trong khu tập thể.
 - Đọc
- Ngắn gọn, rõ ràng (nêu được các mục : ai đề nghị, đề nghị ai ? đề nghị điều gì 
- Đề nghị ban giám hiệu nhà trường cho thay các bóng đèn bị hỏng của lớp.
a,Viết văn bản đề nghị cho cả tập thể lớp đi xem vì bộ phim có liên quan đến nội dung học tập.
b,Viết văn bản tường trình việc mất xe đạp.
c,Viết văn bản đề nghị giáo viên bộ môn toán bố trí buổi phụ đạo.
d,Viết văn bản kiểm điểm cá nhân vì đã phạm lỗi trong giờ học.
Quốc hiệu, ngày và nơi làm giấy đề nghị, gửi ai, ai gửi, đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?
+ Giống : Cách trình bày các mục.
+ Khác : nội dung đề nghị.
® Ai đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì 
Ghi nhớ 2.
Phần dàn mục SGK / 126 
Viết in hoa, khổ chữ to. 
+ Khoảng cách mỗi phần : cách nhau 2 – 3 dòng 
+ Không viết sát lề giấy.
+ Không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
+ Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý.
HS trao đổi, rút ra nhận xét.
Thảo luận nhóm 
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị : (10')
* Tìm hiểu bài :
* Ghi nhớ : SGK / 126
II. Cách làm văn bản đề nghị (15')
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị :
- Các phần quan trọng :
+ Ai đề nghị ?
+ Đề nghị ai ?
+ Đề nghị điều gì ?
+ Đề nghị để làm gì ?
* Ghi nhớ : sgk/126
2. Dàn mục một văn bản đề nghị :
+ Quốc hiệu và tiên ngữ.
+ Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.
+ Tên văn bản.
+ Nơi nhận đề nghị.
+ Người (tổ chức) đề nghị.
+ Nêu sự việc lý do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
+ Ký tên.
3. Lưu ý :
+ Khoảng cách mỗi phần : cách nhau 2 – 3 dòng 
+ Không viết sát lề giấy.
+ Không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
III. Luyện tập (12')
1- Bài tập 1
+ Giống nhau : Lí do viết đơn và lí do viết văn bản đề nghị đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
+ Khác nhau :
Bài tập a : nguyện vọng cá nhân
Bài tập b : nhu cầu của một tập thể.
2- Bài tập 2
* Các lỗi thường mắc 
c. Củng cố (2'): 
- Khi nào ta làm văn bản đề nghị ?
- Nêu cách làm một văn bản đề nghị ?
- Cần lưu ý điều gì khi viết văn bản đề nghị ?
 d. Hướng dẫn về nhà(1')
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Thuộc dàn bài của văn bản đề nghị.
- Chuẩn bị bài : Văn bản báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc