Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 137: Chương trình địa phương - Phần tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 137: Chương trình địa phương - Phần tiếng Việt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học giúp học sinh:

- Luyện tập các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do địa phương hay gặp.

- Học sinh có thói quen nói và viết đúng chính tả trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV: sgk + sgv Ngữ văn 7

 - HS: Ôn tập lại kiến thức về chính tả đã học.

C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 137: Chương trình địa phương - Phần tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Tiết 137:
Chương trình địa phương
	Phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài học giúp học sinh:
- Luyện tập các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do địa phương hay gặp.
- Học sinh có thói quen nói và viết đúng chính tả trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị :
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Ôn tập lại kiến thức về chính tả đã học.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cần đạt
* GV nêu yêu cầu rèn luyện chính tả phù hợp với địa phương mình. Đồng thời giới thiệu thêm về các tỉnh khác.
- GV đọc cho học sinh chép chính tả 1 bài thơ hoặc đoạn văn xuôi :
- HS viết bài theo lời đọc của giáo viên.
? Hãy chép theo trí nhớ 1 đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
- HS tự nhớ lại và viết bài trong thời gian 7 phút.
I. yêu cầu Rèn luyện chính tả
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
- Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi. 
- VD: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.
2. Đối với các tỉnh miền Trung, Nam
- Viết đúng tiếng có phụ âm cuối dễ mắc lỗi. VD: c/t; n/ng.
- Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi. VD: dấu hỏi/ dấu ngã.
- Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi. VD: i/iê; o/ô.
- Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi. VD: v/d.
II. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
1. Nghe - viết: 
- Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư (Lí Bạch)
- Bài văn: Một thứ quà của lúa non (Thạch Lam)
2. Nhớ - viết một bài thơ và văn xuôi
4. Củng cố kiến thức: 
	- Địa phương Hải Dương nói không đúng chính tả những âm tiết nào?
	- GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Tiếp tục làm bài tập chính tả trong SGK.
	- Ôn tập lại toàn bộ chương trình Tiếng Việt.
------------------------------------------------
Tiết 138:
Chương trình địa phương
	Phần tiếng Việt
 (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
	Qua bài học giúp học sinh:
- Tiếp tục luyện tập các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do địa phương hay gặp.
- Học sinh có thói quen nói và viết đúng chính tả trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị :
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Ôn tập lại kiến thức về chính tả đã học.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cần đạt
? Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống trong các từ: 
...ân lí, ....ân châu, .....ân trọng, ....ân thành
? Điền dấu thích hợp vào những chữ sau:
mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì.
? Chọn các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống thích hợp: liêm......; dũng ......; ......khí; ......vả
? Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái, đặc điểm, tính chất:
- bắt đầu bằng ch hoặc tr
- có thanh hỏi, thanh ngã
? Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn
- GV hướng dẫn HS lập sổ tay chính tả những từ hay nói, viết sai.
III. Làm bài tập chính tả
Bài tập 1:
 Điền vào chỗ trống như sau:
- chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
- mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- dành dụm, để giành, tranh giành, giành độc lập.
- liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả
Bài tập 2:
Tìm từ theo yêu cầu:
- Từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất bắt đầu bằng ch hoặc tr: 
Ví dụ: chạy, trèo , trốn, cho, tranh chấp, trốn tránh, chua chát, ....
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
Ví dụ: khoẻ khoắn, rõ ràng, ....
Bài tập 3:
 Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
Ví dụ: n - l...
- Vì trời mưa nên tôi đi học muộn
- Đi nhanh lên.
IV. lập sổ tay chính tả
	4. Củng cố kiến thức: 
	- Khi nói hoặc viết, em thường mắc những lỗi chính tả nào ?
	- GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
	5. Hướng dẫn về nhà:	
	- Lập sổ tay chính tả để ghi những từ hay nói, viết sai.
	- Ôn tập lại toàn bộ chương trình Tiếng Việt.
 ********************************
Tiết 139 + 140:
Trả bài kiểm tra học kỳ II
A. Mục tiêu cần đạt
 	Qua giờ trả bài giúp học sinh:
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, của bạn.
- Biết cách và có hướng sửa chữa những khuyết điểm đã mắc. 
- Rút kinh nghiệm các bài làm tiếp theo.
B. Chuẩn bị: 
- GV: chấm bài, vào sổ điểm, tổng hợp kết quả.
- HS : xem lại kết quả bài kiểm tra.
C/ tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : 
Lớp 7C:
Lớp 7D : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không.	
3. Bài mới : 
- HS đọc lại đề bài
- HS trình bày cách làm của mình ở từng câu, HS khác nhận xét, G chốt đáp án từng câu, công bố biểu điểm cho từng ý cụ thể
- Giáo viên trả bài để cho học sinh tự đối chiếu bài làm của mình với đáp án – biểu điểm.
- Học sinh chữa lỗi ở bài làm của mình.
- Học sinh nêu ý kiến thắc mắc về bài chấm( nếu có), G giải đáp
* Giáo viên nhận xét chung:
+ Ưu điểm.
- Biết xác định đúng yêu cầu đề bài.
- Phần viết văn thể hiện kỹ năng tự luận đã có những bài viết khá, ý nghĩa rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn có hình ảnh.
- Phần Tiếng Việt, đa số các em làm tốt, nắm chắc kiến thức về câu chủ động, câu bị động, câu có cụm C-V mở rộng, phép liệt kê
- Phần văn bản: Nắm được những yêu cầu cơ bản của 2 văn bản: Sống chết mặc bay và ý nghĩa văn chương
+ Khuyết điểm.
- Một số em 
- Một vài bài văn làm còn thể hiện sự nhầm lẫn nên gạch, xoá chưa rõ ràng.
- Một vài ý trong bài văn làm còn chưa được nắm chắc nên chưa có kết quả đúng.
- Chữ viết chưa cẩn thận, chưa đẹp.
- Còn nhầm lẫn khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Tìm biện pháp liệt kê chưa chính xác.
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê chưa rõ ràng.
- Nhiều bài viết văn ý tứ còn nghèo nàn, câu văn diễn đạt chưa lưu loát.
- Đặc biệt là hiện tượng mắc lỗi chính tả còn nhiều.
* Đề bài - đáp án:
Câu 1: 
a.- Liệt kê: đinh, lim, sến, táu, gụ
- Kiểu liệt kê: Không tăng tiến
b. Cụm C-V làm phụ ngữ của cụm DT: con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa
c. C1: Cây phượng vĩ ấy đã bị người ta chặt đi
C2: Cây phượng vĩ đã bị chặt đi
Câu 2: 
* Tương phản: Cảnh hộ đê của dân chúng- cảnh ăn chơI bài bạc của bọn quan lại trong đình
* Tăng cấp: 
- Mức độ nguy cấp của con đê: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà càng lên cao, thế đê ngày càng yếu, thế nước càng mạnh
- TháI độ của quan phụ mẫu từ chỗ thờ ơ, vô trách nhiệm đến vô nhân đạo.
-> Tác dụng: Làm cho câu chuyện hấp dẫn, tâm lí , tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét. Qua đó phản ánh bộ mặt đen tối, nỗi thống khổ của người dân trong xã hội đương thời.
Câu 3: 
_ Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người rộng ra là thưuơng cả muôn vật, muôn loài
- Đó là quan niệm đúng đắn, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về văn chương, thể hiện tinh thần nhân văn đẹp đẽ của con người.
Câu 4: 
1. Mở bài: - Dẫn dắt: Học có vai trò vô cùng to lớn với cuộc sồng con người.
- Nêu vấn đề, trích dẫn câu nói của Lê Nin
2. Thân bài
a. Câu nói có ý nghĩa như thế nào?
- Học : tiếp thu, lĩnh hội tri thức
- Học nữa, học mãi: Học không ngừng không nghỉ
-> Trong cuộc sống, việc học là suốt đời
b. Vì sao cần phảI học?
- Không học thì không biết, không có tri thức, không có kĩ năng sống.
- Kho tri thức của loài người là vô tận, có học cả đời cũng không hết
- Xã hội luôn phát triển, đòi hỏi phảI có những con người phù hợp với tình hình phát triển ấy. Nếu không học để bổ sung kiến thức sẽ bị tụt hậu
- Học làm giàu vốn tri thức, giàu kĩ năng sống, giúp con người sống nhân áI hơn, tự tin hơn trước cuộc đời
c. Học thế nào để có kết quả?
- Chăm chỉ, siêng năng, kiên trì học hỏi.
- Học ở mọi lúc, mọi nơI, học dưới nhiều hình thức
- Xã hội phức tạp. Vì thế phảI biết chọn điều để học
- Luôn tìm tòi và tiếp cận với cáI mới
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị lời khuyên của Lênin
- Liên hệ với học sinh
* Nhận xét
+ Chữa lỗi
G đưa ra các trường hợp cụ thể, HS phát hiện lỗi, nêu cách sửa
1. Lỗi chính tả
- Học lữa-> học nữa
- Chân trọng-> trân trọng
- Chí tuệ-> trí tuệ
2. Lỗi dùng từ
- Câu tục ngữ “ Học, học nữa, học mãi” là lời khuyên vô cùng bổ ích
-> Từ dùng sai: tục ngữ-> Sửa lại: Câu nói
- Học nữa để bổ sung trí tuệ.
-> Từ dùng sai: trí tuệ-> Sửa lại: tri thức
3. Lỗi diễn đạt
- Học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.Câu nói” Học, học nữa, học mãi” khuyên ta phải coi trọng việc học.
-> Sửa lại: Học có vai trò vô cùng quan trọng. Về vấn đề này, Lênin có lời khuyên “ Học, học nữa, học mãi”.	
+ Kết quả chung.
Lớp
0 – 3,4
3,5 – 4,9
5,0 – 6,4
6,5 – 7,9
8,0 - 10
7C
7D
* Học sinh trao đổi bài cho nhau, tự chấm bài của bạn bằng bút chì và so sánh với kết quả chấm của giáo viên.
4. Củng cố kiến thức : 
 - GV đọc bài văn hay, tiêu biểu cho cả lớp nghe:Thuấn (7C), Quỳnh (7D)
 - GV biểu dương những bài làm làm tốt, rút kinh nghiệm những bài làm chưa tốt.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn lại kiến thức theo nội dung bài kiểm tra. 
- Tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn. 
- Có ý thức ôn luyện tốt trong hè.
Ngày 17 tháng 5 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc