Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17:  Văn bản: Sông núi nước Nam

. Mục tiêu bài học:

- Qua tiết học, giúp học sinh cảm nhận được: Nước Việt Nam của người Việt Nam, không kẻ nào được xâm phạm, xâm phạm sẽ phải thất bại thảm hại. Học sinh cảm nhận được niềm tự hào dân tộc của ông cha ta.

- Giúp các em nắm được dấu hiệu hình thức cơ bản của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tính chất biểu cảm của văn bản này.

- Giáo dục ý thức tự lực tự cường dân tộc.

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích từ ngữ Hán việt.

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 5
tiết 17 
Văn bản: Sông núi nước Nam 
 (Nam Quốc Sơn Hà)
I. Mục tiêu bài học:
- Qua tiết học, giúp học sinh cảm nhận được: Nước Việt Nam của người Việt Nam, không kẻ nào được xâm phạm, xâm phạm sẽ phải thất bại thảm hại. Học sinh cảm nhận được niềm tự hào dân tộc của ông cha ta.
- Giúp các em nắm được dấu hiệu hình thức cơ bản của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tính chất biểu cảm của văn bản này.
- Giáo dục ý thức tự lực tự cường dân tộc.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích từ ngữ Hán việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đọc tài liệu tham khảo thêm về văn học Trung đại, và lịch sử thời đại nhà Lý, Bảng phụ chép phần dịch phiên âm, dịch nghĩa, từ khó 
- HS: Soạn bài, học theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học
Bài mới.
 ? Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học các tác phẩm Trung đại nào? Vậy em hãy nhắc lại thuật ngữ Trung đại có nghĩa là gì?
 - Trung đại: Là vấn đề có tính quy ước do các nhà nghiên cứu văn học dùng để gọi giai đoạn văn học viết thời phong kiến hay còn gọi là văn học trung đại trong thời kỳ đó, ngoài truyện ngắn phát triển, nền thơ ca Trung đại cũng hết sức hấp dẫn và phong phú. Thơ Nôm một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng là “Sông núi nước Nam" giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ đó.
Phương pháp
Nội dung
? Gọi học sinh đọc chú thích - trong SGK
? Nêu hiểu biết của em về tác giả của bài thơ này?
GV: Có người cho rằng đây là bài thơ của Lý Thường Kiệt - Một danh tướng thời Lý Nhân Tông, là người trực tiếp chỉ huy trận chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt (1077)
- Theo giáo sư Bùi Duy Tân thì chưa rõ tác giả bài thơ là ai (cũng có thể là vô danh) vì vậy chúng ta chưa dám khẳng định bài thơ là của ai.
GV: Bài thơ làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: bằng chữ Hán.
? Em có nhận xét gì về số câu, số tiếng, cách gieo vần của bài thơ
GV giải thích: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật là thể thơ mà mỗi bài chỉ có 4 câu, mỗi câu thơ chỉ có 7 chữ, viết theo luật thơ do các thi sỹ đời Đường (618-907) nước Trung Hoa sáng tạo nên.
- Về vần: Mỗi bài có thể có 3 vần chân hoặc 2 vần chân loại 3 vần chân, vần bằng phổ biến nhất chữ cuối 1, 2, 4 vần với nhau.
- Về đối: Phần lớn thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có đối. Cũng có thể đối các cặp câu: 1-2; 3-4; 2-3
- Về cấu trúc:
Câu 1: Gọi là khai (mở ra)
Câu 2: Là thừa
Câu 3: Là chuyển
Câu 4: Là hợp (khép lại)
- Về luật bằng trắc: Các chữ 1, 3, 5 bằng hay trắc đều được. Nhưng các chữ 2, 4, 6 phải đúng luật bằng trắc (nhất tam ngũ bất luận nhị, tứ lục phân minh)
Cụ thể: Trong mỗi câu thơ chữ thứ 2, 4, 6 phải đối thanh
VD: 2 4 6
 Bằng Trắc Bằng
Hoặc Trắc Bằng Trắc
Giữa các câu 1 và 4, 2 và 3 thì các chữ thứ 2, 4, 6 phải đồng thanh (cùng bằng hoặc cùng trắc) 
GV đưa bằng luật bằng trắc để học sinh tham khảo.
Chữ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
1
B (T)
T (B)
B (T)
Vần
2
T (B)
B (T)
T (B)
Vần
3
T (B)
B (T)
T (B)
4
B (T)
T (B)
B (T)
Vần
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, giọng chắc, khoẻ, đọc đúng nhịp 4-3 thể hiện khí thế của bài thơ.
- GV đọc-gọi 2 học sinh đọc, giáo viên giới thiệu thể thơ trong bài thơ (đọc phiên âm rồi đọc dịch nghĩa)
? Đối chiếu với quy định về luật của thơ Đường, em có nhận xét gì về luật thơ ở bài thơ?
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.
- Gieo vần “ư” cuối các câu 1, 2, 4 vần bằng.
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
- Đối nhanh.
? Dựa vào chú thích nêu nghĩa các từ khó?
? Gọi Học sinh đọc 2 câu thơ đầu?
? Nêu nội dung chính của 2 câu thơ đầu?
? Trong câu thơ đầu, theo em những chữ nào thể hiện nội dung đó?
- Nam Đế Cư.
? Giọng điệu của câu thơ có gì đáng chú ý?
- Câu thơ vang lên hùng hồn chắc nịch, trang trọng và đầy tự hào. Thể hiện rõ thái độ chủ quyền của người Việt.
? Nét đặc sắc của những chữ “Nam Quốc", “Đế Cư" là chỗ nào?
- Nam Quốc: Nước Nam, vùng sông núi phía Nam là 1 nước chứ không phải là một quận huyện của Trung Quốc.
- Đế: là chữ quan trọng nhất, không chỉ trong câu mà trong toàn bài thơ. Nó chứng tỏ nước Nam có vua, có chủ, có quốc chủ.
- Chữ đế: thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa.
GV: Trong lịch sử thời phong kiến đã nhiều đời vua Trung Hoa đều tự cho mình có quyền tối thượng thống trị thiên hạ. Hoàng đế Trung Hoa có quyền phong vương cho các nước chư hầu (chúa địa phương). Vua nước ta được phong là An Nam Vương. Nếu vua chư hầu tự xưng vương đã là nghịch tặc, lại dám xưng đế thì quả là đại nghịch bất đạo. Tuy nhiên, với dân tộc ta đó lại chính là chứng tỏ ý thức độc lập, chủ quyền quyết không chịu phụ thuộc vào nước lớn.
? Như vậy câu thơ mở đầu đã khẳng định điều gì?
? Để khẳng định thêm chân lý của dân tộc, câu thơ thứ 2 đã dùng cơ sở nào?
- Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
? Em hiểu thế nào về cơ sở mà câu thơ đã đưa ra?
- Tiệt nhiên: rõ ràng, không thể khác được.
- Định: quyết định.
- Phận: phần đất, giới hạn
* Địa phận: phần đất đã được giới hạn.
- Thiên thư: sách trời.
* Câu thơ muốn khẳng định: chân lý hiển nhiên, ở câu thứ nhất đã được ghi chép, phân định tại sách trời: sách của tạo hoá.
? Theo em, 2 câu thơ nói đến “Nam Đế", “Thiên thư" và “Định phận" nhằm mục đích gì?
- Khẳng định nước ta có vua, tức có người làm chủ, nước có chủ quyền, có độc lập, không những thế sách trời đã phân định rõ ràng thì không thể có ai có thể chối cãi được.
GV: Câu thơ chính là khẳng định một niền tin, một ý trí về chủ quyền Quốc gia, về tinh thần tự lập tự cường dân tộc.
? Trước hoạ ngoại xâm lời tuyên ngôn đó có ý nghĩa gì?
- 2 câu thơ, với niềm tin mãnh liệt về chủ quyền dân tộc đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, căm thù giặc trong lòng nhân dân.
? Gọi học sinh đọc 2 câu thơ cuối phần phiên âm?
? Hãy dịch nghĩa 2 câu thơ?
GV: - Nghịch lỗ: chỉ bọn giặc bạo ngược, làm tráivới đạo trời, lẽ phải.
- Hành khan: sẽ xảy ra, sẽ trải qua.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ?
- Giọng thơ vang lên sang sảng đầy căm giận
? Sử dụng giọng thơ ấy tác giả nhằm mục đích gì?
- Cảnh báo, nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giặc Tống.
? Cách viết câu của tác giả có gì đáng chú ý? Tác dụng? 
- Dùng câu hỏi tu từ ở câu 3
* Tạo cho lời thơ thêm đanh thép
Kiên quyết lột trần bản chất ngông cuồng, vô đạo của bọn vô đạo, bọn phong kiến phương Bắc.
- Câu 4 là lời cảnh báo về hậu quả thê thảm với bọn xâm lăng: nếu chúng cố tình xâm phạm tới nước Nam, trái với “sách trời" chúng nhất định sẽ bị trừng phát thích đáng.
GV: Lời cảnh báo đó đã được sự thực lịch sử chứng minh qua bao lần chiến tháng giặc phương Bắc và giặc ngoại xâm.
? Lời cảnh báo đanh thép đó khẳng định điều gì? Vì sao tác giả có thể khẳng định như vậy?
- Vì ta có sức mạnh chính nghĩa, có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, truyền thống anh dũng chống ngoại xâm...
GV: Bằng chính chiến thắng sông Cầu và bến đò Như Nguyệt, nhân dân ta đã chứng minh cho lời khẳng định hùng hồn đó.
? Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Giọng thơ đanh thép, căm giận, hùng hồn.
- Lời thơ cô đọng mang màu sắc chính luận sâu sắc. ý thơ thể hiện trực tiếp, rành rõ, mạch lạc như khắc tạc vào đá núi và mỗi tâm hồn người dân.
? Với những biện pháp nghệ thuật đó, bài thơ có giá trị về nội dung?
- Bài thơ vừa mang xứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt.
- Bài thơ là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Là khúc tráng ca biểu lộ phí phách và ý chí tự lập, tự cường của đất nước và con người Việt Nam.
? Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (5')
1. Tác giả: Chưa rõ là ai 
2. Tác phẩm.
- Viết bằng chữ Hán
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
II. Đọc và giải thích từ khó (4')
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản (13')
1. Hai câu thơ đầu:
- Nói về chủ quyền của nước Việt
- Câu thơ mở đầu khẳng định một chân lý hiển nhiên và thiêng liêng của nước Đại Việt.
- Hai câu thơ là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của Đại Việt.
2. Hai câu thơ cuối.
- Lên án, cảnh báo hành động phi nghĩa của bọn xâm lược Tống.
* Hai câu thơ khẳng định niền tin chiến thắng, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
III - Tóm lại:
1. Nghệ thuật (2')
2. Nội dung (2')
* Ghi nhớ (SGK)
 Văn bản Phò giá về kinh 
 - Trần Quang Khải -
Phương pháp
Nội dung
? Gọi HS đọc chú thích (SGK)?
? Qua đọc em hiểm gì về tác giả Trần Quang Khải?
GV: Là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông, được phong thượng tướng có công rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông (1284-1285) (1287-1288) đặc biệt là 2 trận Hàm Tử, Chương Dương.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng Kinh Đô (1825).
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, đường luật. Vì có số câu, gieo vần tương tự như “Sông núi nước Nam” (mỗi câu chỉ có 5 tiếng) 
GV: Nêu yêu cầu đọc.
? Trong bài thơ có những từ nào khó hiểu? Hãy giải thích?
- HS tìm hiểu chú thích (SGK)
? 2 câu thơ đầu nói đến những địa danh nào? 
- Chương Dương - Hàm Tử. 
? ở 2 địa danh này đã diễn ra sự việc gì? 
- Cướp giáo giặc - bắt quân thù.
? Em hiểu gì về sự việc đã diễn ra qua những từ ngữ đó?
- Diễn ra 2 trận chiến rất ác liệt.
GV: Thực tế trận Hàm Tử diễn ra trước trận Chương Dương.
? Khi nhắc tới các trận đánh tác giả lại không nói theo thứ tự trước sau, cho ta hiểu tâm trạng tác giả lúc đó như thế nào?
- Dường như tác giả đang trong tâm trạng hân hoan mừng chiến thắng. Từ thực tại gợi nhớ về chiến thắng trước. 2 chiến thắng gần nhau tạo niền vui khôn tả xiết. 
GV: 2 chiến thắng góp phần xoay chuyển thế trận, tạo điều kiện cho tác giả có thể hộ giá đưa vua Trần về lại kinh thành Thăng Long.
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ý thơ?
Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén, xúc tích, giản dị, có vẻ như khô khan, mỗi câu chỉ nêu một chiến công nổi bật nhưng hàm chứa bao tâm trạng buồn vui, phấn chấn của vị tướng đầy mưu lược đã góp công đầu tổ chức, chỉ huy tạo nên chiến công này.
- Đọc thầm 2 câu thơ cuối.
? Từ những chiến thắng lẫy lừng ấy, tác giả đã gửi gắm ý tưởng gì?
? Em có nhận xét gì về ý tưởng của nhà thơ?
- ý tưởng trong sáng, giản dị minh bạch xuất phát từ tấm lòng, trái tim yêu nước và hùng khí của một vị tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao, nhà chính trị xuất sắc đầu đời Trần.
GV: Đó cũng là phương châm chiến lược, lâu dài, kế sách giữ và dựng nước muôn đời của ông cha ta.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (3').
1. Tác giả:
- Trần Quang Khải (1241-1294) có công lớn trong cuộc khán ... muốn
 Tham 2: (tham gia, tham chiến): dự vào
d. Gia 1: (gia chủ): nhà
 Gia 2: (gia vị, gia tăng): thêm vào
? Qua bài tập ta cần lưu ý điều gì?
- Trong từ Hán Việt cũng giống như từ thuần việt có những từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Phải hiểu đúng nghĩa của từ và phạm vi sử dụng của nó để tránh lầm lẫn.
2. Bài tập 2.
? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập? 
Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: Quốc, Sơn, Cư, bại.
- Chia lớp 4 nhóm, thảo luận ghi kết quả ra bảng phụ. Nhóm nào tìm được nhiều từ ghép sẽ chiến thắng.
* Gợi ý: 
 - Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. 
 - Cư: cư trú, ngụ cư, định cư, du cư, di cư
 - Bại: chiến bại, thất bại, đại bại, bại vong 
 - Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn hào hải vị.
3. Bài tập 3:
? Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của bài tập?
Xếp các từ ghép đã cho vào nhóm thích hợp
Từ có yếu tố chính trước-phụ sau.
- Hữu ích, phát thanh.
- Bảo mật (bảo mật bí mật)
- Phòng hoả (đề phòng cháy)
Từ có yếu tố phụ trước chính sau.
- Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi (đãi ngộ rất nhiều)
D. Củng cố (1')
 ? Thế nào là từ Hán Việt, có mấy loại?
 ? Khi sử dụng từ Hán Việt cần lưu ý vấn đề gì? (Tránh lạm dụng)
 ? Tìm trong văn bản Mẹ tôi những từ Hán Việt 
E. Hướng dẫn về nhà (1')
Nắm vững nội dung bài học
- Làm bài tập 4.
 Bài tập: Hãy viết một đoạn văn khoảng 7-10 dòng có sử dụng từ Hán Việt Nêu mục đích sử dụng của em.
- Tìm hiểu trước bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
 Tiết 19: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Trả bàI tập làm văn số 1
	I. Mục tiêu bài học.
- Thông qua việc trả bài nhằm giúp HS củng cố lại cách tạo lập một văn bản cụ thể. Nhất là kỹ năng viết bài văn miêu tả. Cách vận dụng các kỹ năng một cách tổng hợp trong bài viết của mình.
 - Rèn kỹ năng trình bày bài, diễn đạt ý, câu.
 - Giáo dục ý thức sửa lỗi, phát huy ưu điểm khắc phục những tồn tại cho các bài viết sau.
 II. Chuẩn bị.
 - Thầy: Chấm bài-rút ra những nhận xét.
 - Trò: Tự rút kinh nghiệm sau bài viết
 III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định tổ chức (1') 
B. Kiểm tra: Không tiến hành
C. Trả bài viết:
* GV: Ghi đề bài lên bảng.
Đề: Tả lại quang cảnh một buổi sáng mùa hè trên quê hương em.
I. Nhận xét những ưu, nhược điểm qua bài làm của học sinh (22')
a. Ưu điểm:
- Nhìn chung các em xác định được yêu cầu của đề, làm bài đúng thể loại, bám sát yêu cầu về nội dung.
- Nhiều bài viết thể hiện rõ khả năng chủ quan của người viết, diễn đạt có cảm xúc. Bố cục rõ ràng, sắp xếp trình tự các phần, các ý thích hợp, có sự liên kết, mạch lạc.
- Trong bài viết của nhiều em biết sử dụng linh hoạt các biện pháp diễn đạt: So sánh, nhân hoá, từ gợi tả, gợi cảm. Bộc lộ rõ sự liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, thể hiện được tình cảm chân thực với quê hương. 
- Một số em có tiến bộ rõ so với những bài viết ở lớp 6. Tránh được lỗi sai chính tả, lỗi viết câu. 
 7A:
 7B:
- Số em đạt điểm trung bình trở lên: 7A: 7B:
b. Nhược điểm:
- Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề, có những đoạn, ý lạc đề hoặc chưa tập trung làm nổi rõ cảnh vật cần miêu tả. 7A: 7B:
- Một số bài viết còn lộn xộn, sắp xếp trình tự chưa hợp lý: 
- Có một số bài viết nội dung còn khô khan, nặng về kể nể. Kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả yếu, chưa có bộc lộ cảm xúc, chưa biết vận dụng các phép tu từ để làm cho cảnh cần tả sinh động: 7B: 
- Một số bài làm chữ cẩu thả, sai chính tả:
Bài yếu tiêu biểu : 7A: 
 7B: 
II. Hướng dẫn HS sửa lỗi sai (20')
1. Lập dàn ý cơ bản cho bài văn:
* Mở bài: 
 - Giới thiệu quang cảnh buổi sáng mùa hè.
 - Cảm nhận chung.
* Thân bài:
 - Tả khái quát cảnh tiêu biểu.
 + Sáng sớm: Khung cảnh đất trời, ánh nắng, gió.
 + Đường làng, ngõ xóm: con người, sự vật, cảnh.
 + Cánh đồng dòng sông.
 - Tả cụ thể một số cảnh: 
 + Khi mặt trời vừa lên cao-làng xóm: 
 - Nắng vàng, không khí cảnh vật bao trùm làng quê.
 - Cảm nhận khi đứng trên đê làng
 + Khi mặt trời lên cao hẳn: con đường về làng, cảnh vật, con người.
* Kết bài: Cảm xúc của em 
2. Sửa lỗi sai về từ, cách viết câu.
- GV: Ghi sẵn các lỗi sai tiêu biểu ra bảng phụ, yêu cầu HS nhận xét, tìm cách sửa.
3. Sửa lỗi chính tả:
GV: cũng ghi lỗi trên bảng phụ, gọi HS sửa.
D. Củng cố (1')
- Nhận xét chung về giờ học.
- Tổng hợp các yêu cầu cần rút kinh nghiệm cho bài sau.
- Đọc 1-2 bài mẫu cho HS nghe, tham khảo.
E. Hướng dẫn về nhà (1')
- Tự rút kinh nghiệm và cách sửa 
- Bài dưới trung bình phải viết lại.
- Tìm hiểm trước bài (Tìm hiểu chung về văn biểu cảm)
Tiết 20 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
I. Mục tiêu bài học.
- Qua tiết học, gúp HS hiểu được văn biểu cảm, nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Từ đó các em nắm được đặc điểm chung của văn biểu cảm. Các thể loại của văn biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết thể loại văn biểu cảm qua các từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp.
- Giáo dục ý thức viết văn biểu cảm, yêu thích các văn biểu cảm. Biết bày tỏ cảm xúc của mình.
II. Chuẩn bị.
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu SGK, sách giáo viên, soạn giáo án. bảng phụ ghi ví dụ.
- Trò: tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra (5'): kiểm tra vở bài tập của HS ? thế nào là từ Hán Việt? Có mấy loại từ Hán Việt. Tìm 5 ví dụ cho mỗi loại?
C, Bài mới
 Giới thiệu bài : ở lớp 6 các em đã được làm quen với các kiểu bài làm văn nào ?
 Văn tự sự, văn miêu tả, viết đơn 
 Để giúp các em có thêm kĩ năng làm văn ở một loại bài nữa, giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
Phương pháp
Nội dung
GV: Để hiểm về “nhu cầu biểu cảm" trước hết ta cần hiểu:
- Nhu: cần, phải có.
- Cầu: mong muốn
- Biểu: thể hiện ra ngoài, bộc lộ.
- Cảm: rung động, tình cảm.
? Vậy em hiểu nhu cầu biểu cảm là gì?
GV: sử dụng bảng phụ ghi 2 bài ca dao.
- Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.
- Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, mênh mông.
bát ngát 
 Đứng bên ni đồng ngó bên tê đôngcũng bát ngát mênh mông 
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(ca dao)
 ? Cho biết mỗi bài ca dao bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì?
? Theo em người ta bộc lộ tình cảm như thế này để làm gì?
- Đễ dãi bày tâm sự, nỗi lòng mình.
? Qua 2 ví dụ trên ta thấy đó là những văn bản biểu cảm vậy theo em, khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
? Người ta thường bộc lộ cảm xúc của mình bằng cách nào?
- Viết thư, làm thơ, văn. 
GV: Cách viết để thể hiện tâm sự, tình cảm, cảm xúc của mình trước con người, sự vật xung quanh, người ta gọi là văn biểu cảm.
? Qua tìm hiểm ví dụ, em hiểu thế nào là văn biểu cảm?
GV: Văn biểu cảm là một trong số nhiều cách biểu cảm của con người trước cuộc sống (người ta còn có thể biểu cảm bằng vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, điêu khắc)... và do vậy nói chung những sáng tác nghệ thuật đều có mục đích biểu cảm.
? Chúng ta đã học một số văn bản từ đầu năm học đến nay, theo em văn bản nào thuộc loại văn biểu cảm?
- Ca dao, dân ca.
GV: Những văn bản này còn có tên gọi khác là văn trữ tình, thơ trữ tình, tuỳ bút.
? Văn biểu cảm thường phản ánh nội dung cơ bản nào?
GV: Văn biểu cảm phải có nội dung hiện thực và có yếu tố trữ tình. Bởi lẽ văn chương phải từ cuộc sống mà rồi lại từ tác phẩm mà trở về cuộc sống. Đó là những yêu cầu có trong văn bản trữ tình.
- Cho HS đọc và theo dõi 2 đoạn văn (SGK)
? Cho biết nội dung thông báo của 2 đoạn văn?
- Đoạn 1: Thể hiện nỗi nhớ bạn gắn liền với kỷ niệm.
- Đoạn 2: Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
? Cả hai đoạn này thuộc loại văn bản nào?
- Văn biểu cảm.
? Đều là văn biểu cảm nhưng cách biểu cảm của 2 đoạn văn này có gì khác nhau?
- Đoạn 1: Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng
- Đoạn 2: Thông qua tiếng hát trong đêm khuya trên đài để bày tỏ cảm xúc.
GV: Như vậy đoạn 1 bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp, đoạn 2 bày tỏ một cách gián tiếp.
? ở đoạn (2) để bảy tỏ tình cảm gắn bó với quê hương đất nước cho người khác biết, tác giả đã làm cách nào?
- Thông qua việc miêu tả tiếng hát.
? Như vậy trong văn biểu cảm, chúng ta có thể sử dụng thêm những phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự và miêu tả.
GV: Ngoài ra còn phải sử dụng các biện pháp tu từ.
? Như vậy trong văn biểu cảm có mấy cách diễn đạt?
- Có 2 cách.
GV: Biểu đạt gián tiếp qua một số biện pháp nghệ thuật.
? Qua bài học hôm nay, chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm (25')
1. Nhu cầu biểu cảm của con người:
- Là mong muốn bày tỏ rung động của mình
* Ví dụ:
Bài 1: Bày tỏ nỗi thất vọng, tiếng kêu vô vọng, tiếng kêu vô vọng của người lao động xưa.
Bài 2: Bày tỏ niềm lạc qua, yêu đời, niềm tự hào trước vẻ đẹp tràn đầy trước vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cánh đồng và hình ảnh cô thôn nữ.
*KL: Khi có những tình cảm tốt đẹp hoặc khi nỗi lòng chất chứa tâm sự muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được người ta có nhu cầu biểu cảm.
2. Văn biểu cảm:
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
- Nội dung của văn biểu cảm: diễn tả những tình cảm đẹp như: yêu con người, thiên nhiên Tổ quốc, căm ghét thói hư tật xấu.
3. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
* Ví dụ đoạn văn.
- Có 2 cách biểu đạt.
+ Biểu đạt trực tiếp
+ Biểu đạt gián tiếp
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập (12')
1. Bài tập 1: So sách 2 đoạn văn, cho biết đoạn văn nào là đoạn văn biểu cảm chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy?
? Muốn biết đoạn văn có là văn biểu cảm không ta làm thế nào?
- Nắm vững đặc đIểm của văn biểu cảm đối chiếu với từng đoạn văn, nếu đoạn văn dùng để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với sự vật, sự việc được nói đến thì đó là đoạn văn biểu cảm (biểu đạt tình cảm, cảm xúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp).
Gợi ý:
Trong 2 đoạn văn thì đoạn văn (2) là đoạn văn biểu cảm vì:
- Đoạn 1: chỉ đơn thuần tả đặc điểm của hoa Hải Đường.
- Đoạn 2: bộc lộ rõ cảm xúc của tác giả yêu mến đối với loài hoa này.
2. Bài tập 2: 
? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập?
- Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong 2 bài thơ “Sông núi nước Nam", " Phò giá về kinh" 
- Cả 2 bài thơ đều biểu cảm trực tiếp nói về tư tưởng, tình cảm với đất nước, dân tộc, căm thù, lên án kẻ thù.
- Các ý nêu ra đều không thông qua một khâu trung gian nào: miêu tả, kể chuyện.
D. Củng cố (1')
? Thế nào là văn biểu cảm? Có mấy cách biểu cảm? 
- Hai cách: trực tiếp, gián tiếp
Văn biểu cảm có đặc điểm gì ?
E. Hướng dẫn về nhà (1')
- Nắm dược khái niệm về văn biểu cảm tìm trong những văn bản đã học xem văn bản nào thuộc văn biểu cảm ?
Hãy chỉ ra đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện trong mỗi văn bản đó ?
- Làm các bài tập 3,4.
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 5.doc