Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 4)

A- Mục tiêu cần đạt :

- Hình dung được cảnh tượng Đèo ngang, tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .

- Tích hợp BVMT: gìn giữ bảo vệ cảnh đèo ngang.

- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú ( đường luật )

B -Chuẩn bị

- GV : Giáo án +SGK + thơ Bà Huyện Thanh Quan

- HS: Bài soạn + SGK

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 08 - Tiết: 29
Qua đèo ngang
Bà Huyện Thanh Quan 
A- Mục tiêu cần đạt :
- Hình dung được cảnh tượng Đèo ngang, tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .
- Tích hợp BVMT : gìn giữ bảo vệ cảnh đèo ngang.
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú ( đường luật )
B -Chuẩn bị 
- GV : Giáo án +SGK + thơ Bà Huyện Thanh Quan
- HS: Bài soạn + SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước”! Nêu nội dung chủ yếu của bài thơ?
Gợi ý: 
	Nói lên vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 2: Điệp từ "vừa" trong câu thơ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" có ý nghĩa gì?
Gợi ý: - Nhấn mạnh vẻ đẹp toàn mỹ của người phụ nữ.
	- Thể hiện thái độ của tác giả: Ca ngợi, tự hào về người phụ nữ.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Đèo ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình – là 1 địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo ngang như Cao Bá Quát có bài “ Đăng Hoành Sơn” ( Lên núi Hoành Sơn )
Nguyễn Khuyến có bài “ Quá Hoành Sơn “ ( Qua núi Hoành Sơn) Nguyễn Thượng Hiền có bài “ Hoành Sơn xuân vọng “ ( Mùa xuân trông núi Hoành Sơn ). Nhưng tựu trung được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài Qua đèo ngang 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV đọc: Nêu yêu cầu đọc đối với HS
GV: Giọng trầm, man mác 
 Nhịp 4/3, 2/2/3
Gọi 2 HS đọc bài thơ theo yêu cầu 
- Đọc chú thích *. Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan 
- Nhận diện bài thơ ( Thể thơ , số câu, số chữ, cách hiệp vần ? ) 
( GV sử dụng bảng phụ )
- Đọc 2 câu thơ đề
- Cảnh tượng ĐN được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ?
( Buổi chiều khi bóng xế tà )
- Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
- Cách ĐN được gợi tả bằng những chi tiết nào ?
- Em hiểu nghĩa của từ “ chen “ như thế nào ?
( lẩn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối )
Nhận xét gì về cảnh được gì ở 2 câu đề ?
- Bức ảnh chụp Đèo ngang ( T103 )
có giống với tưởng tượng của em về cảnh Đèo ngang trong bài thơ của Bà HTQ không ?
Giảng: Cảnh dù có sự sống song vẫn có cái gì hiu hắt, tiêu điều. Đó là do chính cảnh vật hay do nhuộm trong bóng chiều hay do hồn người phản ánh vào cảnh vật?
Tích hợp BVMT: Từ cảnh của đèo ngang gợi cho em trách nhiệm gì trước thiên nhiên?
- Đọc 2 câu thơ tiếp theo ? Cho biết cảnh DDN được bổ sung thêm nét gì ?
 ( Người và nhà )
- ấn tượng nổi bật của cảnh vật trong 2 câu thơ là gì ?
- Hãy phân tích giá trị các biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ 
- Hai từ láy (  ) được đặt đầu câu có tác dụng gì ?
- Trật tự ngữ pháp trong câu có gì đặc biệt ?
- Phép đối có gì đặc biệt ?
( Lom khom dưới núi tiều vài chú
 b b t t b b t
 ĐT(VN) DT(TN) DT(ST) DT(CN)
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
 t t b b t t t
ĐT (VN) DT(TN) DT(ST) DT(CN)
- Đọc 2 câu luận?
- Phép đối tiếp tục được sử dụng ở đây như thế nào tác dụng của nó .
- Biện pháp tu từ NT nào được vận dụng ?
Hiệu quả thẩm mỹ của nó?
(GV giảng thêm về tâm sự hoài Lê của tác giả )
- ở 2 câu luận này tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào ?
( Tâm trạng được bộc lộ kín đáo, tế nhị nhưng cũng rất chu đau đáu, khắc khoải đ bộc lộ tình cảm gián tiếp )
- Đọc 2 câu thơ kết cho biết toàn cảnh ĐN hiện ra như thế nào qua cái nhìn của tác giả 
- Đến đây bài thơ có còn tả cảnh nữa không 
- Câu thơ gợi cho em hình dung không gian cảnh ĐN như thế nào 
- Giữa không gian ấy, tâm trạng nhà thơ ra sao? (“Mảnh tình riêng “ là gì ? em hiểu như thế nào là “ ta với ta “ )
- Nét đặc sắc về nghệ thuật ?
- Tóm lại bài thơ tả cảnh hay tả tình? Đặc sắc của bài thơ là gì 
- Em hiểu như thế nào là “ cảnh ngụ tình “
I- Tiếp xúc văn bản
1, Đọc
2, Chú thích
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh
- Một nữ sỹ tài danh hiếm có ở thời xưa
- “ Qua đèo ngang “thất ngôn bát cú đường luật 
- Bố cục: Đề - thực - luận- kết 
vần - bằng hoặc trắc, chân, vần, liền (1,2 ) vần cách ( 2, 4,6,8 )
- Các từ khó 
II- Phân tích bài thơ 
* Hai câu đề
Bước tới Đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
- Thời gian: chiều tà, nắng đã xế bóng đ thời gian gợi buồn 
- Cảnh ; cỏ cây, lá, đá, hoa à chen (điệp từ ) 
ốVẻ hoang dại không có trật tự của thế giới cỏ cây
ố Cảnh mang sức sống hoang dã, song hiu hắt, vắng vẻ, tiêu điều
 ố Giống ở cảnh hoang vắng nhưng thiếu những đường nét cụ thể của cỏ cây chen hoa lá 
*Hai câu thực
Lom khom dưới núi Tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
à Trong TN đã xuất hiện hình bóng con người, sự sống con người
- Từ láy “ lác đác, lom khom” đặt ở đầu câu để nhấn mạnh sự ít ỏi, mờ nhạt của sự sống con người
- Trật tự ngữ pháp bị đổi :VN- TN – CN tạo ấn tượng người trong cảnh, cảnh trong cảnh nhưng mờ xa 
( Đối thanh, nhịp )
GV bình: Không nhìn thấy rõ nét người hái củi chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng cúi lom khom dưới núi xa, vài ngôi nhà thưa thớt bên sông. Thêm cảnh, thên người nhưng cảnh vật lại càng heo hút, vắng vẻ hình bóng con người đã nhỏ lại càng mờ nhạt. Câu thơ có đủ yếu tố của bức tranh sơn thuỷ hữu tình nhưng tất cả những yếu tố cảm nhận của nhà thơ lại gợi lên quang cảnh heo hút miền biên ải 
* Hai câu luận
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- Đối ý ( giữa hai câu ) 
 Đối thanh (B-T) 
àtạo nhạc điệu cânđối cho lời thơ và làm nổi rõ 2 trạng thái cảm xúc của tác giả.
 Nhớ nước – thương nhà
- ẩn dụ: Tiếng chim – tâm trạng con người
Chơi chữ: Sử dụng điển tích
Chim cuốc: Tiếng kêu cuốc cuốc đ đất nước đ nhớ nước
Chim gia gia- tiếng kêu gia gia đ gia đình đ thương nhà
à Mượn những âm thanh buồn, khắc khoải triền miên không dứt để bày tỏ tâm hồn nặng lòng nhớ nước, thương nhà 
GV bình: Những âm thanh ấy là có thật hay tưởng tượng của 1 tâm hồn đang nặng lòng hoài cổ nhớ thương 1 triều đại đã qua ? Câu thơ đã gợi tả rõ tâm trạng nhớ nhà, nhớ nước và tâm trạng hoài cổ của nhà thơ. Nước và nhà, giang sơn và gia đình gắn liền với nhau trong cảm quan của người lữ thứ, không có tâm trạng nhớ nhà, thương nước mà nhà xa, nước mất ( triều Lê đã mất ) thì làm sao có thể viết được những dòng tâm trạng đậm đặc hoài cổ, hoài thương như thế
* Hai câu kết 
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
- Trời, non, nước: cảnh trải ra trước mắt người đọc bao la, rộng lớn nhưng không có sự hoà hợp như rời rạc riêng rẽ
- Mảnh tình riêng: tình thương nhà, nhớ nước luyến tiếc quá khứ vàng son da diết, âm thầm
( Ta với ta đ đại từ số ít ) nỗi buồn, nỗi cô lể không ai chia sẻ 
đ Nghệ thuật tương phản(TN rộng lớn >< con người nhỏ bé đơn chiếc ) càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, nỗi buồn sâu thẳm vời vợi 
III- Tổng kết – ghi nhớ 
1, Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú mực thước lời thơ chau chuốt, bóng bẩy
2, Nội dung
Bài thơ tả cảnh Đèo ngang vào buổi chiều tà, cảnh đẹp lặng lẽ, mênh mông, hoang dã
- Bài thơ bộc lộ tâm trạng của tác giả : nỗi u hoài, buồn, nhớ tiếc quá khứ, nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi cô đơn lẻ loi trước thiên nhiên vô tận
đ bài thơ tả cảnh ngụ tình 
* Ghi nhớ 
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
1, Đọc diễn cảm bài thơ ? Đọc thuộc lòng bài thơ ?
2, Viết đoạn văn tả cảnh ĐN theo trí tưởng tượng của em 
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Câu 2: Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang" ?
(Tả cảnh ngụ tình	)
Câu 3: Nội dung chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang": 
(Miêu tả bức tranh thiên nhiên buồn bã, hoang vắng để kí thác một mảnh tình riêng của tác giả)
Câu 4: “ Dừng chân đứng lại trời non nước 
 Một mảnh tình riêng ta với ta” Hai câu thơ trên làm nổi bậtTâm trạng gì ? (Nỗi niềm cô đơn, không ai bầu bạn, chia sẻ của tác giả.)
2- HDVN
Học thuộc lòng bài thơ ? Nắm giá trị ND-NT ?
Đọc tìm hiểu văn bản “ Bạn đến chơi nhà “

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc