Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 2)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.

 - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

1. Kiến thức:

Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	TIẾT 33 	Ngày soạn:10/10/2011
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I-.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
	- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:	
1. Kiến thức:
Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gv kiểm tra bài soạn của hs.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: 1’ 
Hoạt động 1: 22’
A.Tìm hiểu chung:
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
? Hai câu sau thiếu quan hệ từ ở đâu? Chữa lại cho đúng?
* HS: Đọc 2 câu phần 1/SGK
- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
- Với xã hội xưa, còn ngày nay thì ... 
1. Thiếu quan hệ từ.
? Các quan hệ từ "và, để" trong 2 VD sau có đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
Nên thay " và, để" bằng quan hệ từ gì?
* HS: Đọc ví dụ phần 2/SGK
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
?Ở câu 1,2 bộ phân câu diễn đạt 2 sự việc có quan hệ với nhau như thế nào?
? Quan hệ từ nào biểu thị ý nghĩa quan hệ tương phản?
* HS: Phân tích
- Hàm ý tương phản
- "Nhưng"® thay cho "và"
? Người viết muốn thông báo điều gì?
? Tìm quan hệ từ nào cho phù hợp
* HS: Đọc câu 2
- Giải thích lý do tại sao chim sâu có ích cho nông dân
- Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa giải thích: "vì"
? Nhận xét về cấu trúc ngữ pháp câu đó? Vì sao thiếu Chủ ngữ?
- Chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh?
* HS: Đọc VD 1,2/3/106
- Thiếu Chủ ngữ
- Dùng thừa quan hệ từ. Những quan hệ từ đó đã biến chủ ngữ của câu thành 1 thành phần khác.
- Bỏ quan hệ từ
3. Thừa quan hệ từ
? Xét về chức năng ngữ pháp quan hệ từ dùng trong câu có tác dụng gì?
? Tìm chỗ sai ở những câu trong phần in đậm 
* Gv GD KNS: Lựa chọn, sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2: 10’
- BT 1: Thêm qht thích hợp.
- BT 2: Thay qht thích hợp.
- BT 3, 4, 5: Gv hd hs về nhà làm
* HS: Đọc VD 1,2/4/SGK
- Liên kết các bộ phận của câu
- Câu không rõ nghĩa, không liên kết với những câu trước và sau nó.
® Quan hệ từ không có tác dụng liên kết “... không những giỏi về môn toán mà còn giỏi cả môn văn nữa.....”; “Nó thích tâm sự với mẹ hơn với chị”
 1- Nó chăm chú nghe kể từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ vui mừng.
2- Thay: như,dù,về
4. Quan hệ từ không có tác dụng liên kết
B .Luyện tập 
Bài tập 1:
Thêm: từ, để
Bài tập 2: 
Thay: như, dù, về
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
 Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. Nếu bài làm có lỗi dùng qht thì góp ý và nêu cách sửa chữa.
4. Củng cố: 2’
- Khi sử dụng qht thường mắc các lỗi gì?
5. Dặn dò: 2’
 - Học bài, xem lại bt, làm bt, thực hiện theo HDTH.
- So¹n "Xa ngắm thác núi Lư” (HDĐT): Tìm hiểu tác giả, phân tích bài thơ.
------------------------------------------------------------
TUẦN 9	TIẾT 34 	Ngày soạn:10/10/2011
Hướng dẫn đọc thêm: 
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
_Lí Bạch_
I-.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lý Bạch trong bài thơ.
	- Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:	
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
- Đặc điêm nghệ thuật dộc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 6’
- Gv cho hs sửa bài tập 3, 4, 5 - tiết33.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 15’
A. Đọc thêm văn bản “Bài ca Côn Sơn”:
- Gv cho hs nghe đọc văn bản (cassetes)
- Gv đọc văn bản.
- Hs đọc văn bản.
- Gv hướng dẫn hs một số nội dung để tự tìm hiểu:
 + Tác giả: Lí Bạch. (Cho hs xem chân dung Lí Bạch).
 + Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 + Bøc tranh ®Ønh H­¬ng L« lung linh, huyÒn ¶o.
 + VÎ ®Ñp mÒm m¹i, nªn th¬.
 + C¶nh nói L­ vµ dßng th¸c thËt hïng vÜ, mÜ lÖ võa trµn ®Çy søc sèng võa lung linh, huyÒn ¶o.
 + T×nh yªu thiªn nhiªn ®Êt n­íc tha thiÕt , ®¾m say.
 + TÝnh c¸ch hµo phãng m¹nh mÏ vµ mét t©m hån nh¹y c¶m, tinh tÕ, phãng kho¸ng.
 Hoạt động 2: 20’
B. Bài tập: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi được tìm hiểu bài thơ này?
- Hs làm bài.
- Hs sửa bài (đứng tại chỗ đọc).
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
 - Tự tìm hiểu thêm bài thơ. 
 - So¹n "Từ đồng nghĩa": Thế nào là từ đồng nghĩa, các lại từ đồng nghĩa, lµm tr­íc c¸c bµi tËp.
-------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 9 TIẾT 35 NS: 10/10/2011
 TỪ ĐỒNG NGHĨA
I-.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa.
	- Nắm được các loại từ đồng nghĩa.
	- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:	
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa hù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gv kiểm tra tập bài soạn của hs.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 22’
Bước 1:
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ "Rọi”,”trông”.
? Ngoài nghĩa 1 từ "trông” còn có những nghĩa sau:
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
b. Mong.
?Với mỗi nghĩa trên, tìm các từ đồng nghĩa.
G: Từ "trông" là từ nhiều nghĩa. Từ việc tìm hiểu VD trên em có nhận xét gì?
?Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
H - đọc bài “Xa ngắm thác núi Lư”.
-Giải nghĩa từ:
+ Rọi: soi chiếu sáng vào 1 vật nào
đó
+ Trông: Nhìn để nhận biết.
- a. Trông coi, chăm sóc,
 b. hy vọng, trông ngóng, mong đợi
- Một từ nhiều nghĩa có nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ nghĩa khác nhau.
A.Tìm hiểu chung:
I. Thế nào là từ đồng nghĩa.
" Rọi": chiếu, soi
"Trông": Nhìn, ngó, nhòm, liếc.
Bước 2
? So sánh nghĩa của từ "Trái" và "quả" trong 2 VD 
- “Trái” và “quả”: Nghĩa giống nhau và hoàn toàn (không phân biệt sắc thái ý nghĩa)
II. Các loại từ đồng nghĩa:
? Nghĩa của 2 từ "bỏ mạng" và "hy sinh" trong VD giống và khác nhau ntn? 
? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
- Đều có nghĩa là: chết.
- Bỏ mạng: chết vô ích, sắc thái giễu cợt, khinh bỉ.
-Hysinh:Chết vì nghĩa vụcao cả
->Sắc thái biểu cảm kinh trọng. 
1.Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 2.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn 
Bước 3:
? Thử thay các từ đồng nghĩa "quả"và“trái"; "bỏ mạng" và "hy sinh"trong VD trên và rút ra nhận xét?
? Ở bài 7, tại sao đoạn trích "Chinh phụ ngâm khúc" lấy tiêu đề là Sau phút chia ly mà không phải là"Sau phút chia tay".
- Trái và quả: Thay thế được 
- Bỏ mạng và hy sinh: không thay thế được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
- Chia ly: mang sắc thái cổ xưa, diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu lâu dài không biết ngày nào trở về.
- Chia tay: Có tính chất tạm thời, sẽ gặp lại trong thời gian gần.
III.Sử dụng từ đồng nghĩa:
-Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế đc cho nhau. Khi sử dụng các từ đồng nghĩa cần cân nhắc lưu ý.
Gv GD KNS: Lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2: 10’
?Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ cho sẵn.
B. Luyện tập
BT1: 
- Gan dạ: Can đảm - Chó biển: Hải cẩu
- Nhà thơ: Thi nhân,thi sỹ - Đòi hỏi: yêu cầu
- Mổ xẻ: Phẫu thuật - Năm học: Niên khoá
- Của cải: Tài sản - Loài người: Nhân loại
- Nước ngoài: Ngoại quốc - Thay mặt: Đại diện.
? Tìm từ có gốc ấn, Âu đồng nghĩa?
BT2:- Máy thu thanh: Rađiô - Xe hơi: ô tô
 - Sinh tố: Vitamin - Dương cầm: Pianô
?Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
? Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm.
BT3 (mẫu): heo - lợn...
BT4 (mẫu): đưa - trao ... 
* Gv hướng dẫn hs BT 5->9 về nhà làm.
BT 5, 6, 7, 8, 9: Hs về nhà làm.
Hoạt động 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
Tìm trong một số văn bản đã học những cập từ đồng nghĩa.
 4. Củng cố: 2’
- Như thế nào là từ đồng nghĩa? Có các loại từ đồng nghĩa nào?
 5. Dặn dò: 2’
- Học thuộc ghi nhớ sgk, xem và làm các BT 5, 6, 7 8, 9.
- Đọc và chuẩn bị kỹ bài "Cách lập ý của bài văn biểu cảm” theo câu hỏi gợi ý sgk (Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm).
-------------------------------
TUẦN 9 TIẾT 36 NS: 10/10/2011
 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I-.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
	- Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:	
1. Kiến thức:
- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gv cho hs sửa bài tập 5, 6, 7, 8, 9 - tiết 35.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 22’
?Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm?
- Là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi đồng cảm
A.Tìm hiểu chung:
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cảm xúc gì về cây tre?
- Qui luật của sự phát triển và đào thải (câu 1).
- Sự bất tử của tre nứa 1 trong 4 biểu tượng của văn hoá cộng đồng: Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre.
?Những câu nào nói lên 1 cách trực tiếp tình cảm về cây tre Việt Nam qua cách đánh giá trực tiếp về cây tre?
?Việc liên tưởng đến tương lai văn hoá khơi gợi cảm xúc gì về cây tre?
?Đoạn văn đã lập ý bằng cách nào?
- Đoạn 3
- Dù cho sắt thép có nhiều hơn, tre nứa vẫn là nhiềm vui, hạnh phúc của cuộc sống mới trong hoà bình 
-Tre trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam: nhẫn nhịn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
?Đoạn văn này biểu đạt tình cảm gì?
? Tác giá đã bộc lộ cảm xúc say mê con gà đất bằng cách nào? Đoạn nào?
?Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì của tác giả?
H - đọc đoạn văn 2
- Nhớ lại kỷ niệm thuở ấu thơ: Niềm say mê, con gà đất.
- Nghĩ về con gà đất trong quá khứ.
- Nghĩ về hiện tại: Đồ chơi không phải vật vô tri, vô giác mà chúngcó linh hồn và niềm sung sướng của trẻ thơ.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
? Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ ký ức hay hiện tại? 
H - đọc đoạn văn 3
- Chủ yếu được bắt nguồn từ ký ức: thời gian còn học cô. Từ đó có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng và sâu sắc: chẳng bao giờ quên.
?Tác giả dùng hình thức nào để bày tỏ tình cảm với cô giáo?
?Cảm xúc được thể hiện qua đoạn văn là gì?
?Cảm xúc ấy được biểu đạt bằng phương thức nào?
? Tác giả lập ý bằng cách nào?
Tác dụng?
Tình cảm khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc ® giá trị tư tưởng của văn biểu cảm. 
- Tưởng tượng tình huống 
- Tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.
- Gián tiếp miêu tả về mùa thu biên giới.
- Dùng hình thức tưởng tượng tình huống giả định ở cực Bắc nghĩ về cực Nam, ở núi nghĩa về biển, nơi đầy chim nhớ về xứ cá tôm.
-Thể hiện tình yêu đất nước, khát vọng
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
? Tình cảm của tác giả đối với mẹ được biểu đạt ntn?
H - đọc doạn văn 4
- Quan sát miêu tả hình ảnh mẹ từ đó suy ngẫm.
- Quan sát từ chi tiết ® nảy sinh cảm xúc -> nhà văn đã gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
4. Quan sát và suy ngẫm.
Hoạt động 2 : 10’
Đề: Lập ý trong quan hệ đối với con vật nuôi.
B. Luyện tập:
1. Hoàn cảnh nuôi mèo.
a. Do nhà quá nhiều chuột.
b. Do thích mèo đẹp, xinh.
c. Do tình cờ nhặt được mèo con bị lạc hoặc có người cho.
2. Quá trình nuôi dưỡng và qua sát hoạt động sống của con mèo:
a. Thái độ, cử chỉ của người nuôi và của con mèo.
b. Mèo tập dượt bắt chuột và kết quả.
c. Nhận xét: ngoan (hư), giỏi bắt chuột (lười). Không ăn vụng (thích ăn vụng).
3. Quá trình hình thành tình cảm của người với mèo.
a. Ban đầu: Thấy thích vì xinh xắn, dễ thương (màu lông, màu mắt, tiếng kêu hình dáng).
b. Tiếp theo: Thấy quý yêu vì ngoan ngoãn bắt chuột. 
c. Về sau: Quấn quýt, gắn bó như một người bạn nhỏ.
4. Cảm nghĩ:
a. Con mèo hình như cũng có một đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với người tốt, biết xả thân vì người tốt, góp phần diệt chuột.
b. Càng yêu quý mèo càng ghét lũ bất lương bắt trộm mèo.
Hoạt động 2 : 2’
C. Hướng dẫn tự học:
Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm.
4. Củng cố: 2’
- Hãy nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
5. Dặn dò: 2’
- Học thuộc nội dung bài giảng.
- Chuẩn bị bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”: HTL bài thơ, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc