Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 48: Tập làm văn: Tả bài kiểm tra văn, tập làm văn số 2

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 48: Tập làm văn: Tả bài kiểm tra văn, tập làm văn số 2

Giúp h/s:

- Nhận thức được kết quả cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dụng những kiến thức đó để biết đoạn văn biểu cảm.

 - Ôn tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với văn miêu tả, biểu cảm, đánh giá.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong các câu, đoạn trích, kĩ năng lựa chọn phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

 - HS biết cách sửa chữa những sai sót, nhầm lẫn để bổ sung hoàn chỉnh lại bài viết của mình.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - Tiết 48: Tập làm văn: Tả bài kiểm tra văn, tập làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 11/ 2008
Tuần: 12 
Tiết: 48
Tập làm văn:
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TẬP LÀM VĂN SỐ 2
a. Mục tiêu.
 	Giúp h/s:
- Nhận thức được kết quả cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dụng những kiến thức đó để biết đoạn văn biểu cảm.
 	- Ôn tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với văn miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
 	- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong các câu, đoạn trích, kĩ năng lựa chọn phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 	- HS biết cách sửa chữa những sai sót, nhầm lẫn để bổ sung hoàn chỉnh lại bài viết của mình.
b. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, bài làm của h/s đã chấm.
 	- HS: Xem lại các lỗi mắc phải trong bài làm, những ưu điểm đã đạt được.
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
 	- Kiểm tra nội dung kiến thức trong khi giảng bài.
III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài:
 	Trong các tiết học trước chúng ta đã làm bài kiểm tra Văn, viết bài tập làm văn số 2. Qua bài viết ấy em đạt được những ưu điểm và nhược điểm gì. Tiết học hôm nay chúng ta cùng chỉ rõ những điều đó.
 	2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tái hiện lại đề bài.
? Yêu cầu h/s đọc lại đề bài?
- GV: nêu đáp án đúng phần trắc nghiệm.
Tự luận: 1. Trình bày các cảnh hiện thực và mộng tưởng đan xen nhau khi em bé quẹt các que diêm.
 Lời nhắn của An-đéc-xen tới mọi người.
2. Tác hại và giải pháp hạn chế tác hại của bao bì nilon..
- Tác hại: vô cùng to lớn. Ảnh hưởng đến cuộc sống của động - thực vật và con người, nhất là trẻ em.
- Giải pháp: Hạn chế sử dụng bao bì nilon.
 Thay thói quen sử dụng bao bì nilon bằng giấy.
- GV nhận xét chung: Hầu hết các em đã biết chọn lựa phương án trả lời đúng trong câu hỏi trắc nghiệm.
- Phần tự luận: biết xác định nội dung cơ bản để triển khai viết thành đoạn văn.
* Nhược điểm: - Phần câu 1 tự luận: chưa xác định đúng nội dung chính của đoạn văn.
- Kĩ năng viết đoạn văn còn kém, nhiều bài không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ nêu ý cơ bản bằng cách gạch ý. 
- GV đọc một số đoạn văn viết sai cho HS.
? Yêu cầu h/s sửa đoạn văn? Nhận xét đoạn văn trên?
? Gọi h/s sửa lại đoạn văn?
- HS đối chiếu vào bài làm của mình.
- HS đối chiếu nội dung phần tự luận vào bài làm của mình.
- Hs tự rút ra nhược điểm của mình.
- Về hình thức: chưa đúng yêu cầu của một đoạn văn. Viết hoa lùi đầu dòng.
- Diễn đạt vụng về, các ý sắp xếp lộn xộn, không liền mạch. 
- Sử dụng từ ngữ chưa phù hợp.
- Hs nghe và đối chiếu bài làm của mình.
I. Bài kiểm tra Văn.
1. Đáp án.
2. Nhận xét.
3. Chữa lỗi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sửa bài viết số 2.
- Yêu cầu h/s đọc đề bài.
? Nêu hướng giải quyết đề bài trên?
? Nêu bố cục của bài văn? Cách viết từng phần?
- GV: đọc một phần mở bài và yêu cầu h/s sửa lại: “Hồi học cấp I, trong một giờ học Toán em đã nói chuyện với bạn ngồi cùng bàn và bị cô giáo gọi lên bảng làm bài. Nhưng do mãi nói chuyện nên em không hiểu”.
- Gọi h/s nhận xét phần mở bài trên và nêu hướng sửa chữa phần mở bài này?
? Phần thân bài em sẽ kể lại câu chuyện ấy ntn?
- GV nhận xét: Nhìn chung phần thân bài viết tương đôi tốt. Tuy nhiên còn một số em vẫn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- G đọc đoạn thân bài: “Lần mắc lỗi làm tôi thấy mình ân hận vô cùng. Trong lòng cảm thấy xấu hổ cho bản thân, xấu hổ với bạn trong lớp. Tôi nhìn cô và cảm thấy cô rất buồn cho dù cô không phạt tôi hay mắng tôi”
? Em có phát hiện ra lỗi sai trong đoạn văn trên?
- GV nhận xét phần kết bài: Nhìn chung đã có định hướng viết được phần thân bài song chưa khẳng định được thái độ cảm xúc của mình trong hoàn cảnh mắc lỗi.
- GV đọc bài văn mẫu.
- GV: yêu cầu sửa lỗi vào trong vở bài tập Ngữ Văn.
Cả lớp.
- Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm của em đối với thầy cô giáo.
- Đọc kĩ đề.
- Tìm ý: nhớ lại kỉ niệm mắc lỗi sâu sắc nhất.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
a. Mở bài: 
- Hoàn cảnh mắc lỗi.
- Thời gian?
- Cảm xúc của em.
- Đã nêu được hoàn cảnh nhưng quá dài dòng.
- Cách sửa: Hs sửa.
- Kể lại theo trình tự câu chuyện theo không gian và thời gian.
- Đoạn văn trên còn mắc lỗi lặp từ và câu văn chưa rõ nghĩa.
- HS lắng nghe đối chiếu bài viết của mình xem còn mắc sai sót gì không.
II. Trả bài tập làm văn bài số 2.
Đề bài:
1. Lập dàn ?ý và sửa bài.
a) Mở bài:
- Lí thuyết.
- Đọc phần mở bài.
- Nêu cách sửa.
b) Thân bài.
c) Kết bài.
2. Đọc bài văn mẫu.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	1. Củng cố:
	- Cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm?
	- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
	- Các bước làm bài?
	2. Hướng dẫn về nhà:
 	- Viết lại bài văn vào vở bài tập Ngữ Văn.
 	- Ôn lại văn tự sự và miêu tả kết hợp với văn biểu cảm.
 	- Xem trước bài văn thuyết minh để tìm hiểu phương pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48.doc