Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

 - Hiểu một số nội dung và hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa

 của một số câu tục ngữ trong bài học, đặc biệt là cách lập luận.

 - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

 - GDHS lòng yêu thiên nhiên, lao động sản xuất.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy: Thiết kế bài giảng.

2. Trò: Sưu tầm các câu tục ngữ thuộc chủ đề trên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Kho tàng của tục ngữ của nhân dân ta rất phong phú với nhiều mảng khác nhau,trong đó có mảng về tục ngữ thiên nhiên,về lao động sản xuất.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4/1/2008 Tuần 19
Ngày dạy : 6/1 /2008 Tiết 73
I. MỤC TIÊU: Giúp HS. 
 - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. 
 - Hiểu một số nội dung và hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa 
 của một số câu tục ngữ trong bài học, đặc biệt là cách lập luận. 
 - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. 
 - GDHS lòng yêu thiên nhiên, lao động sản xuất. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
1. Thầy: Thiết kế bài giảng. 
2. Trò: Sưu tầm các câu tục ngữ thuộc chủ đề trên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) 	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Kho tàng của tục ngữ của nhân dân ta rất phong phú với nhiều mảng khác nhau,trong đó có mảng về tục ngữ thiên nhiên,về lao động sản xuất.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
25’
2’
3’
 HOẠT ĐỘNG 1: GVHDHS ĐỌC VĂN BẢN VÀ CHÚ THÍCH TRANG 3, 4 SGK. CHÚ Ý CHÚ THÍCH (*)
GV. Đọc mẫu một số câu tục ngữ. 
HS. Đọc tiếp theo à hết. 
	Chú ý những cấu từ ngữ khó hiểu. 
H. Qua tìm hiểu chú thích, em hiểu thế nào là tục ngữ? 
 (Khái niệm SGK/3)
GV nhấn mạnh: 
 - Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói có đặc điểm 
 ngắn gọn , có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp
 điệu à rất dễ nhớ, dễ lưu truyền. 
 - Nội dung: TN diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận
 của nhân dân với thiên nhiên, lao động sản xuất, với 
 con người, với xã hội. Có câu chỉ nghĩa đen, nghĩa 
 bóng
 - Sử dụng: TN được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt 
 động đời sống để nhìn nhận ứng xử thực hành và làm 
 cho lời nói thêm hay, thêm sinh động. 
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN
H. Em có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy 
 nhóm? ( Hai nhóm ).
- Nhóm1: Câu 1, 2, 3, 4: những câu TN nói về thiên 
 nhiên. 
- Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8: Những câu TN nói về lao
 động sản xuất. 
Tìm hiểu câu 1. 
H. Có khi nào đi nằm chưa ngủ đãsáng? 
 Cách nói như vậy nhằm diễn đạt ý gì? 
HS. Đêm tháng năm rất ngắn.
H. Có khi nào ban ngày chưa cười (sống trong hđ vui 
 vẻ) đã tối? Cách nói quá như vậy nhằm mục đích gì? 
HS. Ngày tháng mười rất ngắn. 
GV. Như vậy, tháng năm-ngày ngắn. 
 Tháng mười – ngày dài. 
H. Kinh nghiệm của câu tục ngữ là gì? 
HS. Tính toán vào mùa vụ, công việc trong ngày, 
 giữ gìn sức khoẻ. 
H. Em có nhận xét gì về kết cấu, hình thức, và nghi vấn 
 của câu tục ngữ? 
HS. + Kết cấu : ngắn gọn, 2 vế. 
	+ Vần : năm – nằm, mười – cười à vần lưng. 
	+ Phép đối : đối vế, đối ngư õ:
 đêm tháng năm >< ngày tháng mười, và đối từ. 
H. Với các biện pháp nghệ thuật trên làm cho câu văn 
 có tác dụng gì? 
HS. Giàu hình ảnh, gây ấn tượng về sự vất vả của người
 nông dân thông qua lối nói giàu hình ảnh + nói quá. 
 Phân tích câu 2.
H. Em hiểu nghĩa từ “mau” và “vắng” ở đây như thế 
 nào để có thể coi đó là 2 từ trái nghĩa? 
HS. “mau” được hiểu là “nhiều”, “vắng” là “ít”. 
 Hoặc “mau” được hiểu là “dày”, vắng là “thưa”. 
H. Câu TN nói về tính chất báo hiệu thời tiết của sao 
 như thế nào? 
HS. Nhiều sao, trời trong, báo hiệu ngày hôm sau sẽ 
 nắng và ngược lại, ít sao, trời tối đen báo hiệu ngày
 hôm sau sẽ mưa
H. Giá trị mà câu tục ngữ này để lại là gì?
H. Hãy cho biết đặc điểm nghệ thuật của câu tục ngữ ? 
HS. Phép đối. Mau >< vắng (bằng - trắc)
	Nắng >< mưa (trắc - bằng)
 Phân tích câu 3. 
H. Từ việc chú thích “Ráng mỡ gà”, em hãy cho biết 
 cụm từ “có nhà thì giữ” ngụ ý gì? 
HS. “Có nhà thì giữ” có nghĩa là chuẩn bị chống giữ 
 nhà cửa để đề phòng với giông bão. 
H. Cách nói để sử dụng biện pháp tu từ gì? 
HS. Cách nói hoán dụ, ý nói việc giữ nhà là một việc 
 có liên quan đến bão.
H. Giá trị của kinh nghiệm mà câu TN thể hiện? 
H. Em hãy chuyển câu TN thành một câu lập luận với 
 các từ (khi, nếu, thì)? 
HS. Khi thấy ráng mỡ gà, nếu có nhà thì lo giữ. 
Phân tích câu 4.
H. Em hiểu tại sao “Kiến bò” ? 
HS. Bò ngang hay bò lên. Thì lại lo lụt? (bò lên, thoát 
 khỏi đất ẩm, và tránh nước). 
H. Em hãy chuyển câu tục ngữ thành câu nghị luận với 
 các từ (khi, thì, chỉ, lại)? 
HS. Tháng 7, khi thấy kiến bì lên thì chỉ lo lại lụt. 
H. Câu tục ngũ không chỉ có tính dự báo thời tiết mà 
 còn nói lên điều gì về tâm trạng? 
HS. Nỗi lo của người nông dân về lụt lội (qua từ: chỉ, lại 
 cứ xảy ra hằng năm). 
H. Bốn câu tục ngữ trên nói có đặc điểm gì chung? 
GV khái quát về nghệ thuật chủ đề nhóm 1: 
Qua NT đối ý, ngắt nhịp, sử dụng hoán dụ, nói quá và lập luận ngầm (lược các từ lập luận ), các câu TN không chỉ nói lên các hiện tượng thiên nhiên, báo hiệu thời tiết (mưa, lụt, bão, ngày ngắn, dài) mà còn có ý khuyên nhủ nhau, thông cảm với nhau về cái thuận lợi, khó khăn của thời tiết đối với cuộc sống. 
* HS TÌM HIỂU TỪNG CÂU TN TRONG NHÓM 2: 
Tìm hiểu câu 5. 
H. Em hiểu “tấc vàng” theo nghĩa như thế nào ? 
 Nói như vậy có quá không? 
HS. Tấc vàng: có nghĩa là đất nếu biết khai thác, 
 có thể làm ra giá trị của cải như vàng. 
H. Em hãy chuyển câu TN thành một câu nghị luận? 
HS. Lập luận với các từ tương đương ( là, bằng ,như ,
 ngang)
 Ví dụ : Tấc đất ngang tất vàng. 
H. Tại sao dân gian lại nói “Tấc đất tấc vàng” mà không nói “thước đất thước vàng”? 
(C H dành cho HSG)
Tìm hiểu câu 6. 
Đọc biểu cảm câu TN, chú ý nhịp ngắt, trọng tâm ở các từ mang nghĩa: nhất – trì, nhị –viên, tam – điền. 
H. Hãy dịch nghĩa từng từ Hán trong câu TN ra từ Việt?
 Từ đó đánh giá cách dịch toàn câu của văn bản.
HS.Nhất = một, canh = trồng, trì = ao, nhị = hai,
 viên = vườn, tam =ba, điền = ruộng.
à Cách dịch đã Việt hoá một cách nhuần nhuyễn câu 
 Tục ngữ Hán Việt. 
H. Cũng như các câu tục trên, cách gieo vần lưng cùng
 thanh điệu đã có tác dụng gì đối với tính nghị luận 
 của câu tục ngữ? 
HS thảo luận, trả lời : Cùng thanh điệu để dễ đọc, 
 đọc dễ nhớ, khẳng định mqh của các luận cứ. 
H. Em thấy sự sắp xếp thứ tự ưu tiên trong canh tác của
 câu TN có phù hợp với phương pháp chuyển đổi sản 
 xuất ở nông thôn nước ta hiện nay không? 
HS. Không, tuỳ từng nơi mà áp dụng thứ tự này một 
 cách hiệu quả. 
Tìm hiểu câu 7.
H. Kinh nghiệm trồng trọt ở câu TN này áp dụng cho 
 loại cây nào? Có thể áp dụng được không? 
HS. Aùp dụng trước hết đối với cây lúa. 
H. Tại sao nói câu TN này (cũng như câu trên) có cách 
 lập luận vừa tổng hợp, vừa phân tích? Để đạt yêu cầu 
 lập luận đó, có cách diễn đạt nào cô đúc hơn không? 
HS. Tổng hợp, nêu đủ các yếu tố cần thiết cho việc 
 trồng trọt có năng suất. 
 - Phân tích: Sắp xếp thứ tự quan trọng một cách dứt 
 khoát đối với từng yếu tố. 
 - Câu TN tỉnh lược diễn đạt đến mức không, thể tỉnh 
 lược được nữa mà lập luận vẫn sáng sủa, rõ ràng. 
Tìm hiểu cầu 8. 
H. Dựa theo phần chú thích, em hãy diễn xuôi câu tục 
 ngữ này? 
HS. Nhất là đúng thời vụ, nhì là đất phải cày bừa, cuốc
 xới kĩ, nhuyễn. 
H. Câu tục ngữ này khuyên người nông dân điều gì? 
GV khái quát TN và chủ đề của nhóm TN 2. 
Qua TN dùng nhịp ngắt thay cho qht, cách lập luận cân bằng không, dùng từ cân bằng, cách sử dụng từ Hán Việt quen thuộc và có tính cô đúc triệt để của việc lập câu. 
à Ý nghĩa to lớn của đất đai đối với sản xuất và các kinh nghiệm, sản xuất từ việc chọn nghề trồng, nuôi đến các yếu tố quyết định năng suất. 
HOẠT ĐỘNG 4: HDHS TỔNG KẾT.
HS. Đọc phần ghi nhớ SGK/5. 
HOẠT ĐỘNG 5: HDHS LÀM BÀI TẬP. 
 Sưu tầm những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của
 nhân dân ta về hiện tượng tự nhiên. 
HS. Làm vào phiếu học tập. 
I. ĐỌC – TÌM HỂIU CHÚ THÍCH. 
Khái niệm tục ngữ: SGK / 3. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
1. Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên. 
Câu 1: 
Đêm tháng năm chưa nằm
 đã ngủ. 
Ngày tháng mười chưa cười
 đã tối. 
à Tháng năm ngày ngắn, tháng 
 mười ngày dài. 
è Vận dụng kinh nghiệm vào 
 chuyện tính toán, sắp xếp công
 việc hoặc vào việc giữ gìn sức
 khoẻ cho mỗi người vào mùa 
 hè và mùa đông. 
Câu 2: 
Mau sao trời nắng, vắng sao 
 trời mưa. 
= > Giúp con người ý thức biết nhìn sao để dự đốn thời tiết,sắp xếp cơng việc...
Câu 3: 
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. 
è Dự đoán bão, giúp người dân
 chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa
 màu
Câu 4:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại 
 lụt. 
è Dự đoán lũ lụt. 
2. Những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất.
Câu 5: 
Tấc đất, tấc vàng.
à Đất nếu biết khai thác có thể 
 làm ra giá trị của cải như vàng. 
Câu 6: 
Nhất canh trì, nhị canh viên, 
 tam canh điền. 
à Nói về thứ từ các nghề, các 
 công việc đem lại lợi ích cho 
 con người. 
è Giúp con người biết khai 
 thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự 
 nhiên để tạo ra của cải vật 
 chất. 
Câu 7: 
Nhất nước, nhì phân, tam cần
 , tứ giống. 
à Khẳng định thứ tự quan trọng
 của các yếu tố đối với nghề 
 trồng trọt. 
Câu 8: 
Nhất thì, nhì thục.
à Câu tục ngữ khuyên làm 
 ruộng không được quên thời 
 vụ, cũng không được quên 
 việc đồng áng. 
II. TỔNG KẾT. 
 GHI NHỚ SGK/5.
III. LUYỆN TẬP. 
- Tháng 5 u ám thì nắng. 
 Tháng 8 u ám thì mưa. 
- Mưa cá mòi, muốn lòi con 
 mắt. 
- Lụt tháng ba, cháy nhà tháng 
 tám. 
- Ong võ vẽ làm tổ bụi gai thấp 
 thời lụt nhỏ, cao thời lụt to. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Định nghĩa câu tục ngữ. 
- Phân nhóm câu tục ngữ, giá trị của từng câu tục ngữ ? 
- Những kinh nghiệm rút ra từ tục ngữ ? Giá trị của TN đối với cuộc sống sinh hoạt và trong 
 lao động sản xuất của nhân dân ta? 
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc lòng định nghĩa TN. Học phần ghi nhớ. Sưu tầm các câu TN với chủ đề trên. 
- Đọc thêm: Đọc kĩ phần chú thích để hiểu nghĩa đem của các câu TN. HDHS dựa vào nhịp ngắt 
 để diễn đạt lại các câu TN thành câu văn xuôi có tính chất nghị luận. 
Ví dụ : Nếu trăng quầng thì hạn, nếu trăng tán thì mưa; 
 Nuôi lợn thì ăn cơm năm, còn nuôi tằm thì ăn cơm đứng. 
- Chuẩn bị bài mới: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ 
 TẬP LÀM VĂN.
 + Sưu tâm những câu ca dao, tục ngữ ở địa phương mang tính địa phương. 
 + Mỗi HS sưu tâm ít nhất là 20 câu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 73.doc