Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 32

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 32

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

- GDKNS dùng đúng các dấu câu trong khi nói và viết.

 

docx 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 119	Ngày dạy:
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
	- Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
- GDKNS dùng đúng các dấu câu trong khi nói và viết.
3. Thái độ: 
 - Học sinh có ý thức dùng đúng các dấu câu trong khi nói và viết.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung
	- HS:SGK, bài soạn
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ . (5 phút)
(?) Thế nào là liệt kê? VD
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
(?) Nêu các kiểu liệt kê? VD
- Liệt kê không theo từng cặp và liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê tăng tiến (tăng cấp) và không tăng tiến
3. Bài mới :
-> GV giới thiệu bài : Dấu chấm lửng được dùng để làm gì? Tác dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong câu như thế nào? Khi nào thì dùng dấu chấm lửng? Khi nào thì dùng dấu chấm phẩy? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để biết được điều đó? (1 phút)
HĐ1: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng? (10 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
(?) Trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
(?) Nêu công dụng của dấu chấm lửng ?
HS đọc mục 1.121
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b) Biểu thị sự ngắt quảng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c) Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp. 
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm.
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. DẤU CHẤM LỬNG
1. VD.SGK
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được liệt kê.
b) Biểu thị sự ngắt quảng trong lời nói của nhân vật 
c) Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ bưu thiếp. 
2. Công dụng của dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm.
HĐ2: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng? (12 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
(?) Trong câu dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
(?) Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
-> Không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận liết kê.
 (?) Hãy nêu tác dụng của dấu chấm phẩy ?
HS đọc mục 1.122
a) Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép.
b) Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
a) Có thể thay dấu ; bằng dấu , được và nội dung của câu không bị thay đổi.
b) Không thay được vì:
- Các phần liệt kê sau dấu ; bình đẳng với nhau.
- Các bộ phận liệt kê sau dấu , không thể bình đẳng với các phần nêu trên.
- Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm.
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có câu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
II. DẤU CHẤM PHẨY
1. VD.SGK
a) ® đánh dấu ranh giới giữa các vế trong cấu ghép
b) ® Giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
2. Công dụng của dấu chấm lửng.
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có câu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
HĐ3: Luyện tập. (10 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
BT1: Trong mỗi câu có dùng dấu chấm lửng sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
BT2: Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu đó?
HS đọc BT1
a. Biểu thị lời nói bị ngắt quảng do sợ hãi, lúng túng.
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
HS đọc BT2
-> Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. LUYỆN TẬP 
BT1:
a. Biểu thị lời nói bị ngắt quảng do sợ hãi, lúng túng.
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
BT2: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
4) Củng cố. (5 phút)
(?) Nêu công dụng của dấu chấm lửng ?
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị sự xuất hiện của một ..
(?) Hãy nêu tác dụng của dấu chấm phẩy 
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có câu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
(?) Đặt câu có dấu chấm lửng - dấu chấm phẩy
5) Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài và làm BT số 03
- Tìm công dụng của dấu chấm lửng và chấm phẩy trong các văn bản đã học
- Soạn bài văn bản đề nghị
- Nhận xét tiết học
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 120	Ngày dạy:
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng cách.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
	- Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết văn bản đề nghị.
- Viết văn bản đề nghị đúng cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
- GDKNS Nhận biết văn bản đề nghị và viết văn bản đề nghị đúng cách
3. Thái độ: 
- Biết cách viết một văn bản đúng quy cách, nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, mẫu đơn
	- HS:SGK, bài soạn
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1) Ổn định lớp. (1 phút)
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
(?) Thế nào là văn bản hành chính.
-> Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong hành chính, thường được dùng để truyền đạt những nội dung,...
(?) Hình thức trình bày có gì giống và khác nhau
- Giống nhau ở chỗ hình thức trình bày đều theo một số hình thức nhất định (theo mẫu)
- Khác nhau về mục và những nội dung cụ thể được trình trong mỗi văn bản 
3) Dạy bài mới 
-> GV giới thiệu bài : Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể -> đề nghị. Vậy quy cách viết văn bản đề nghị nhưthế nào? .. (1 phút)
HĐ1 : Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị? ( 12 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
(?) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
(?) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
-> Nêu tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường , lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị
(?) Trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
(?) Khi nào thì ta viết văn bản đề nghị.
HS đọc văn bản SGK
- Vb1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng.
- Vb2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
-> Nêu ý kiến của cá nhân hay tập thể để gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
- Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? (nơi nào) Đề nghị điều gì?
- Hình thức: Ngắn gọn, sáng sửa theo một số mục quy định sẵn.
HS đọc 3.125.SGK
- TH a,c phải viết giấy đề nghị, 
- TH b phải viết giấy tường trình, 
- TH d phải viết bản kiểm điểm
-> Văn bản đề nghị được tạo lập để gửi lên các cấp có thẩm quyền để nêu ý kiến của cá nhân hoặc tập thể về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể đó.
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ.
1) VD.SGK
- Vb1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng.
- Vb2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
2) Ghi nhớ.
-> Văn bản đề nghị được tạo lập để gửi lên các cấp có thẩm quyền để nêu ý kiến của cá nhân hoặc tập thể về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể đó.
HĐ2: Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị? (15 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
(?) Các mục trong một văn bản được trình bày theo một thứ tự nào?
(?) Điểm giống và khác của hai loại văn bản trên là gì?
(?) Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
(?) Em có nhận xét gì về cách trình bày 2 văn bản đó ?
(?) Từ hai văn bản trên, em hãy
 rút ra cách làm một văn bản đề nghị ?
-> GV cho HS đọc dàn mục một văn bản đề nghị
HS đọc 1.125.SGK
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị.
- Tên văn bản.
- Gửi ai?
- Ai gửi?
- Nêu sự việc lý do ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
- Ký tên.
- Giống: Hình thức trình bày.
- Khác: Nội dung 
+ Các mục quan trọng trong hai văn bản là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
- Cách trình bày: Trang trọng, 
ngắn gọn, sáng sủa theo các mục qui định.
- Văn bản đề nghị cầ trình bày trang trọng, ngắn gọn và sang sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ nhưng phải đủ các mục: người đề nghị, người được đề nghị (cấp được đề nghị) và nội dung đề nghị.
HS đọc 2.126.SGK
II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
1) Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị.
- Tên văn bản.
- Gửi ai?
- Ai gửi?
- Nêu sự việc lý do ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
- Ký tên.
2) Ghi nhớ
- Văn bản đề nghị cầ trình bày trang trọng, ngắn gọn và sang sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ nhưng phải đủ các mục: người đề nghị, người được đề nghị (cấp được đề nghị) và nội dung đề nghị.
HĐ3: Luyện tập. (5 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
BT1 Từ 2 tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào ?
HS đọc BT1.SGK
- Giống: Cả hai đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
- Khác: Một bên là nguyện vọng của cá nhân còn một bên là nguyện vọng của tập thể
B. LUYỆN TẬP
BT.SGK
- Giống: đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
- Khác: Một bên là nguyện vọng của cá nhân còn một bên là nguyện vọng của tập thể
4) Củng cố. (5 phút)
(?) Khi nào thì ta viết văn bản đề nghị.
-> Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể 
BT: Chỉ ra chỗ sai trong văn bản và sửa:
Kính gửi: Thầy chủ nhiệm lớp 7A1
Cái bàn mà hiện nay chúng em ngồi học đang bị lung lay rất nhiều do chân ghế đã bị mọt sắp gẫy.
Vì vậy, chúng em đề nghị thầy báo lên nhà trường thay cho chúng em một ghế khác để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Chúng em rất mong được thầy quan tâm, giải quyết sớm.
Chúng em trân trọng cảm ơn thầy !
(Học sinh thảo luận nhóm.)
Thiếu:
+ Quốc hiệu;
+ Địa danh, ngày, tháng, ...
+ Tên văn bản ...; Ai đề nghị ?
+ Kí tên.
5) Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài
- Sưu tầm văn bản đề nghị
- Soạn bài ôn tập văn học
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUAN 32 VAN 7 CHUAN PPCT.docx