I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học thực hiện các bài tập.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Học và ôn bài theo yêu cầu.
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn. Bài 28. Tiết 129 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học thực hiện các bài tập. 3. Giáo dục: - Ý thức tự giác trong giờ ôn tập. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Học và ôn bài theo yêu cầu. III. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Khởi động: (3’) *Kiểm tra: CH:- Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói? TL:- Gồm 4 kiểu câu: Câu trần thuật; câu nghi vấn; câu cầu khiến; câu cảm thán. *Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã ôn tập về một số kiểu câu, tiết học hôm nay chúng ta đi ôn tập tiếp về phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’) HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Lý thuyết *Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các phép biến đổi câu, các phép tu từ đã học *Thời gian: 20’ *Cách tiến hành: + Rút gọn câu là gì? + Rút gọn câu nhằm mục đích gì? + Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? + Trạng ngữ trong câu có công dụng gì? + Việc tách trạng ngữ thành câu riên có tác dụng như thế nào? + Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? + Các trường hợp nào thì dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? + Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? + Kể tên các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? + Thế nào là điệp ngữ, tác dụng, các dạng điệp ngữ? - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. - Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). + Liệt kê là gì? Kể tên các kiểu liệt kê? I. Các phép biến đổi câu 1. Thêm, bớt thành phần câu. a. Rút gọn câu. (Ghi nhớ SGK-15) b. Mở rộng câu. - Thêm trạng ngữ cho câu (Học ghi nhớ SGK-39) (Học ghi nhớ SGK-46) (Học ghi nhớ SGK-47) - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (Học ghi nhớ SGK-68) (Học ghi nhớ SGK-69) 2. Chuyển đổi kiểu câu Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. (Ghi nhớ SGK- 57) (Ghi nhớ SGK- 58) (Ghi nhớ SGK- 64) II. Các phép tu từ đã học. 1. Điệp ngữ. (Học SGK-152-tập I) 2. Liệt kê. (Học SGK-105-tập II) HĐ 2: Luyện tập. *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hiện các bài tập *Đồ dùng: Bảng phụ *Thời gian: 15’ *Cách tiến hành: - Xác định câu rút gọn trong đoạn đối thoại sau và cho biết thành phần nào được rút gọn Hoa và Lan đang rảo bước đến trường bỗng Lan hỏi: - Này, chiều đi học Toán không? - Có - Đi thì gọi tớ nhé! - Ừ - Hãy lấy ví dụ một số câu rút gọn Học sinh thực hiện bài tập 1 trang 106 SGK. Bài tập 1. - Cả 4 câu đều rút gọn + Câu 1: rút gọn chủ ngữ + Câu 2: rút gọn chủ ngữ, vị ngữ + Câu 3: Rút gọn chủ ngữ + Câu 4: Rút gọn chủ ngữ, vị ngữ Bài tập 2. - Thương nhau như thể thương thân - Hai, ba người đuổi theo nó. Rồi bốn, năm, sáu người Bài tập 3. Trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả dùng biện pháp liệt kê để diễn tả - Sức mạnh của tinh thần yêu nước . Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước - Lòng tự hào về truyền thống lịch sử: chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng,, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp. Từ cụ già tóc bạc quyên góp ruộng đất chính phủ 3. Tổng kết và HD học bài: (7’ ) *Tổng kết: GV hệ thống kiến thức đã ôn tập trong 2 tiết qua sơ đồ. Các kiểu câu đơn Phân loại theo cấu tạo Phân loại theo mục đích nói Câu TT Câu CK Câu NV Câu CT Câu BT Câu ĐB Các dấu câu Dấu chấm Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng Dấu gạch ngang Các phép biến đổi câu Thêm bớt thành phần câu Chuyển đổi kiểu câu Câu rút gọn Mở rộng câu Chuyển đổi câu chủ động Thành câu bị động Thêm trạng ngữ Dùng cụm C-V để mở rộng câu Các phép tu từ cú pháp Điệp ngữ Liệt kê *HD học bài: - Học bài theo nội dung vừa ôn. - Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn. Bài 30. Tiết 130 VĂN BẢN BÁO CÁO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản báo cáo. Mục đích, yêu cầu nội dung và cách viết văn bản này. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng chuẩn bị và biết viết văn bản báo cáo đúng. 3. Giáo dục: - Ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập và viết báo cáo. II. Đồ dùng: - Giáo viên: sgk + sgv, mẫu một số loại báo cáo - Học sinh: soạn bài III. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận IV. Các bước lên lớp: 1. Khởi động: (5’) *Kiểm tra: CH: - Nêu dàn mục của văn bản đề nghị? TL: - SGK trang 126. *Giới thiệu bài: Văn bản báo cáo là một loại trong văn bản hành chính. Văn bản báo cáo có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’) HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Đặc điểm của văn bản báo cáo *Mục tiêu: Nhận biết được một đặc điểm chủ yếu của báo cáo về nội dung, hình thức. *Đồ dùng: Mẫu 1 số loại báo cáo *Thời gian: 12’ *Cách tiến hành: Gọi hai học sinh đọc bài tập sgk 133+134 Viết báo cáo để làm gì + Báo cáo cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung? + Yêu cầu về hình thức của báo cáo? + Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp em? - Báo cáo tổng kết thi đua - Báo cáo tổng kết lớp - Báo cáo về thành tích cá nhân + Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì về mục đích, nội dung, hình thức? - Báo cáo thường tổng hợp, trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được - Trình bày trang trọng, rõ ràng 1. Bài tập 2. Nhận xét - Viết báo cáo để tổng hợp, trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể - Về nội dung: Cần chú ý: + Báo cáo của ai + Báo cáo với ai + Báo cáo về việc gì + Kết quả như thế nào - Hình thức: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo một số mục quy định HĐ 2: Cách làm văn bản báo cáo *Mục tiêu: Nhận biết được cách thức làm một bản báo cáo. *Thời gian: 14’ *Cách tiến hành: Theo dõi hai văn bản báo cáo sgk + Các mục trong báo cáo trình bày theo trình tự nào? + Hai báo cáo trên có gì giống và khác nhau - Giống: các mục, trình tự - Khác: nội dung báo cáo + Qua hai bài tập, hãy rút ra cách làm văn bản báo cáo? + Dàn mục của một báo cáo? Học sinh đọc (sgk) Gv nhấn mạnh nội dung Học sinh đọc lưu ý (2 em) Học sinh đọc ghi nhớ GV chốt lại. 1. Cách làm văn bản báo cáo Bài tập - Quốc hiệu - Địa điểm, ngày tháng năm - tên báo cáo - Nơi nhận báo cáo - Người , tính chất, T2 viết báo cáo - Lí do, sự việc, kết quả đạt được - Kí tên 2. Dàn mục của một báo cáo Học SGK 135 3. Lưu ý * Ghi nhớ (SHK- 136) HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để sưu tầm và phân tích một số mẫu báo cáo. *Thời gian: 12’ *Cách tiến hành: Học sinh sưu tầm. Trình bày trước lớp Chỉ rõ các mục Học sinh đọc, xác định yêu cầu Làm bài Thảo luận nhóm bàn 3phút Báo cáo Gv kết luận 1. Bài 1: Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó 2. Bài 2: Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết văn bản báo cáo - Trình bày không trang trọng, rõ ràng - Thiếu mục hoặc không đảm bảo các mục - Nội dung báo cáo chung chung, thiếu số lượng cụ thể 3. Tổng kết và HD học bài: (2’ ) *Tổng kết: Văn bản báo cáo là gì? Dàn mục văn bản báo cáo *HD học bài: - Học thuộc ghi nhớ, lưu ý, dàn mục -Luyện viết văn bản báo cáo - Soạn: Luyện tập văn bản đề nghị, báo cáo Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn. Bài 31. Tiết 131 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo. - Thông qua đó học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định. 2. Kỹ năng: - Nhận diện các tình huống để viết văn bản báo cáo, đề nghị. 3. Giáo dục: - Ý thức tự giác, chấp hành kỷ luật. II. Đồ dùng: - Giáo viên: sgk, một số văn bản mẫu - Học sinh: sưu tầm văn bản, viết văn bản báo cáo III. Phương pháp: IV. Các bước lên lớp: 1. Khởi động: (5’) *Kiểm tra: CH: - Dàn mục của một bài báo cáo như thế nào? TL: - SGK trang 135. *Giới thiệu bài: Để khắc sâu kiến thức và kĩ năng văn bản báo cáo và đề nghị, chúng ta cùng học bài hôm nay 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’) HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Ôn tập lí thuyết *Mục tiêu: - Củng cố kiến thức lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo. - Thông qua đó học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định. *Đồ dùng: Mẫu văn bản đề nghị, báo cáo. *Thời gian: 37’ *Cách tiến hành: + Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau? + Văn bản đề nghị và báo cáo có nội dung khác nhau như thế nào? + So sánh hình thức của hai văn bản này? + Cần tránh sai sót gì khi viết hai văn bản này? + Những điểm cần chú ý khi thực hiện hai loại văn bản trên? 1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo - Văn bản đề nghị: gửi lên cá nhân và tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị, giải quyết một yêu cầu, một nguyện vọng nào đó - Văn bản báo cáo được viết ra để trình bày một cách tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc 2. Nội dung - Đề nghị: trình bày yêu cầu, nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì - Báo cáo: trình bày , tổng hợp tình hình và kết quả với đầy đủ số liệu cụ thể 3. Hình thức - Giống: Trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định - Khác: tên văn bản, nội dung 4. Khi viết cả hai loại văn bản cần tránh - Trình bày thiếu sạch sẽ, rõ ràng - Lời văn rườm rà - Thiếu hoặc không đảm bảo trình tự các mục - Nội dung chung chung 5. Chú ý: - Người gửi, người nhận, nội dung chính của văn bản - Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết - văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được 3. Tổng kết và HD học bài: (3’ ) *Tổng kết: Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học. *HD học bài: Ôn lại nội dung lý thuyết đã học của hai bài trên. Làm các bài tập trong SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn. Bài 31. Tiết 132 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học học sinh biết cách xác định các ... ò Nội dung kiến thức HĐ 2: Văn nghị luận *Mục tiêu: Nhận diện được các bài văn nghị luận trong chương trình, trong đời sống. Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận. *Thời gian: 40’ *Cách tiến hành: + Kể tên các bài văn nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 7? + Kể tên một số các bài văn nghị luận mà em được đọc, xem trên báo chí và các thông tin đại chúng? + Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận là những yếu tố nào? + Luận điểm là gì? + Luận cứ là gì? + Lập luận là gì? + Trong ba yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng nhất? Đọc yêu cầu 4 SGK. + Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao? + Đọc yêu cầu và cho biết câu nói trên đúng không? + Lấy ví dụ chứng minh? + Cách làm hai đề văn này có gì giống nhau và khác nhau? + Nhiệm vụ của giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào? + Ở đề bài này ta sẽ trả lời cho câu hỏi suy nghĩ này đúng đắn như thế nào? Tuy nhiên để chứng minh cho vấn đề này trước hết ta cũng phải giải thích sơ lược về câu tục ngữ này "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là gì? Sau đó chứng minh bằng dẫn chứng (trong lao động sản xuất, trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta từ trước tới nay...) 1. Các bài văn nghị luận đã học: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Ý nghĩa văn chương. 2. Trong đời sống hàng ngày trên báo chí, trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong văn nghị luận. Ví dụ: - Giữ gìn nếp sống văn minh thành phố. - Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ. - Giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Với các bài trên thường yêu cầu giải thích hoặc chứng minh. 3. Trong các bài văn nghị luận phải có ba yếu tố cơ bản: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. - Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí bài văn mới có sức thuyết phục. - Trong ba yếu tố trên, yếu tố luận điểm là chủ yếu. 4. Luận điểm trong các câu sau: - Câu a, câu d (luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ " là" hoặc từ "có" khi có phẩm chất, tính chất truyền thống nào đó). - Câu b là câu cảm thán. - Câu c là một cụm danh từ, mới chỉ nêu một số vấn đề nó tương ứng với một luận đề mà chưa phải là luận điểm. 5. Chứng minh trong văn nghị luận là kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn đề đã được thừa nhận với mục đích làm cho người đọc công nhận sự đúng đắn của vấn đề một cách vững chắc hơn. Đây cũng là kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc văn học để thuyết phục người đọc. Tuy nhiên bên cạnh dẫn chứng thực tế cũng cần có lí lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc mở rộng, nâng cao vấn đề cần chứng minh. Ví dụ: Khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp" chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng...” thì chưa đủ mà phải diễn giải câu ca dao đó ra về hình thức cũng như nội dung thì người đọc mới hiểu. 6. Cho hai đề văn: * Đề a là văn giải thích "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Ở đề bài này ta phải trả lời các câu hỏi: + Nghĩa câu tục ngữ là gì ? + Nghĩa tường minh: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. + Nghĩa hàm ẩn: Người đọc thừa hưởng thành quả lao động phải nhớ người đã tạo ra thành quả đó. + Nghĩa mở rộng: Thế hệ sau phải nhớ ơn các thế hệ trước. + Tại sao Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ? Vì mọi thành quả lao động mà chúng ta được hưởng ngày nay (về vật chất, tinh thần) đều do công sức của các thế hệ trước tạo nên, thậm chí phải đổi cả bằng xương máu. + Thái độ của người ăn quả đối với người trồng cây ? - Thể hiện sự biết ơn. - Ý thức vun đắp, bảo vệ, phát triển... - Phê phán những biểu hiện sai trái với đạo lí. * Đề b là văn chứng minh: " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một suy nghĩ đúng đắn. 3. Tổng kết và HD học bài: ( ) *Tổng kết: Giáo viên hệ thống lại nội dung tiết học *HD học bài: Học bài và ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn theo gợi ý tại các tiết ôn tập phần Tiếng Viết, Văn học và Tập làm văn. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn. Tiết 136 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình Ngữ văn 7 đã học. 2. Kỹ năng: - Làm bài kiểm tra tổng hợp đúng trọng tâm. 3. Giáo dục: - Ý thức tự giác nghiêm túc, tinh thần học hỏi. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Đề bài hướng dẫn học sinh cách làm. - Học sinh: Học và ôn bài theo yêu cầu. III. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. IV. Các bước lên lớp: 1. Khởi động: (1’) *Giới thiệu bài: Để giúp các em làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm đạt hiệu quả tốt, hôm nay thày hướng dẫn các em cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (42’) I. Các phần trong đề kiểm tra: - Đề kiểm tra tổng hợp bao gồm 2 phần: Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm) Phần này có từ 6 đến 12 câu trắc nghiệm, ở 3 mức độ: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng. Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng; câu hỏi điền khuyết; câu hỏi nối cột A với cột B. Giáo viên lấy ví dụ minh họa. Phần II: Tự luận. (7 điểm) Phần này có từ 1 đến 2 câu hỏi, ở ba mức độ: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng. Giáo viên lấy ví dụ minh họa. II. Đề bài hướng dẫn: I . Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm ) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng? 1. Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận? Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về sự vật, hiện tượng, con người. Trình bày một chuỗi sự việc, sự kiện, câu chuyện theo một trình tự nhất định. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận. Cách trình bày lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận 3. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích? A. Hãy làm sáng tỏ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam từ thực tế cuộc sống. B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ. C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất nếu không có ý thức bảo vệ môi trường sống. D. Em hiểu thế nào, về nội dung ý nghiã của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ của thành công" 4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn ? A. Người ta là hoa là đất. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Bán anh em xa mua láng giềng gần. D. Uống nước nhớ nguồn. 5. Từ nào có thể điền vào chỗ trống () trong nhận định sau: Dấu được dùng để; - Đánh dấu danh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp. - Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. A. Chấm phẩy. B. Ba chấm. C. Gạch ngang. D. Gạch nối. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 10 : "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bầy. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." (Theo "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". Hồ Chí Minh) Ngư văn 7 tập 2 6. Nội dung chính của đoạn trên là gì ? A. Giới thiệu về tinh thần yêu nước của dân tộc. B. Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả về tinh thần yêu nước. D. Giới thiệu về công việc yêu nước, công việc kháng chiến. 7. Câu nào sau đây nêu luận điểm của đoạn văn trên ? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. 8. Luận điểm của đoạn văn trên nói lên điều gì ? A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta. B. Tinh thần yêu nước được biểu hiện vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. C. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến. D. Nhiệm vụ của người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống. 9. Nhận xét nào trên đây đúng với hai câu văn: “Có khi được trưng bầy trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm "? A. Là hai câu chủ động B. Là hai câu bị động C. Là hai câu đặc biệt D. Là hai câu ghép 10. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì? A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép. B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ. C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dễ hiểu. D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm. II. Tự luận( 7 điểm ) Câu 11. Cho tình huống sau : Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp muốn đi xem tập thể. Em phải viết một văn bản gì để gửi cô giáo chủ nhiệm nêu nguyện vọng trên? Nội dung của văn bản ấy phải đảm bảo các yêu cầu nào? Câu 12. Hãy chứng minh truyện ngắn: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ. ĐÁP ÁN I, Trắc nghiệm khách quan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B D A A B D C B C II. Tự luân Câu 11. - Phải viết văn bản đề nghị : - Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Câu 12. - Viết đúng kiểu văn nghị luận - Chỉ ra và phân tích được hai mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu Trong truyện. Sống chết mặc bay (cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài): Tác dụng nghệ thuật tương phản. - Diễn đặt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả III. Một số yêu cầu khác: Giáo viên nhắc nhở học sinh một số yêu cầu khác cần thực hiện trong bài kiểm tra. 3. Tổng kết & HD học bài: (2’) *Tổng kết: - Giáo viên hệ thống lại nội dung yêu cầu của bài. *HD học bài: - Ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra để tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Tài liệu đính kèm: