Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 127, 128: Ôn tập phần tập làm văn

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 127, 128: Ôn tập phần tập làm văn

Tiết : 127 + 128

Bài dạy : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Ôn tập và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận

 - Giáo dục ý thức học tập .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 127, 128: Ôn tập phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 127 + 128 
Bài dạy : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Ôn tập và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận 
	- Giáo dục ý thức học tập . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
38’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs ôn tập văn biểu cảm 
I. Văn biểu cảm :
F Yêu cầu hs kể lại các văn bản văn xuôi đã học trong chương trình ngữ văn 7 tập1
- Gv kết luận .
F Chọn trong các văn bản đó một bài mà em thích, nói rõ nội dung ?
F Cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? 
(Yêu con người, yêu tự nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác.)
F Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm ?
F Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm ? 
F Khi muốn bày tỏ tình thương yêu , lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người , một sự vật hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật hiện tượng đó ? 
F Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sự dụng các phương tiện tu từ như thế nào? Lấy ví dụ để chứng minh .
- Hướng dẫn hs kẻ bảng sgk tr 139 và điền vào các ô trống . 
- Hướng dẫn học sinh kẻ bảng và điền bố cục của bài văn biểu cảm . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức .
- Chẳng hạn : Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng, tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người ... của Vũ Bằng khi ở đất phương Nam vời vợi nhớ khôn ngôi mùa xuân ở HN, Nổi nhớ ấy được gợi tả lại bằng những tinh tế, không khí xuân của đất trời “mưa siêu” .... của sinh hoạt con người “Có tiếng ...”
- Biểu đạt tư tưởng, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh .
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn . 
- Ngoài cách biểu hiện trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm . 
- Cho ta hình dung ra sự vật .
- Cho biết sự việc diễn tiếp ra sao .
- Phải miêu tả, kể chuyện về sự vật đó (sử dụng phương thức miêu tả tự sự)
- Vd : Sài gòn tôi yêu 
- Nhân hoá : Sài gòn cứ trẻ hoài .
- So sánh : Như một cây tơ đương độ nõn nà .
- Liệt kê : tôi yêu nắng sớm ...
- Hs thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên và và sgk . 
- Hs thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên và và sgk .
1) Các văn bản văn xuôi biểu cảm : 
- Cổng trường mở ra 
- Mẹ tôi 
- Cuộc chia tay của những con BB 
- Một thứ quà 
- Sài gòn tôi yêu .
- Mùa xuân của tôi .
2) Đặc điểm của văn biểu cảm : 
3) Vai trò miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm . 
a) Miêu tả : Cho ta hình dung ra sự vật .
b) Tự sự : Cho biết sự việc diễn tiến ra sao 
=> Khi muốn bày tỏ tình yêu, lòng ngưỡng mộ ... thì phải miêu tả, kể chuyện về sự vật hiện tượng đó . 
4) Ngôn ngữ biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ : 
- So sánh, nhân hoá, liệt kê ... 
35’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs ôn tập về văn nghị luận . 
II. Văn nghị luận 
F Yêu cầu hs nêu tên các bài văn nghị luận ở lớp 7 . 
- Gv kết luận . 
F Trong đời sống, trên báo chí và trong sgk em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ .
F Trong văn bản nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào ? 
F Luận điểm là gì ? 
F Các trường hợp a,b,c,d trong sgk trường hợp nào là luận điểm? Vì sao ? 
Gv bổ sung :(Câu b: là câu cảm thán , câu c chưa đầy đủ)
- Hướng dẫn hs tìm hiểu cau hỏi 5 sgk tr 140 .
- Hướng dẫn hs làm bài tập 6 
- Gv bổ sung : Ở đề a chủ yếu là câu hỏi, tạo sao, nghĩa là phải giải thích các nghĩa cho người ta hiểu :
- Nghĩa đen : 
+ ăn quả là gì ? Nhớ là gì ? 
+ Kẻ trồng cây là gì ? 
+ Mối quan hệ giữa kẻ và quả .
+ Lời khuyên với người ăn hay người trồng .
- Nghĩa bóng : 
+ Nói như vậy để làm gì ? 
+ Có ý nghĩa thực tế như thế nào ?
 - Luận điểm : 
+ Lòng biết ơn là gì ? 
+ Tại sao khi hưởng những thành quả ta phải biết ơn ...
F Ở để b, chủ yếu trả lời những câu hỏi như thế nào ? 
Nghĩa là phải làm cho người ta tin, phải nêu ra những biểu hiện : Lễ hội, ngày cúng giỗ tổ tiên ....
F Vậy nhiệm vụ bài văn giải thích khác bài văn chứng minh như thế nào ? 
- Gv chốt lại 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Trong đời sống, báo chí thường xuất hiện văn bản nghị luận . 
vd: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ , không xả rác bừa bãi ,....
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- a và d là luận điểm vì : 
+ Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật, vấn đề nêu lên là một chân thực, có giá trị thực tế, là loại câu khẳng định có từ “có, là”
- Hs lắng nghe . 
- Câu trả lời chứng tỏ người nói không hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh .
- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên điều mình muốn chứng minh . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs lắng nghe và ghi nhớ 
- Văn chứng minh dùng lí lẽ dẫn chứng đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy .
- Văn giải thích : Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ ... nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người . 
- Hs ghi nhớ 
1) Tên các bài văn nghị luận : 
- Tinh thần yêu nước ...
- Sự giàu đẹp ....
- Đức tính giản dị của Bác Hồ ..
- Ý nghĩa văn chương .
2)Những yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận 
- Luận điểm 
- Luận cứ
- Lập luận 
3) Các trường hợp a và d là luận điểm :
 - Vấn đề nêu lên là chân thực có giá trị thực tế , dưới dạng câu khẳng định, thường có từ “Có, là” 
4) Chứng minh trong văn nghị luận : 
Đòi hỏi phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng dẫn chứng nói lên điều mình muốn chứng minh 
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, sắp xếp sao cho mạch lạc thống nhất với quan điểm, tư tưởng của luận điểm . 
5) Hai đề văn sgk tr140 
- Giống : Đều là lòng biết ơn những người đã cho ta hưởng thụ những thành quả hạnh phúc ngày nay .
- Khác : 
câu a) Văn giải thích : 
câu b) Văn chứng minh 
6) So sánh văn giải thích với văn chứng minh : 
- Văn chứng minh dùng lí lẽ dẫn chứng đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy .
- Văn giải thích : Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ ... nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người . 
5’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số đề văn tham khảo. 
III. Đề tham khảo 
- Gv hướng dẫn hs về mnhà tìm hiểu một số đề văn tham khảo .
- Hs lắng nghe , ghi nhớ 
( Các đề văn sgk tr 140 – 143 ) 
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh lại các nội dung của bài .. 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài (nội dung ôn tập) 
	- Xem lại bố cục lập luận văn nghị luận .
	- Tham khảo các đề văn 
	- Xem bài mới “Ôn tập tiếng việt” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 127 - 128.doc