Chương trình địa phương - Ngữ văn Lào Cai

Chương trình địa phương - Ngữ văn Lào Cai

ương trình địa phương

Ngữ văn Lào Cai

 Bài 1 - Tiết 73

Văn bản: CẢNH LÀM DÂU

(Trích Tiếng hát làm dâu - Dân ca H'mông)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ H'mông trong XH cũ. Đồng thời HS hiểu được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, trùng điệp.

2. Kĩ năng:

- HS có KN phân tích, tìm hiểu VHDG địa phương, đặc biệt là TN, ca dao, dân ca.

3. Thái độ:

 - HS biết cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

II. Chuẩn bị:

 -GV: Photo VB cho HS, tìm hiểu về dân ca H'mông, bảng phụ phần bố cục VB -HS: Soạn bài theo câu hỏi, sưu tầm ca dao, dân ca của địa phương.

III. Phương pháp

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp, phân tích, thuyết trình, động não.

 

doc 17 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5581Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình địa phương - Ngữ văn Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12.2010
Ngày soạn: 28 /12.2010
Chương trình địa phương
Ngữ văn Lào Cai 
 Bài 1 - Tiết 73 
Văn bản: cảnh làm dâu
(Trích Tiếng hát làm dâu - Dân ca H'mông)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ H'mông trong XH cũ. Đồng thời HS hiểu được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, trùng điệp.
2. Kĩ năng:
- HS có KN phân tích, tìm hiểu VHDG địa phương, đặc biệt là TN, ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
	- HS biết cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
II. Chuẩn bị:
	-GV: Photo VB cho HS, tìm hiểu về dân ca H'mông, bảng phụ phần bố cục VB	-HS: Soạn bài theo câu hỏi, sưu tầm ca dao, dân ca của địa phương. 
III. Phương pháp
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp, phân tích, thuyết trình, động não.
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra: 2' 
- KT việc chuẩn bị bài của HS, sách vở của hs đầu kì II.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Giới thiệu bài (2'): Trên quê hương Lào Cai có bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống? Hãy kể tên một vài dân tộc mà em biết?
Quê hương Lào Cai của chúng ta có 27 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán, có bản sắc văn hoá rất độc đáo, rất riêng. Cuộc sống, phong tục tập quán, những nét độc đáo ấy được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn học. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 1 bài dân ca đặc sắc của đồng bào dt Hmông...
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung chính
* HĐ1: HD đọc và thảo luận chú thích 
Mục tiêu: HS đọc đúng, diễn cảm, Nêu những nét cơ bản về tác phẩm. Hiểu được khái niệm dân ca H'mông, một số từ khó.
- GV hướng dẫn đọc: 
 +2 khổ đầu: Giọng than vãn xót xa
 +2 khổ tiếp: Chú ý lời mẹ chồng: đay nghiến, đọc cao giọng, lời nàng dâu dứt khoát (đầu khổ 4 đọc diễn cảm, nhẹ nhàng) + 2 câu cuối : giọng hồ hởi, sung sướng 
- GV đọc, 3 HS đọc - GV uốn nắn 
H. Nhắc lại khái niệm dân ca? Nêu hiểu biết của em về dân ca Hmông? 
 H. Văn bản hôm nay các em học thuộc tiểu loại nào? Em có hiểu biết gì tiểu loại này? 
- GV hd HS đọc thầm các chú thích trong (2') -> GV kiểm tra HS chú thích 4, 5,6 
HĐ 2: HD tìm hiểu bố cục của văn bản:
Mục tiêu: Biết được bố cục của văn bản và nội dung chính trong từng phần.
H. Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- TL C1- (2') -> trả lời - bổ sung, nhận xét - GV KL bằng bảng phụ/ máy chiếu 
- 2 khổ đầu: Cảnh ngộ của cô gái bị ép duyên
- 2 khổ tiếp: Cảnh làm dâu
- 2 câu cuối: Niềm vui của cô gái khi được giải thoát khỏi cảnh làm dâu
HĐ3: HD tìm hiểu văn bản:
Mục tiêu: HS hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ H'mông trong XH cũ. Đồng thời HS hiểu được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, trùng điệp.
- HS đọc lại 2 khổ thơ đầu 
H. Khổ thơ 1 cô gái ca thán với ai? Ca thán về điều gì?
H. Tại sao cô gái lại nói "Mẹ nuôi con mới tới lúc như lông chim câu... tóc như lông con vịt"?
H. Em có nhận xét gì về những biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở trong khổ thơ đầu? Tác dụng?
 (Về ngôn ngữ, cấu trúc câu, hình ảnh?) 
H. Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của cô gái khi bị ép duyên?
- GV liên hệ về việc cưới hỏi lạc hậu của đồng bào Hmông xưa và số phận của người phụ nữ trong XH cũ (người phụ nữ bị gả bán - ép duyên - thách cưới, hôn nhân không có tình yêu) 
 - HS đọc thầm khổ thơ 2
H. ở khổ thơ 2, cô gái ca thán với mẹ ntn?
H. Nhận xét về NT và lời thơ trong khổ thơ này?
H. Qua lời ca, em hiểu gì về tấm lòng của cô gái đối với cha mẹ? 
H. Từ đó em có suy nghĩ gì về cảnh ngộ của cô gái bị ép duyên?
 (đáng thương, chịu thiệt thòi, bất hạnh...)
10’
3’
25’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc VB
2. Thảo luận chú thích
a. Dân ca Mông: 
- Có 5 tiểu loại lớn: Tiếng hát t/y, Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cưới xin, Tiếng hát cúng ma
- Tiếng hát làm dâu: Dạng bài ca tự thán để kể lể, than khóc cho những thân phận hẩm hiu, cơ cực trong cảnh làm dâu.
b. Chú thích khác: 2,3,4,5,6,7,8
II. Bố cục: 
3 phần
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Cảnh ngộ của cô gái bị ép duyên
 Trời ơi!
Mẹ nuôi con... tóc như lông chim câu
 tóc như lông con vịt 
 Mẹ đã vội, đã gấp mang thân con gả bừa, gả phứa cho người
 Con đảm đương sao được, lo liệu sao nổi công việc nhà họ!
 - Khổ thơ sd kết cấu trùng điệp, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, câu cảm thán 
nhằm d/tả nỗi ấm ức xen lẫn nỗi lo lắng hoảng sợ của cô gái khi bị ép gả (chồng).
Mẹ ơi! Mẹ bắt con đi, con phải đi 
..........
Mẹ ép con đi, con đi, sợ lòng mẹ lại buồn
- Câu thơ giống như 1 lời thủ thỉ, tâm tình, biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đã thể hiện tấm lòng yêu thương mẹ và sự chấp nhận hy sinh của cô gái.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà:(2')
- Đọc diễn cảm VB
- Qua phần đầu VB, em hiểu ntn về c/s, số phận của những cô gái Hmông trong XH xưa?
- Chọn học thuộc lòng một khổ thơ em thích nhất 
- Học bài nắm được giá trị NT, Nd của VB
- Soạn tiếp bài (3 khổ còn lại), sưu tầm về c/s của người phụ nữ Hmông xưa và nay.
Ngày soạn: 26/12.2010
Ngày soạn: 04 /01.2011
Chương trình địa phương
Ngữ văn Lào Cai 
 Bài 1 - Tiết 74:
Văn bản: cảnh làm dâu 
(Trích Tiếng hát làm dâu - Dân ca H'mông)
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ Hmông trong XH cũ. Qua đó có nhận thức về cuộc đời đổi thay của người phụ nữ Hmông nói riêng, người phụ nữ vùng cao nói chung từ ngày có Đảng và Bác Hồ. Đồng thời HS hiểu được 1 số nét NT tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, trùng điệp.
2. Kĩ năng:
- HS có KN phân tích, tìm hiểu VHDG địa phương, đặc biệt là TN, ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
- HS biết cảm thông với số phận của người PN trong XH xưa.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ phần tổng kết VB.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi, sưu tầm ca dao, dân ca của địa phương. 
III. Phương pháp
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp, phân tích, thuyết trình, động não.
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra (5') 
- Đọc thuộc lòng và phân tích khổ đầu của bài thơ: “ Cảnh làm dâu”
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Giới thiệu bài 1’: H. Qua phần đầu VB, em có hiểu biết gì về cuộc sống, thân phận của những cô gái Hmông trong XH xưa?
- Gv: Trong XH xưa những cô gái Hmông có c/s, thân phận khổ cực, họ bị ép duyên, hôn nhân không có t/y, họ không được quyền định đoạt cuộc sống, HP của mình. Điều đó được thể hiện khá cụ thể, rõ nét trong cảnh đi làm dâu của họ.
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
* HĐ2: HD tìm hiểu văn bản (Tiếp theo) 
Mục tiêu: - Hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ Hmông trong XH cũ. Qua đó có nhận thức về cuộc đời đổi thay của người phụ nữ Hmông nói riêng, người phụ nữ vùng cao nói chung từ ngày có Đảng và Bác Hồ. Đồng thời HS hiểu được 1 số nét NT tiêu biểu của bài ca: kết cấu đối ngẫu, trùng điệp.
 - HS đọc 2 khổ thơ 3,4
H. ở khổ 3, cô gái đã kể lể, ca thán về điều gì?
H. Trong khổ thơ này từ ngữ, h/ả, kết cấu câu thơ có gì đặc biệt? Td? 
H. Nỗi khổ của nàng dâu ở đây là gì?
=> Liên hệ: Trong XHPK có quan niệm: mẹ chồng, nàng dâu ...
H. Từ nỗi cay đắng, cơ cực đó cô gái đã có suy nghĩ ntn?
H. Giọng điệu, lời lẽ của cô gái ở khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trước?TD?
-TL nhóm C1- 1'-> trình bày, bổ sung, nhận xét - GV KL
H. N/xét về hành động, suy nghĩ của cô gái? Qua đó cô gái bộc lộ thái độ ntn?
=> GV: Đó chính là sự tự ý thức của cô gái, của người phụ nữ Hmông nói riêng và của người PNVN nói chung trong XHPK. Đọc những câu thơ này ta dường như cảm nhận được thấp thoáng đâu đó h/a' của một Hồ Xuân Hương - 1 bà chúa thơ Nôm cũng dám mạnh mẽ, lớn tiếng bênh vực cho người phụ nữ.
- HS đọc 2 câu cuối
H. Tâm trạng của cô gái khi thoát khỏi nhà chồng được miêu tả ntn?
H. Nhận xét về giọng điệu, nhịp thơ?
(giọng điệu hồ hởi, nhịp thơ kéo dài...)
H. Qua đó, em hình dung ra TT của cô gái lúc đó ntn?
- GV liên hệ cuộc sống của phụ nữ H'mông ngày nay. Có được c/s như vậy chính là do có Đảng, có Bác Hồ đã khiến cho nhận thức của người dân Hmông nói riêng, người phụ nữ vùng cao thay đổi.
* HĐ3- Tổng kết rút ra ghi nhớ
Mục tiêu: Hiểu được những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
H. Những nét NT tiêu biểu của bài ca? Qua bài ca em thấy thân phận và những phẩm chất nào đáng quý của cô gái Hmông?
 - TL nhóm C2 (2'), đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV KL bằng bảng phụ:
 + NT: Ngôn ngữ giản dị, h/ả cụ thể, sinh động, kết cấu trùng điệp, đối ngẫu
 + Nội dung: Nỗi khổ của người con gái bị ép duyên và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp: cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh, có ý thức phản kháng mãnh liệt.
H. Qua việc tìm hiểu Vb, em thấy giá trị tố cáo những hủ tục lạc hậu được biểu hiện ntn?
 (Tố cáo những hủ tục lạc hậu: tảo hôn, hôn nhân gả ép...)
- HS đọc ghi nhớ SGK và chốt đơn vị kiến thức cần nhớ (GV yêu cầu HS chép ND ghi nhớ vào vở)
* HĐ 4- Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình vào làm bài tập.
- HS đọc và nêu y/c bài tập
- HS nêu hướng giải quyết bài tập?
+ Cần dựa vào ND Vb đã học để giải quyết yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ trong (2') -> trả lời -> nhận xét, bổ sung.
- GV đọc cho HS chép chính tả hai khổ thơ đầu
29
2’
5’
III. Tìm hiểu văn bản 
2. Cảnh làm dâu
 Em về nhà chồng, địu được thùng nước sạch
 Mẹ chồng nói ... thùng nước đục
 Em nấu cơm... nếm ... mẹ chồng quát, mẹ chồng la...
- Từ ngữ, h/ả đối lập giàu ý nghĩa biểu tượng 
nhằm nhấn mạnh nỗi oan ức, tức tưởi của cô gái trong cảnh làm dâu.
 Em suy đi nát gan
 Em nghĩ về đứt sức
 Suy đi...
 Nghĩ lại...
 Em bèn nói với mẹ chồng:
...Tôi sẽ theo chân họ nhà tôi cất bước đi thẳng...
- Kết cấu trùng điệp, lời lẽ mạnh mẽ, rắn rỏi, dứt khoát 
đã diễn đạt những suy nghĩ và hành động chín chắn, ý thức phản kháng chống lại sự chèn ép, khinh rẻ của gđ nhà chồng, đồng thời thể hiện khao khát được tự do của cô gái trong cảnh làm dâu.
3. Tâm trạng của cô gái khi được giải thoát khỏi cảnh làm dâu
 Tôi vung chân, vung tay đi khắp con đường
 Vui mừng như người đi làm ăn!
- Giọng điệu vui tươi diễn tả niềm hân hoan vui sướng của cô gái khi thoát khỏi nhà chồng - thoát được kiếp sống cơ cực.
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
* Bài tập 1 (Tài liệu / 3): Nhận xét nét đáng mến trong thái độ, cách cư xử của cô gái ở đoạn thơ "Em suy đi nát gan ... Vui mừng như người đi làm ăn". Thái độ đó thể hiện phẩm chất nào của người phụ nữ Hmông?
- Thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ, sự nhận thức đúng đắn về c/s, thân phận của mình, ý thức phản kháng mãnh liệt của cô gái - của người phụ nữ Hmông trong XH cũ.
2. Bài tập 2: Rèn luyện chính tả
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (2') 
- Đọc diễn cảm VB
 ... êu con người tha thiết, đắm say của đồng bào Mông.
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
* Qua Vb, em thấy đồng bào H’mông có những phẩm chất nào đáng quý?
 Nét đáng quý:
+ Say mê ca hát, yêu cuộc sống
+ Yêu lao động
+ Tinh thần đoàn kết cộng đồng
4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (2') 
	Qua tìm hiểu Vb, em cảm nhận được điều gì?
	(Hiểu được nét đẹp VH, yêu mến, tự hào về những nét đặc trưng riêng...)
	- Chọn học 1 đoạn thơ em thích nhất, học bài và ghi nhớ được ND - NT của VB.
	- Soạn VB: Bài hát chỉ đường (XĐ bố cục, soạn theo câu hỏi sgk)
Ngày soạn: 03/01.2011
Ngày soạn: 07/01.2011
Chương trình địa phương
Ngữ văn Lào Cai 
 Bài 3 - Tiết 77
Văn bản: Bài hát chỉ đường
(Trích Tiếng hát cúng ma - Dân ca Hmông)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS có những hiểu biết cần thiết về nét đặc sắc trong nghi lễ và những quan niệm mang tính nhân bản về vũ trụ, con người và cuộc sống của đồng bào Hmông.
	- HS thấy được những nét NT đặc sắc của bài ca.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn học dân gian địa phương.
3. Thái độ:
- Học sinh biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT ta.
II. Chuẩn bị
	- GV: Bảng phụ bố cục VB, Tư liệu về tiểu loại bài ca Tiếng hát cúng ma
	- HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
III. Phương pháp
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp, phân tích, thuyết trình, động não.
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra: (5')
	- Đọc thuộc lòng khổ thơ em thích nhất trong VB "Bài hát trong hội Gầu tào" và nêu giá trị NT, ND của bài ca. 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Giới thiệu bài 2’: H. Dân ca Hmông có mấy tiểu loại lớn? Em đã được học những tiểu loại nào?
=> GV: Dân tộc Hmông là 1 DT trong cộng đồng các DT VN có nền văn hoá, văn học Dg đặc sắc & phong phú. Đặc biệt dân ca nghi lễ cúng ma là tài sản văn hoá phi vật thể quý báu, mang đậm bản sắc DT. Nó phản ánh nhiều mặt đ/s tín ngưỡng, phong tục, tập quán, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn DT Hmông. Văn bản ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu....
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
* HĐ2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản 
Mục tiêu: HS đọc đúng, diễn cảm, Nêu những nét cơ bản về tác phẩm. Hiểu được khái niệm dân ca H'mông, một số từ khó.
 - GV hướng dẫn HS đọc VB: đọc rõ ràng, dứt khoát
- GV cùng 3 HS đọc -> nhận xét, uốn nắn 
H. Bài dân ca này thuộc tiểu loại nào, được đồng bào H'mông sd trong trường hợp nào?
H. Em hiểu gì về văn bản "Bài hát chỉ đường"?
(HS trả lời dựa vào ND chú thích 1 trang 8)
- GV yêu cầu HS đọc thầm từ chú thích 2- 9 
và sau đó trao đổi thảo luận với bạn chú thích chưa hiểu rõ trong (t - 2') -> GV KT chú thích 3,4
HĐ2: HD tìm hiểu bố cục của văn bản:
Mục tiêu: Biết được bố cục của văn bản và nội dung chính trong từng phần.
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần? ND chính của từng phần?
-> GV kết luận bằng bảng phụ
HĐ 3: HD tìm hiểu văn bản:
Mục tiêu: HS có những hiểu biết cần thiết về nét đặc sắc trong nghi lễ và những quan niệm mang tính nhân bản về vũ trụ, con người và cuộc sống của đồng bào Hmông.
 HS thấy được những nét NT đặc sắc của bài ca.
- HS đọc lại khổ thơ đầu
H. Quan niệm của người H'mông về việc hình thành trời đất, vũ trụ ntn?
H. Em có hiểu biết gì về điều được nói tới trong câu thơ "Mặt trời mọc về chín cái theo nhau, Mặt trăng mọc về tám cái cõng nhau"?
H. Hai câu thơ đó gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong thần thoại, truyền thuyết?
=> GV: Thần thoại H'mông kể rằng: ngày xưa bỗng đâu mọc về chín mặt trời, tám mặt trăng, có cây muôn loài đều bị thiêu đốt. Đôi trai gái Giàng Dua & Giàng Dự bèn "đốn cây cổ thụ của trời" làm tên nỏ bắn mặt trăng, mặt trời. Mặt trăng, mặt trời sợ quá trốn mất làm cho Tg tối đen 7 năm liền. Sau phải nhờ gà trống gáy gọi hộ.
H. Nhận xét gì về cách giới thiệu, lời thơ, cấu trúc câu thơ được tg' sd trong khổ thơ 1? 
H. Với cách giới thiệu như trên khổ thơ cho ta biết điều gì?
=> GV giới thiệu thêm biểu tượng mặt trăng, mặt trời trong quan niệm của người H'mông: Xuất phát từ quan niệm thô sơ cho rằng mặnt trăng, mặt trời là đáng sinh thành ra muôn loài, duy trì sự sống, t/y, HP lứa đôi... nên nó đã trở thành biểu tượng với nhiều tầng lớp, ý nghĩa biểu trưng.
10’
3’
22’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc Vb
2. Thảo luận chú thích
a. Xuất xứ
 Bài ca này dùng để hát trong nghi lễ đám ma.
b. Các chú thích khác
II. Bố cục
 Chia 3 phần
- Khổ 1: Giới thiệu về việc hình thành trời đất vũ trụ
- Khổ thơ 2: Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của bà Hmông
- Phần còn lại: Vai trò, ý nghĩa của cây lanh trong đ/s của người Hmông
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Giới thiệu về việc hình thành trời đất, vũ trụ
... người & vũ trụ u buồn lạnh ngắt
Ngày xửa, ngày xưa,
Mặt trời mọc về chín cái theo nhau
Mặt trăng mọc về tám cái cõng nhau
Chiếu cõi trần gian khô nẻ tận dưới đất đen,
Chiếu cõi trần thế khô nứt tận dưới đất vàng.
- Điệp cấu trúc câu, cách giới thiệu độc đáo, ngôn ngữ tự nhiên như một lời kể chuyện gợi về một truyền thuyết huyền bí của người H'mông về việc hình thành trời đất, vũ trụ. 
4. Củng cố và hướng dẫn học sinh học bài (2') 
	- Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca (khuyến khíc HS đọc thuộc lòng bài ca)
	- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích khổ đầu
	- Tiếp tục nghiên cứu bài, sưu tầm tư liệu về biểu tượng cây lanh trong c/s người Mông.
Ngày soạn: 03/01.2011
Ngày soạn: 11/01.2011
Chương trình địa phương 
Ngữ văn Lào Cai 
 Bài 3 - Tiết 78 
Văn bản: Bài hát chỉ đường 
(Trích Tiếng hát cúng ma - Dân ca Hmông)
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố những hiểu biết cần thiết về nét đặc sắc trong nghi lễ và những quan niệm mang tính nhân bản về vũ trụ, con người và cuộc sống của đồng bào H’mông.
- Khắc sâu được những nét NT đặc sắc của bài ca.
2.Kĩ năng:
- HS có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn học dân gian địa phương.
3. TháI độ:
- Học sinh biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT ta.
II. Chuẩn bị
	- GV: Tư liệu về biểu tượng cây lanh trong đ/s đồng bào DT Hmông
	- HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
III. Phương pháp
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp, phân tích, thuyết trình, động não.
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra (5')
	- Đọc thuộc lòng và phân tích khổ đầu của bài thơ "Bài hát chỉ đường". 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
* Giới thiệu bài 2’: H. Qua việc chuẩn bị bài, em có hiểu biết gì về dân ca nghi lễ cúng ma của người Hmông?
=> GV: Dân ca nghi lễ cúng ma bộc lộ những nét đẹp trong tính cách, tâm hồn người Hmông. Tang lễ không chỉ để phô diễn tình cảm đưa tiễn người chết mà ẩn chưa trong nó những giá trị mang tính chất giáo huấn về luân lí. Điều răn dạy ấy được thể hiện ntn trong phần II của Vb?
Hoạt động của thầy và trò
T.g
Nội dung
* HĐ1: HD tìm hiểu văn bản (Tiếp)
Mục tiêu: Tiếp tục củng cố những hiểu biết cần thiết về nét đặc sắc trong nghi lễ và những quan niệm mang tính nhân bản về vũ trụ, con người và cuộc sống của đồng bào H’mông.
- Khắc sâu được những nét NT đặc sắc của bài ca.
 - HS đọc lại khổ thơ 2
H. Trong khổ thơ thứ 2, bà Hmông đã làm những việc gì? Những việc đó có ích ntn đối với cuộc sống?
H. Hình thức diễn đạt ở khổ thơ này có gì đặc biệt? Qua đó, khổ thơ đã giải thích cho ta biết điều gì?
H. Bà H'mông, bà Trày là những nhân vật trong huyền thoại, ko cụ thể nhưng lại chính là người tạo ra cây lanh. Với cách nói như vậy đã thể hiện quan niệm, cách nghĩ của người Hmông ntn?
- HS đọc lại khổ thơ cuối
H. Em có hiểu biết gì về cây lanh?
 (thuộc họ gai mèo. đây là loại cây lấy sợi làm vải mặc của người Hmông)
H. Trong đ/s, người Hmông đã dùng cây lanh vào những việc gì?
H. Dệt thành vuông chống tàu lau, lá cỏ? Dệt đón rượu, đó cưới? Dệt chống đất đen, đất vàng của nhà trời?
H. Nhận xét việc sd hình ảnh, NT đặc sắc? TD?
H. Qua đó, khổ thơ đã cho em hiểu gì về Mqh của cây lanh với người H'mông ntn?
H. Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết biểu tượng cây lanh trong đ/s của người Mông?
+ Cây lanh nhằm đáp ứng nhu cầu ăn mặc của con người.
+ Là vật bảo vệ người Hmông
+ Lanh là tín hiệu văn hoá tộc người.
+ Trong văn thơ: lanh là biểu tượng về người phụ nữ Hmông (cây lanh là h/a' của người phụ nữ, cuộn lanh phản ánh tính cách người PN, hạt lanh là số phận người phụ nữ...), t/y, tình vợ chồng...
H. Qua việc giới thiệu về nguồn gốc, vai trò cây lanh, người hmông muốn nhắn nhủ gì với con cháu?
* HĐ 2 - Tổng kết, rút ra ghi nhớ
Mục tiêu: Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, giá trị nội dung của văn bản:
H. Bài dân ca đã nhắn nhủ điều gì với chúng ta?
 (Biết ơn tổ tiên, yêu lđ, giữ gìn & phát huy truyền thống...)
- HS đọc và chốt ND cần nhớ.
- GV yêu cầu Hs chép ghi nhớ vào vở
* HĐ 3 - Hướng dẫn HS luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức của mình vào làm bài tập.
- HS đọc và xđ yêu cầu bài tập
- Nêu hướng giải quyết yêu cầu bài tập
27’
3’
5’
III. Tìm hiểu văn bản 
2. Vai trò, ý nghĩa của bà Hmông
Loài lanh chết hết gốc 
Giống lanh chết hết rễ
Ai làm cho giống lanh sống lại?
Ai làm cho giống lanh tốt tươi?
Bà Trày làm cho giống lanh sống lại,
Bà H'mông làm cho giống lanh tốt tươi......
- Câu hỏi kết hợp với câu trả lời, khổ thơ đã giải thích nguồn gốc cây lanh và giới thiệu vai trò của bà Trày, bà H'mông trong việc trồng, chăm sóc, phát triển giống lanh.
Đồng thời thể hiện cách nghĩ, quan niệm rất hồn nhiên của người H'mông - họ tin vào lực lượng siêu nhiên và tin vào sức lao động, trí tuệ của con người.
3. Vai trò, ý nghĩa của cây lanh trong đời sống người H'mông
Ra tháng 5, tháng 6
... cắt cây lanh 
... dệt thành vuông chống tàu lau, lá cỏ
Mà làm lụng nuôi con, nuôi cháu
... dệt thành thước đón rượu, đón cưới
... dệt thành tấm chống đất đen, đất vàng của nhà trời.
- Hình ảnh đối lập, điệp từ, điệp cấu trúc câu
Khổ thơ như một lời kể chậm rãi về sự gắn bó của cây lanh đối với cuộc sống của con người H'mông.
Từ đó khuyên con cháu giữ gìn và phát huy nghề dệt lanh truyền thống của DT.
IV. Ghi nhớ (Tài liệu trang 9)
IV. Luyện tập
Bài tập (Tài liệu /9): Lí giải tại sao bài ca "Tiếng hát cúng ma" lại kể về việc sinh thành trời đất, vạn vật trong vũ trụ, về phong tục tập quán, việc sinh ra các giống cây trồng gắn với những nghề truyền thống của DT. Suy nghĩ gì về quan niệm sống của người Hmông.
- Lí do: Tang lễ không chỉ để thể hiện tình cảm đưa tiễn người chết mà còn nhằm MĐ giáo huấn, răn dạy con cháu những truyền thống tốt đẹp của DT để con cháu noi theo.
4. Củng cố và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2') 
	- Qua tìm hiểu 3 bài dân ca Hmông, em cảm nhận ntn về phong tục tập quán, về con người Hmông?
	- Học thuộc lòng và phân tích bài thơ
	- Soạn bài Tục ngữ về TN và lđ sản xuất

Tài liệu đính kèm:

  • docCT dia phuong - ngu van lao cai.doc