Chuyên đề Ca dao – những câu hát than thân

Chuyên đề Ca dao – những câu hát than thân

I.Mục tiêu bài học

- Củng cố,nâng cao và mở rộng kiến thức về ca dao thuộc chủ đề than thân .

- Giáo dục tình cảm trân trọng,yêu mến,đồng cảm với cảnh ngộ của người lao động xưa,từ đó giúp các em lối sống nhân ái,giàu tình cảm.

- Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức,phân tích,cảm thụ.

II.Trọng tâm : Nội dung tiếng hát than thân

III.Chuẩn bị:

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2981Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ca dao – những câu hát than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Thị Giang
Đơn vị: THCS Hàn Thuyên 
 Giáo án chuyên đề :
 Ca dao – Những câu hát than thân 
I.Mục tiêu bài học
- Củng cố,nâng cao và mở rộng kiến thức về ca dao thuộc chủ đề than thân .
- Giáo dục tình cảm trân trọng,yêu mến,đồng cảm với cảnh ngộ của người lao động xưa,từ đó giúp các em lối sống nhân ái,giàu tình cảm.
- Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức,phân tích,cảm thụ.
II.Trọng tâm : Nội dung tiếng hát than thân
III.Chuẩn bị:
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo,nội dung trình chiếu
Trò: ôn tập ca dao,sưu tầm ca dao
IV.Tiến trình bài dạy:
A.Kiểm tra: 5’
 - Đọc một bài ca dao mà em thích nhất? Nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó?
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
 Ca dao – dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim,tâm hồn người lao động từ thuở xa xưa.Mỗi bài ca dao chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương với gia đình ,với quê hương đất nước và còn cả những nỗi buồn thương,oán trách cuộc đời nghe sao xót xa cay đắng. Để hiểu hơn về tâm tư tình cảm của những người lao động,người phụ nữ,người làm mẹ,làm vợ,làm thợmời các em cùng tìm hiểu chuyên đề “ca dao – những câu hát than thân”.
2.Nội dung:
T
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV:Ca dao là từ Hán Việt,em hãy giải nghĩa từng yếu tố?
- Ca dao nghĩa là gì?
- Dân ca là gì?Kể một số làn điệu dân ca mà em biết?
- Ai là người sáng tác ca dao? Theo em họ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Em đã học những bài ca dao thuộc chủ đề nào?
GV: giới thiệun thêm một số chủ đề khác các em chưa được học:
+ Ca dao về tình yêu nam nữ(học ở lớp 10)
+Ca dao chống phong kiến
+ Ca dao chống Pháp.
- Qua các bài ca dao đã học,em hãy nêu khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật ?
GV bổ sung thêm: ngoài ra còn được sáng tác theo thể lục bát biến thể,thơ tự do,ngũ ngôn
- Ttong ca dao thường hay sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
-Nhân vật trữ tình thường là những ai?
- Từ ngữ,hình ảnh trong ca dao có đặc điểm gì?
GV giới thiệu thêm.
-Các em đã học những bài ca dao than thân nào?
(HS đọc)
- Đọc những bài ca dao này em thấy đó là lời than của ai? Vì sao lại than ?
 (HS trả lời)
GV: Đây là lời than của người lao động,người phụ nữ.Người lao động ở đây các em có thể hiểu đó là những người nông dân,người làm thuê làm mướn Họ thuộc tầng lớp bị trị,sống dưới đáy cùng của xã hội nên phải gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh,khổ đau,bị áp bức bóc lột Chính vì thế họ cất lên những lời than thân trách phận đầy ai oán não nùng chất chứa dằng dặc nỗi thảm sầu.Những bài ca dao than thân thể hiện ý thức của người lao động về thân phận bé nhỏvà những bất công trong xã hội.Qua đó thể hiện thái độ đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ,phản kháng tố cáo hội phong kiến bất công,tàn bạo.
GV chiếu ba bài ca daoVD1
- Em suy nghĩ gì về hình ảnh con cò trong bài ca dao thứ nhất?
(Con cò là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người lao động.Cả đời lận đận long đong vì miếng cơm manh áo.Họ phải gồng mình lên đối mặt với những cảnh đời ngang trái .”Thân cò ”mỏng manh ,bé nhỏ,tội nghiệp đơn độc giữa trời nước mênh mông.Cò miệt mài kiếm ăn trong ao ngoài bể,không quản lên thác xuống ghềnh đầy hiểm nguy.Nhưng kết cục chẳng đủ nuôi thân,bầy con vẫn đói khát”cho gầy cò con” .Nhân dân ta thường mượn hình ảnh con cò để nói lên nỗi khổ cực của mình”Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”)
- Người lao động,người nông dân với đồng áng quanh năm,thường gồng gánh những thứ như rơm rạ,thóc gạoNhưng ở bài ca dao thứ 2,người lao động lại “gánh cực”.Hình ảnh “gánh cực”,”cong lưng”gợi cho điều gì về nỗi khổ của người lao động?
(“Cực” là cơ cực bần hàn,nỗi khổ ấy đè nặng trên đôi vai người lao động.Họ muốn gánh đổ đi,dứt ra,bứt ra,chạy trốn khỏi nó nhưng nào có được.Hình ảnh trên diễn tả rất hay,rất sâu đậm về cái nghèo khó đeo bám suốt đời suốt kiếp người lao động.
Cái đói nghèo hiển hiện ngay trong từng bữa ăn:“Bữa ăn như bữa vét nồi
Đói cào đói rã mồ hôi ướt đầm”)
- Qua ba bài ca dao trên em thấy người lao động than về nỗi khổ nào?
GV:Có thể nói cái đói cái nghèo cứ bám dai bám dẳng vào số phận người lao động từ lúc sinh ra đến lúc lìa đời:”Nghèo từ trong trứng nghèo ra”;cuộc sống thì:”Sống gì sống tối sống tăm/Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời”;đến lúc chết cũng chết trong túng thiếu”Con cò chết tối hôm qua/Có hai hạt gạo với ba đồng tiền/Một đồng thuê trống thuê kèn/Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong/Một đồng mua mớ rau răm/Đem về thái nhỏ thờ vong con cò”.
- Hãy đọc một bài ca dao em biết có nội dung than về cuộc sống khó nhọc mà em biết?
(VD: “áo rách chi lắm áo ơi/áo rách trăm mảnh không nơi giận nằm”)
*GVmở rộng: Chính vì đói nghèo nên mới có những người phải đi ở,làm thuê,làm mướnHọ cũng thở than về về nỗi khó nhọc của mình”Con lành con ở cùng bà/Váng mình sốt mẩy con ra ngoài đường”(bị chủ nhà đối xử tệ bạc)”Người ta đi ở lấy công/Tôi đây đi ở tay không trở về”(đi ở trừ nợ)hay đây là lời than của người đi phu đồn điền cao su”Bán thân đổi mấy đồng xu/Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
GV: Không chỉ than về nỗi nghèo khó,người lao động còn than về thân phận hẩm hiu của mình.(Chiếu VD2)
- HS đọc hai bài ca dao
- Hình ảnh con tằm,con kiến,con quốc,con hạc có điểm gì chung?Điểm gì riêng? Mượn hình ảnh mỗi con vật ấy nhân dân ta muốn giãi bày điều gì?
- Mỗi cặp lục bát đều được bắt đầu bằng hai từ “thương thay”,hay đó cũng chính là biện pháp điệp từ,nó có ý nghĩa gì?
(nhấn mạnh sự đồng cảm với nỗi khổ của con người ,mở ra những mối thương khác)
(GV chiếu phần minh hoạ)
GV:Lời than chua xót về thân phận bé nhỏ,thấp cổ bé họng,không có địa vị trong xã hội.Thân phận họ như con kiến con tằm suốt đời cần mẫn làm ăn,làm nhiều nhưng hưởng ít,lại bị bòn rút mất sức lực.Nhiều khi chịu oan ức bất công mà không có lẽ công bằng nào soi tỏ;có những cuộc đời phải tha phương cầu thực nay đây mai đó như thân hạc gầy bay mỏi cánh đầy vô vọng .
- Hai câu ca dao sau có gì giống với bài đầu?
(Than về cảnh sống bất công.Kẻ giàu thì thừa thãi,sung sướng;người nghèo khó thì thiếu thốn đói rách,phải lao động cật lực,oán trách ông trời bất công,thiên vị)
-> Ba bài ca dao có những cách thể hiện riêng nhưng đều nói lên nỗi niềm nào về thân phận người lao động?
-GV:Trong xã hội phong kiến xưa kia,bọn vua chúa quan lại mặc sức thống trị,trà đạp lên cuộc sống của người lao động.Các em sẽ cùng tìm hiểu xem người lao động đã nói như thế nào về chúng.
(Chiếu VD3)
- Cả hai bài ca dao nói đến đối tượng nào?
- Quan lại xưa vẫn thường xưng là phụ mẫu(cha mẹ)dân.ở đây quanlai,địa chủ có hành động gì? Nêu suy nghĩ của em về hành động đó?
GV: “Nhà mày” là cách gọi bọn địa chủ cường hào,đầy khinh thường căm phẫn của người dân quê.Họ uất ức căm giận bởi bè lũ thống trị tham lam tàn ác vơ vét,cướp đoạt mọi thứ : ruộng đất,trâu cày,ao thậm tệ hơn là sự bóc lột sức lực dẫn đến người nông dân trắng tay không còn gì để sinh sống nuôi con. 
- Từ thận bé nhỏ bọt bèo,không địa vị,người lao động phải gánh chịu nỗi đau nào nữa?
GV: Giai cấp thống trị với bộ mặt tàn ác,không còn nhân tính,chúng tìm mọi thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của nhân dân lao động nhất là thời kì xã hội nửa thực dân phong kiến.Chúng đặt ra đủ các loại thuế khiến người dân phải rên xiết“ối thôi chua xót đoạn trường/Thuế than thuế củi thảm thương đứa nghèo”;”Vì đâu khổ cực cuộc đời/Bởi chưng sưu thúê vọt roi mấy lần”.
=>Từ những nội dung trên em hiểu như thế nào về cuộc sống của người lao động xưa?
-
 GV:Cũng là người lao động nhưng người phụ nữ lại có những nỗi niềm riêng để giãi bày than thở.
- Em hãy đọc một số bài ca dao tha thân của người phụ nữ đã học và em biết ?
- ở ba bài ca dao người phụ nữ đẫ ví mình với những gì?Mỗi hình ảnh ví von ấy đều ẩn chứa những nỗi đau thân phận .theo em đó là những nỗi đau nào?
- “Tấm lụa đào”vừa đẹp óng ả vừa rất có giá trị.Khi mang ra chợ để mua bán trao đổi,kẻ nâng lên người đặt xuống,kẻ chê đắt người bảo rẻLiệu người mua có hiểu rõ được giá trị của nó?Người phụ nữ ý thức ý thức rất rõ và tự hào về vẻ đẹp nhân phẩm của mình nhưng trong xã hội ấy ai thừa nhận,ai ca ngợi vẻ đẹp của họ?Trái bần vừa chua vừa chát,trôi nổi trên sông mặc cho gió dập sóng dồi.Nó cũng như cuộc đời người phụ nữ không có quyền tự quyết định mà hoàn toàn phụ thuộc vào kẻ khác,mặc cho dòng đời đưa đẩy,chẳng biết tương lai sẽ ra sao.Hay hình ảnh so sánh với “con hạc đầu đình”cũng nói lên nỗi đau về thân phận bị ràng buộc,bị trói chặt vào trăm ngàn thứ luật lệ hà khắc.Họ khao khát được tự do bay bổng nhưng tất cả chỉ là vô vọng.
 ->Từ cách so sánh “thân em”với trái bần,tấm lụa,con hạc em hiểu người phụ nữ muốn than về điều gì?
GV:Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công khắt khe”tam tòng tứ đức”,quan niệm”trọng nam khinh nữ: nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”dành mọi ưu tiên cho ngươì đàn ông,đẩy người phụ vào những thảm kịch âu sầu.Có bao nỗi khổ mà họ phải chịu đựng.Khổ về vật chất:”Thân em như lá đài bi/Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”;”Một ngày hai buổi trèo non/Lấy gì mà đẹp mà giòn hỡi anh?”.Song khổ nhất là về tinh thần.Đó là nỗi đau về thân phận mỏng manh,bị động,không có quyền tự quyết định cuộc đời mình.Con người bị đồ vật hoá,định giá theo giá trị sử dụng.Thân phận ví với hạt mưa,miếng cau,cái cọc ràoHọ có bao phẩm chất tốt đẹp(như tấm lụa đào,cây quế,chuông vàng) nhưng không được xã hội thừa nhận,cọi trọng.Bởi thế khổ đau lại tiếp nối chồng chất khổ đau.
- Em hãy đọc một số bài cadao bắt đầu bằng cụm từ “thân em”?
GV mở rộng thêm về nội dung than thân của người phụ nữ:
Khi chưa lấy chồng thì bao lo lắng về tương lai”thân con gái 12 bến nước”,lấy chồng rồi lại trăm mối lo toan: Nỗi buồn nhớ mẹ cha”ruột đau chín chiều”chỉ biết ngậm ngùi trong dạ;quan hệ mẹ chồng nàng dâu nghiệt ngã.Con dâu bị xem như con ở”Nghe tin bác mẹ anh hiền /Cắn cơm không vỡ,cắn đồng tiền vỡ tư”.Nếu người chồng có lấy vợ lẽ thì lại càng đau khổ hơn bởi “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.Xã hội còn bất công hơn trong chuyện hôn nhân.Đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp còn phụ nữ”gái chính chuyên chỉ có một chồng”;người phụ nữ còn không có quyền được đi học,không được tham gia vào chốn quan trường Cuộc đời họ thật trăm đắng ngàn cay,vạn ngàn nỗi tủi nhục.Có lẽ vì thế mà đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định “Thương thay thân phận đàn bà 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”(Truyện Kiều)
- Qua những câu ca dao than thân của người phụ nữ em suy nghĩ gì về cuộc đời của họ? Liên hệ với cuộc đời người phụ nữ ngày nay?
(HS phát biểu tự do)
- GV chiếu 3 bài ca dao các em đã học.
- Quan sát các bài ca dao đã học và vừa tìm hiểu,em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? 
-Người lao động,người phụ nữ,người làm thuê làm mướnđẫ than thở biết bao điều .Theo em họ than thân để làm gì?
GV khái quát,mở rộng: Ca dao đóng góp phần giá trị phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội xưa.Sống trong bùn lầy khổ đau tăm tối,người lao động cất lên những lời than chứa đầy nước mắt và bao niềm oán hận.Nó trở thành một phần của hồn dân tộc.Nó ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân ta.Hát ru con bằng ca dao;dăn dạy con bằng ca dao.Ca dao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến những sáng tác của các nhà thơ,nhà văn.Hồ Xuân Hương mượn môtip “Thân em ”để ngợi ca người phụ nữ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn”(Bánh trôi nước).Hay nhà thơ Chế Lan Viên lấy hình ảnh con cò trong ca dao để cảm nhận suy ngẫm về tình mẫu tử trong bài “Con cò” (Các em sẽ học ở lớp 9).Ngày nay,người bà,người mẹ,người chịvẫn hát ru trẻ thơ bằng những câu ca dao thấm đẫm tình người.Học ca dao,nghe ca dao để ta yêu hơn,trân trọng,cảm thông với kiếp người trong quá khứ và hơn hết hãy biết sống nhân ái,lắng nghe,chia sẻ bằng trái tim chan chứa yêu thương.
I.Khái quát chung ca dao – dân ca
1.Khái niệm:
- Ca: hát
- Dao: lời hát không có nhạc kèm theo
->Ca dao là những lời thơ dân gian diễn tả đời sống nội tâm,tình cảm cảm xúc của con người.
->Dân ca: là sáng tác kết hợp nhạc và lời,hình thức diễn xướng của ca dao.Nó thuộc loại trữ tình dân gian.
2.Tác giả,hoàn cảnh sáng tác
- Tác giả : nhân dân lao động 
- Hoàn cảnh sáng tác: trong lúc lao động,sinh hoạt tập thể,hội hè 
3.Những nội dung lớn trong ca dao
- Tình cảm gia đình
- Tình yêu quê hương đất nước con người
- Than thân
- Châm biếm
4.Nghệ thuật:
- Thể thơ: phố biến là thể lục bát
-Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ,so sánh,nhân hoá,câu hỏi tu từ,hình thức đối đáp
- Nhân vật trữ tình là con người bình dị,người dân lao động: người nông dân,người phụ nữ,người làm nghề,người đi ở
- Hình ảnh mộc mạc,từ ngữ giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
- Kết cấu ngắn gọn,sử dụng một số môtip quen thuộc: mở đầu bằng”thân em”,”rủ nhau”,”chiều chiều”,”ngó lên”
- Dùng hình ảnh mang tính biểu tượng : 
+Trúc – mai->quan hệ lứa đôi
+Con cò-> người nông dân,người phụ nữ
+Loan – phượng ->sự đẹp đôi
II.Những câu hát than thân
1.Hệ thống những bài ca dao đã học
1- Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2- “Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn đợc mấy phải nằm nhả tơ.
 Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
 Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
 Thương thay con quốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe”
3- “Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
*Nhân vật trữ tình: Người lao động,người phụ nữ
*Hiện thực xã hội đầy bất công ngang trái,người lao động bị áp bức bóc lột,đoạ đày.Họ sáng tác những bài ca dao than thân giãi bày nỗi lòng của mình và cũng là lời tố cáo,phản kháng xã hội .
2.Giá trị của những bài ca dao than thân
a.Lời than của người lao động
*VD1:
 + Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
 + Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo
 +“Bữa ăn như bữa vét nồi
Đói cào đói rã mồ hôi ướt đầm”)
-Hình ảnh con cò : ẩn dụ,tượng trưng cho người nông dân cả đời lận đận vất vả kiếm ăn.
-“cực”:cơ cực,bần hàn
“gánh cực”,”cong lưng”->Nỗi cơ cực đói nghèo đeo đẳng suốt cuộc đời 
=>Lời than về cuộc sống vất vả đói nghèo,suốt đời lam lũ mà vẫn thiếu thốn khổ sở.
*VD2:
 + Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy phaỉ nằm nhả tơ
 Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi
 Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
 Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
+ Trời sao ăn ở chẳng cân
Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra
+ Con quan thì lại làm quan
Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày 
- Điểm chung: các con vật đều bé nhỏ,đáng thương
- Điểm riêng:
+ Con tằm: bị bòn rút sức lực
+Con kiến: làm nhiều hưởng ít
+Con hạc: tha hương,vô vọng
+Con quốc: oan ức bất trái ngang
- Kẻ giàu->thừa thãi,sung sướng
- Người nghèo->đói khổ,thiếu thốn
=>Nỗi khổ về thân phận bé nhỏ,địa vị thấp kém,cảnh sống bất công,oan ức.
*VD3:
 + Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
 +Nhà mày lắm đất lắm ao
Lắm trâu lắm ruộng con tao ăn gì?
- Quan lại,địa chủ-> Giai cấp thống trị
- Cướp: cướp đoạt ruộng đất,trâu,ao
- Ngày: ->cướp trắng trợn
=>Bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột nặng nề
*Tóm lại:Cuộc sống của nhân dân lao động vô cùng khổ cực,lam lũ một nắng hai sương trên ruộng đồng như thân cò thân vạc bé nhỏ đáng thương.Họ bị giai cấp phong kiến áp bức đoạ đày bòn rút đến xương tuỷ.Mỗi lời ca than thân đều thấm đẫm nước mắt từ số phận đắng cay.
b.Lời than của người phụ nữ
VD:
+”Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
+“Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
+ Em như con hạc đầu đình 
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
 “tấm lụa đào”
->”Thân em”: “trái bần”
 “con hạc”
->ý thức được vẻ đẹp phẩm giá nhưng xã hội không thừa nhận,bị xã hội rẻ rúng.
->cuộc đời chìm nổi,vô định.
->thân phận bị phụ thuộc,mất tự do
- Thân em như chổi đầu hè
Để ai mưa nắng đi về chùi chân
- Thân em như giếng giữa đàng 
Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
 *Nỗi khổ khi đi lấy chồng:
+Cha mẹ ép gả,hôn nhân không hạnh phúc:”Mẹ em thấy của thời ham/Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con”;”Bồng bồng cõng chồng đi chơi/Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng”
“Vô duyên vô phúc /Múc phải ông chồng già/Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng/Nói ra đau đớn trong lòng/ ấy cái nợ truyền kiếp,có phải chồng em đâu?”
+Bị chồng,mẹ chồng đối xử tệ bạc:”Từ ngày em ở với anh/Mẹ anh đánh mắng,anh tình phụ tôi/Có thịt anh tình phụ xôi / Có cam phụ quýt có người phụ ta”Có những người không cam chịu cảnh sống ấy:”Cô kia đội nón đi đâu ?Rằng tôi con gái làm dâu mới về ?mẹ chồng tôi gớm tôi ghê /Tôi ở chẳng được tôi về nhà tôi”
=>Người phụ nữ trở thành nạn nhân của chế độ đa thê,luật lệ tam tòng tứ đức khắt khe.Cuộc đời họ là những chuỗi bi kịch thương tâm.Vì thế tiếng hát than thân của họ chứa đầy nước mắt,nghe ai oán não nùng,còn vọng mãi muôn đời.
3.Kết luận:
a-Nghệ thuật:
- So sánh,ẩn dụ: thường mượn hình ảnhđồ vật, con vật bé nhỏ tầm thường sống vất vả bế tắc để ví von với hoàn cảnh thân phận mình->Ca dao gần gũi,dễ nhớ,dễ thuộc,giàu ý nghĩa
- Môtip “thân em”-.gợi niềm xa,đồng cảm.
b-Nội dung
- giãi bày nỗi thống khổ của kiếp người nhỏ nhoi,sống dưới đáy xã hội
- Mong sự đồng cảm sẻ chia
- Tố cáo,phản kháng xã hội bất công vùi dập con người
C.Luyện tập:15’
HS đọc,xác định yêu cầu của bài tập?
HS trả lời
- HS viết ,trình bày,gọi học sinh nhận xét,GV chữa.
- Chiếu đoạn văn mẫu để học sinh tham khảo:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Bài ca dao là lời than thân đầy ai oán não nùng của người phụ nữ trong xã hội xưa.Họ tự ví mình như trái bần trôi nổi dập dềnh trên sông nước mênh mông .Trái bần vốn vừa chua vừa chát,một loại quả ít có giá trị,chẳng có ai để ý.Cách so sánh chất chứa nỗi tủi hờn bởi thân phận bị rẻ rúng,xem thường.Song đau xót hơn,buồn thương hơn là số kiếp hẩm hiu,long đong chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu”gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”
Người phụ nữ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình .Họ bị ràng buộc bởi rất nhiều luật lệ khắt khe,hà khắc.Không chỉ để giãi bày niềm đau bài ca dao còn có ý nghĩa tố cáo,lên án hiện thực xã hội đương thời.
Bài tập1:
Trong các bài ca dao sau bài nào có nội dung than thân?
a,Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
b,Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
c,Thân em như quả soài trên cây
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cànhđ
d,Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày 
 Bài tập 2:
 Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ qua bài ca dao “Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vàođâu” 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de ngu van Lop 7.doc