Chuyên đề sáng kiến cải tiến kĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ Tiếng Việt

Chuyên đề sáng kiến cải tiến kĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ Tiếng Việt

 Làm nghề gì cũng vậy, nếu không có một vốn liếng tối thiểu thì làm sao có thể khếch trương được sự nghiệp rộng lớn về sau. Ngôn ngữ là cái vốn khơỉ đầu không chỉ riêng cho con đường học vấn mà cho tất cả con người. Học sinh học văn mà không đủ chữ để viết cho thành ý thì không thể có được một bài văn hay. Do đó một trong những công việc đầu tiên của người học văn là phải làm sao có sẵn trong ta một vốn ngôn ngữ dồi dào.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề sáng kiến cải tiến kĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lý do chọn chuyên đề:
 Làm nghề gì cũng vậy, nếu không có một vốn liếng tối thiểu thì làm sao có thể khếch trương được sự nghiệp rộng lớn về sau. Ngôn ngữ là cái vốn khơỉ đầu không chỉ riêng cho con đường học vấn mà cho tất cả con người. Học sinh học văn mà không đủ chữ để viết cho thành ý thì không thể có được một bài văn hay. Do đó một trong những công việc đầu tiên của người học văn là phải làm sao có sẵn trong ta một vốn ngôn ngữ dồi dào. 
 Như ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện, là dụng cụ và là nguyên vật liệu để hình thành nên tác phẩm. Và làm thế nào để học sinh có được vốn ngôn ngữ và sử dụng một cách có hiệu quả vào việc học văn, vào trong quá trình giao tiếp; bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS tôi cũng luôn trăn trở, suy nghĩ về vấn đề này. Về thực tế có rất nhiều phương pháp, cách làm khác nhau để có thể hướng dẫn học sinh làm giàu vốn ngôn ngữ của mình. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân mạnh dạn xin đề xuất một cách làm, đó là nội dung chuyên đề :” Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ Tiếng Việt”, rất mong được cùng bàn bạc, góp ý nhiệt tình của quý đồng nghiệp.
II.Nội dung chuyên đề:
 1.Thực trạng vốn từ của học sinh phổ thông hiện nay:
 Nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện nhất, bên cạnh một số ít học sinh có một vốn từ phong phú và sâu sắc, giao tiếp thành thạo, và có thể gọi là” văn hay chữ tốt “ thì vẫn có một bộ phận rất lớn học sinh ngôn ngữ vẫn còn nghèo nàn, hạn chế, khả năng nói, viết vẫn còn nhiều lúng túng. Điều đó không chỉ có riêng học sinh trường ta mà hầu hết có ở các trường với mức độ ít hay nhiều.
 Ta có thể điểm qua một vài cách viết của học sinh thì biết: “tâm trạng của tấn là buồng vì quê hương không như sưa nữa, khi gặp nhuận Thổ nổi buồn của tấn cần nân lênh thật sự khác biệt không như sưa nữa vô cùng thất vọng Thới sự cực khổ của Thiếm 2 dương, buồn cho con trẽ sau này khi nhớ về quê hương”( Trích một đoạn văn của một học sinh người Kinh) hay “ông hai là người yêu nước, yêu làng. Là người nông dân nghèo khổ nghe tin làng theo giặc tâm trạng rất đâu đớn, ông là người có tình nghĩa, sững sờ ngạt nhiên ngặt dọng đến hốt hoảng, gia đình bị đuổi rời khỏi làng, ông hai là người tốt bụng, ông có tình cảm sâu động tình cảm thiên liên đối với làng” ( Trích một đoạn văn bài kiểm tra 15’ của một học sinh người H’re); cách viết, lối viết ấy chắc có lẽ là giáo viên dạy văn, ít nhiều cũng có gặp đâu đó tương tự như thế trong quá trình chấm bài của học sinh; đó hoàn toàn không phải là vấn đề gây tức cười, là sự ngộ nghĩnh như ở trường hợp một đứa bé mới tập nói, tập viết. Vậy nguyên nhân của tình trạng ở đâu ?
 2.Nguyên nhân:
 Thực trạng ấy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ta có thể hình dung ra một số nguyên nhân :
 - Lười đọc, lười viết là một vấn đề diễn ra với hầu hết rất nhiều học sinh. Đọc sách là một trong biện pháp hiệu nghiệm không chỉ giúp nâng cao vốn hiểu biết mà còn giúp cho mình học giỏi văn. Hay viết lách nhiều thì không chỉ rèn luyện được tính kiên nhẫn mà có thể tạo cho mình thói quen gọt giũa ngôn ngữ. Thế mà hầu hết học sinh ngày nay lại không tạo được cho mình thói quen tốt này. Cứ cho rằng việc làm này mất nhiều thời gian, là “mọt sách”, không mạnh mẽ chút nào, nhiều khi cho là xấu hổ khi bạn bè nhìn thấy mình suốt ngày chỉ biết đọc sacùh .
 - Khả năng quan sát, tưởng tượng còn nhiều hạn chế. Chớ tưởng việc quan sát không liên quan gì đến việc học văn. Gọi là văn, chính là ở chỗ nhìn nhận được các đối tượng miêu tả: nhìn được từ những đường nét, màu sắc cho đến những cử chỉ, động tác và cả sự diễn biến, phát triển của những động tác ấy và cũng cần đến việc quan sát tâm lí nữa. Đối với học sinh, việc rèn luyện khả năng tưởng tượng là nhằm để các em có thể làm tốt bài văn kể chuyện, văn tự sự. Nhưng đại bộ phận học sinh lại đặc biệt không hề chú ý đến những vấn đề này. Cũng có quan sát, tưởng tượng đấy nhưng là những cách ăn mặc, trang phục, chải chuốt; tưởng tượng những chuyện trong phim ảnh, không thiết thực.
 - Một trong những nguyên nhân nữa là việc học thuộc lòng ít được học sinh quan tâm. Kinh nghiệm cho thấy, đặc biệt đối với người Việt Nam, học thuộc lòng giúp ích cho việc võ trang kiến thức và khả năng sáng tạo rất nhiều. Nhưng nhiều học sinh lại coi nhẹ vấn đề này, chỉ học qua loa, đối phó chứ chưa mang tính chất ứng dụng lâu dài và sử dụng vốn ngôn ngữ ấy vào việc học văn và giao tiếp.
 - Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân về về trình độ còn hạn chế của học sinh người H’re và do vốn ngôn ngữ của học sinh người H’re nói Tiếng Kinh còn nhiều hạn chế tạo nên một khoảng cách về sự học tập, khả năng hoà đồng chậm nên dẫn đến sự biếng học ở hầu hết học sinh người H’re.
3.Cơ sở lí luận và hướng dẫn tích luỹ tri thức:
 Để học sinh có được một vốn từ phong phú và có ý thức tích luỹ vốn từ, đó là một quá trình, phải hướng dẫn ngay từ đầu, giáo viên cũng cần kiểm tra thì mới có được kết quả.
- Ngay từ năm học lớp 6, giáo viên nên hướng cho học sinh quan tâm đến vấn đề tích luỹ vốn từ. Buớc đầu tiên là yêu cầu mỗi học sinh phải có một quyển sổ tay tích luỹ kiến thức bộ môn Ngữ văn.Việc làm này là rất cần thiết không chỉ ở môn văn mà còn cho tất cả các môn học, không chỉ ghi chép những điều học được ở thầy cô, ở sách vở, ở báo đài mà còn cả những điều từ những quan sát, tiếp thu từ cuộc sống rất đa dạng và phong phú; thiết thực hơn là ở những tiết học về chương trình địa , các tiết rèn luyện chính tả và cả ở những tiết trả bàiĐiều này có thể là khó đối với một số học sinh gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng cũng cần khuyên nhủ các em cần cố gắng thực hiện, có một quyển vở mỏng cũng được. Trong quyển sổ ấy cần có thứ tự ghi chép cụ thể, khoa học, dễ theo dõi, có thể chia ra phần ghi chép cụ thể và phần ghi nháp nên ở phía sau sổ.
- Có một kho tàng ngôn ngữ ngay bên cạnh chúng ta, mà khá nhiều người thường không quan tâm đến. Đó là kho tàng tục ngữ, ca dao, câu đối,thành ngữ, truyện thơ... Đây là kho tàng ngôn ngữ rất phong phú có thể giúp chúng ta diễn đạt những tâm tình, ý nghĩ, những cách so sánh, những lối gợi cảm và cả những rung động sâu kín của lòng; học sinh có thể đọc, sưu tầm, tích luỹ từ kho tàng vô cùng phong phú này, có thể phân chia thành nhiều chủ đề khác nhau và lựa chọn những gì gần gũi nhất để lưu giữ. Như vậy yêu cầu cần phải có sách tham khảo về thành ngữ, ca dao, tục ngữ, 
- Một kinh nghiệm cụ thể cho người tập viết văn, học văn là nên cố gắng tích luỹ được một cái vốn từ tương đối khá về những tính từ, những hình dung từ. Loại từ nàykhá tiêu biểu cho khả năng diễn đạt từ những quan sát và phân tích nhiều đối tượng. Chẳng hạn có rất nhiều người rất thích những câu thơ của Xuân Diệu, khi nhà thơ muốn thể hiện lòng yêu đời của mình bằng những cảm giác:
 “Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều
 Và non nước, và mây, và cỏ rạng
 Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
 Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
 Những hình dung từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê,là những từ chứng tỏ cái vốn ngôn ngữ của Xuân Diệu rất dồi dào, mà toàn dồi dào ở mặt cảm giácTất cả những điều đó học sinh cần phải có học tập và tích luỹ vào sổ tay.
- Học văn cần có “Từ điển Tiếng Việt thông dụng”, để tra , nắm chính xác nghĩa của từ để từ đó có cách dùng từ cho đúng nghĩa. Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Luôn có ý thức rèn luyện để nắm được đầy đủ cà chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Ngoài ra còn cần phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. Tất cả những điều đó rất cần đến một quyển từ điển để tra cứu.
- Cần phải chăm đọc sách. Cần phải đọc thật nhiều, đọc những gì liên quan đến sở trường của mình, và cũng cần đọc rộng ra các phạm vi khác. Nhiều người chỉ đọc sách khoa học xã hội, không đọc thêm sách khoa học tự nhiên, nên kiến thức thường bị hẫng hụt. Đọc nhiều để tích luỹ kiến thức nhiều, nó rất cần thiết vào việc học tập. Chẳng hạn ở những tiết tập làm thơ, làm thơ, kể cả là thơ tâm tình, tâm sự cũng cần có kiến thức lịch sử; còn những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật thì những tri thức khoa học ấy lại phải được tích luỹ sẵn rất nhiều. Như vậy, đọc scáh là cốt để nâng cao trình độ kiến thức của mình; tất nhiên không phải những gì chúng ta đọc được đều có thể dễ nhớ, dễ lưu lại trong trí não một cách lâu dài; nhưng tất cả những tri thức ấy sẽ không mất đi đâu cả, nó vẫn còn giữ nguyên vẹn nếu ta biết cách ghi chép cẩn thận, khi cần ta có thể mở ra xem lại.
- Quan sát tinh tế, hay ghi chép cũng là một cách để tích luỹ vốn từ Tiếng Việt. Việc quan sát sẽ giúp ta tích luỹ được nhiều cáh nói, cách viết từ cuộc sống sinh động. Không chỉ dừng lại ở việc quan sát cảnh vật, hiện tượng mà thôi còn cả việc quan sát tâm lí con người nữa, nhìn nhận tâm trạng họ cho đúng. Đoạn văn sau của Thạch Lam trong tập truyện ngắn” Sợi tóc” của ông cho thấy cái tài tả được sự rung động của giác quan, ngay trong một cảnh sinh hoạt cụ thể,ông tả một cái chợ như sau:
 “ Chợ mỗi lúc một ồn ào. Người đến họp đã đông. Cái đông đúc và ồn ào ấy khiến cho Tâm như lịm đi. Tiếng cười nói, tiếng đùa, chửi rủa tràn đầy cả mấy gian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màu. Các hàng quà bánh, các thức hàng rẻ tiền và vụn vặt ở thôn quê, những hoa quả chua chát hái xanh trong vườn nhà-và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào ngạt”. Đoạn văn này là một đoạn tả cảnh. Tác giả cũng tả những tiếng động ồn ào, những hàng hoá nhiều màu sắc và ở đây ta cũng thấy Thạch Lam đã khá thiên về cảm giác trong cách miêu tả. Những tiếng động”tràn đầy”, những mùi vị “chua chát” hoặc “ngào ngạt”, những sắc màu”rực rỡ”, và còn người thì “lịm” đi trong quang cảnh ồn ào và náo nhiệt ấy. Đó là dạng quan sát đi sâu vào tâm lí, qua những cảm giác rất chính xác. Muốn tích luỹ được điều ấy phải biết quan sát tinh tế và chọn lựa trong ghi chép.
- Phải biết kết hợp học ở sách vở và học ngoài đời . G.Đuhamen đã từng nói:” Sự thật ngoài đời là nguồn tài liệu bất tận của chúng ta ”. Học ngoài đời là học những kinh nghiệm sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất, học lời ăn tiếng nói của nhân dân, là tiếp cận được với nhiều nhân vật, nhiều hoàn cảnh, nhờ đó mà tích luỹ được một vốn kiến thức vừa rộng vừa sâu, nồng nàn hơi thở của cuộc sống. Với cái vốn ấy, chúng ta đem vận dụng vào những trang viết của ta thì ích lợi vô cùng. Cụ thể , học ngoài đời để tích luỹ vốn tri thức dưới nhiều hình thức:
 + Học ngoài đời là sự học tập trong những chuyến đi. Phải thường xuyên đi thăm thú nhiều nơi, đến nhiều chỗ thì tri thức của chúng ta mới được mở mang và tình cảm của ta mới thêm phong phú, thêm đa dạng.
 + Học ngoài đời là sự tiếp thu về tình hình cuộc sống của nhân dân, của các tầng lớp, của các ngành nghề. Chẳng hạn ngay từ những năm đầu thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, để có những trang văn phản ánh cuộc sống hăng hái, yêu đời, niềm vui phơi phới của nhân dân ta, các nhà văn đã thực hiện nhiều chuyến đi thực tế. Từ những chuyến đi, không thu hoạch được gì là tại mình, chứ bài học ngoài đời là vô cùng ích lợi. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là như thế. 
 + Học ngoài đời còn yêu cầu chúng ta phải thực sự tham gia vào những hoạt động xã hội cụ thể, phải là một Đội viên, Đoàn viên năng động, nhiệt tình. Tham gia vào những hoạt động như thế sẽ có điều kiện biết cái sống như thế nào. Ở từng phút giây tham dự ấy, nếu có ý thức, ta có thể nhận ra cái chung, cái riêng, cái yên tĩnh, cái xáo động, cái thực, cái giả của cuộc đời; đó có thể là những thử thách qua thực tế, kết hợp học với hành. Mỗi một sự tiếp cận thực tế là một cơ hội và thực sự có ích cho sự bồi dưỡng năng khiếu văn chương.
 Việc học ngoài đời cũng cần sự chọn lọc, cân nhắc, nhưng ta cũng không nên bỏ sót một cái gì. Có như vậy, mới thực sự là biết nắm bắt cái dở, cái hay trong cuộc sống.
- Tích luỹ được nhiều vốn tri thức, vốn ngôn ngữ vào trí óc hay ghi chép, thì việc học thuộc lòng là rất cần thiết đối với học sinh, là một trong những điều kiện đầu tiên quyết định trong việc học tập. Học thuộc lòng chính là một phương pháp rèn luyện trí nhớ. Tất cả những điều mình thu hoạch được, cứ lặp đi lặp lại,in hằn lên vỏ não, giúp cho mình tiếp nhận no ùđến mức thành của riêng mình- thuộc lòng là như vậy, đến khi gặp một phản ứng hay một yêu cầu nào đó, nó sẽ hiện ra cho mình sử dụng. Học nhiều bài như vậy, ta luyện được một thói quen tiếp nhận, lâu ngày có thể vận dụng cho nhiều tư liệu khác. Trí nhớ là nhờ những thao tác ấy mà được phát triển dễ dàng. Nếu ta không chú tâm đến vấn đề học thuộc lòng, không học thuộc một cái gì hết thì trí nhớ sẽ bị cùn, không làm quen với cái gì cần nhớ nữa.Văn phải ôn là như thế. 
- Tích luỹ vốn từ mà không thường xuyên gọt giũa thì vốn ngôn ngữ ấy cũng sẽ mai mọt, sẽ bị cùn dần. Điều này thường không được nhiều học sinh chú ý. Thiết thực và gần gũi nhất là trong khi viết bài văn, dù cho thời gian cuối giờ còn nhiều một số học sinh vẫn không hề có thói quen đọc lại. Nhà văn khi hoàn thành một tác phẩm cho dù đó là truyện ngắn hay là tiểu thuyết đi nữa thì họ vẫn phải đọc đi đọc lại nhiều lần để sửa chữa. Khâu sửa chữa, gọt giũa là một khâu vô cùng quan trọng và cũng không phải dễ. Nếu như tác phẩm của nhà văn phải cần rất nhiều thời gian sau đó; còn ở bài tập làm văn của học sinh thì phải làm như thế nào, cũng có trường hợp sẽ làm cho”con lành thành con què” nữa. Như vậy học sinh cần phải biết cách sửa chữa, thường thì sửa sau khi viết bài xong nhưng ta cũng có thể sửa chữa ngay khi đang viết vì vâïy một chữ viết ra cũng đòi hỏi phải cân nhắc thật kĩ. Trong “Kho tàng giai thoại Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh, tập I, cũng đã có chuyện”Chọn chữ không xong suýt toạc đầu”. Hãy xem kinh nghiệm viết văn của nhà văn Tô Hoài thì biết”Bắt đầu viết, tôi vừa viết vừa sửa. Viết được một đoạn, một trang lại dừng lại sửa. Nhưng làm như vậy mất thì giờ. Có những đoạn đã chữa tỉ mỉ, tới lúc sửa soát cả truyện, lại phải bỏ hết vì không hợp, không cần so với chung. Sau tôi đổi cách làm: viết cho xong cả truyện, hoặc viết một đoạn thật dài rồi sửa. Nếu là truyện dài, tôi viết hết một đoạn thì sửa. Vì để dài quá thì bộn lên, làm không được kĩTôi viết nhiều lần một truyện, hoặc chép lại, thông thường là 3,4 lần. Viết lại rồi, vẫn sửa nữa, không bao giờ bằng lòng.”. Từ cách làm của nhà văn ta cũng có thể học tập được nhiều điều bổ ích, đó là cần phải sửa chữa, gọt giũa từ ngữ, câu văn của mình một cách thận trọng và có sự đầu tư cả về thời gian lẫn trí tuệ, lúc đó vốn từ của mình sẽ được vận dụng và phát huy.
- Để học sinh người H’re có thể hoà đồng hơn nữa cần có nhiều hoạt động tập thể, trong hoạt động ấy cần phát huy tính tự giác, tích cực, làm chủ của học sinh người dân tộc, đây là một vấn đề tương đối khó vì học sinh người dân tộc rất rụt rè trước tập thể cả về giao tiếp lẫn các hoạt động khác.
III. Kết luận: 
Để thực hiện tốt các nội dung trên, không chỉ ở người giáo viên bộ môn văn có những hướng dẫn cho học sinh mà còn có sự phối hợp của tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội. Nhà trường cần phải có phòng đọc, tăng số lượng các đầu sách tham khảo, các loại từ điển. Các cấp trên cần phải đầu tư kinh phí để có thể tổ chức cho học những buổi dã ngoại tìm hiểu về lịch sử địa phương, các khu kinh tế của tỉnh,..Có sự phối hợp đồng bộ như thế, một phần nào sẽ giúp học sinh tích luỹ được vốn từ Tiếng Việt một cách có hiệu quả.
Trên đây một vài ý kiến nhỏ, xin được đóng góp nhằm thực hiện việc học tập của học sinh được tốt hơn và cũng là để góp phần thực hiện tốt hơn cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung của ngành, mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô cùng quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
 Ba Vinh, ngày 16 tháng 11 năm 2009
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Kim Trinh
	NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ.
..
 Ba Vinh, ngày tháng năm 2010
 CHỦ TỊCH
 * Phụ lục: 
 I. Lý do chọn chuyên đề. Trang 1.
 II. Nội dung chuyên đề. Trang 1.
 1.Thực trạng vốn từ của học sinh phổ thông hiện nay.
 Trang 1,2.
 2.Nguyên nhân. Trang 2,3.
 3. Cơ sở lí luận và hướng dẫn tích luỹ tri thức. 
 Trang 3,4,5,6,7.
 III. Kết luận. Trang 7
	* Tài liệu tham khảo:
	 - Sách GK và sách GV Ngữ văn THCS.
 - Tư liệu bài kiểm tra của học sinh.
	 - “ Bí quyết học giỏi văn” của Vũ Ngọc Khánh.
	 - Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI KINH NGHIEM.doc