Đề cương ôn tập học kì I - Môn công nghệ lớp 7

Đề cương ôn tập học kì I - Môn công nghệ lớp 7

II. Câu hỏi:

1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?

* Vai trò: Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp; Cung cấp nông sản để xuất khẩu

* Nhiệm vụ: Đẩy mạnh sản xuất lương thực và thực phẩm, đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu; Phát triển cây công nghiệp, cây xuất khẩu

2/ Đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng? Các thành phần của đất trồng?

* Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

* Vai trò của đất trồng: Là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững

* Thành phần của đất trồng:

- Phần khí: cung cấp oxi.

- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng.

- Phần lỏng: cung cấp nước.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6506Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Môn công nghệ lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN CÔNG NGHỆ 7
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
I. Hệ thống kiến thức cơ bản:
Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
Nhiệm vu 
Vai trò 
Biện pháp sử dụng và cải tạo đất
Tính chất của đất trồng
Thành phần của đất trồng
Đất trồng
Tác dụng của phân bón
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
Phân bón 
Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
Giống cây trồng
Các phương pháp phòng trừ
Khái niệm về sâu, bệnh hại
Tác hại của sâu bệnh
Sâu, bệnh hại
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Chăm sóc 
Gieo trồng cây nông nghiệp 
Thu hoạch, bảo quản, chế biến 
Làm đất và bón phân lót 
- Cày
- Bừa và đập đất
- Lên luống
- Bón phân lót 
- Kiểm tra và xử lí hạt giống
- Thời vụ
- Phương pháp gieo trồng 
- Tỉa, dặm cây
- Làm cỏ, vun xới
- Tưới, tiêu nước
- Bón phân thúc 
- Thu hoạch
- Bảo quản
- Chế biến 
II. Câu hỏi:
1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
* Vai trò: Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp; Cung cấp nông sản để xuất khẩu
* Nhiệm vụ: Đẩy mạnh sản xuất lương thực và thực phẩm, đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu; Phát triển cây công nghiệp, cây xuất khẩu
2/ Đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng? Các thành phần của đất trồng?
* Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
* Vai trò của đất trồng: Là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững 
* Thành phần của đất trồng: 
- Phần khí: cung cấp oxi.
- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng.
- Phần lỏng: cung cấp nước.
3/ Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Đất chua: pH < 6,5
- Đất trung tính: pH = 6,6 - 7,5
- Đất kiềm: pH > 7,5
4/ Tác dụng của phân bón? Phân bón được chia làm mấy nhóm chính? VD?
* Tác dụng: Làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
* Phân bón chia làm 3 nhóm chính:
- Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh
- Phân hóa học: Đạm (N); lân (P); Kali (K)
- Phân vi sinh: là loại phân có chứa VSV chuyển hóa chất dinh dưỡng. (chuyển hóa đậm, chuyển hóa lân,...)
5/ Vai trò của giống cây trồng? Tiêu chí của giống cây trồng tốt?
* Vai trò của giống cây trồng: tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng
* Tiêu chí của giống cây trồng tốt:
- Sinh trưởng tốt trong điều kiên khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt 
- Có năng suất cao và ổn định 
- Chống, chịu được sâu bệnh
6/ Nêu tác hại của sâu bệnh? Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? Khái niệm về bệnh cây?
* Tác hại của sâu bệnh: Cây trồng sinh trưởng và phát tiển kém; Giảm năng suất và chất lượng nông sản 
* Biến thái hoàn toàn: trải qua 4 giai đoạn
Trứng → sâu non
 ↑ 	 ↓ 
sâu trưởng thành ← nhộng
- Sâu non có hình dạng khác sâu trưởng thành
- Sâu non phá hoại mạnh nhất
* Biến thái không hoàn toàn: trải qua 3 giai đoạn
 Trứng 
 sâu non 
 sâu trưởng thành 
- Sâu non có hình dạng gần giống sâu trưởng thành
- Sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất
* Bệnh cây: Là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo, hình thái dưới tác động của các vi sinh vật gây bệnh và các điều kiện sống không phù hợp
7/ Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? Tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
*Nguyên tắc: Phòng là chính; Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, triệt để; Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
* Các biện pháp: 
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý, luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
- Biện pháp thủ công: dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị sâu. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc.
- Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc hóa học. Lưu ý: sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, liều lượng, phun đúng kĩ thuật.
- Biện pháp sinh học: sử dụng một số loại sinh vật như ong mắt đỏ, nấm, bọ rùa,... và các chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật: sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lý nông sản khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác, vùng này sang vùng khác.
8/ Mục đích của làm đất? Các công việc làm đất?
* Mục đích: làm cho đất tơi xốp; tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng; diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.
* Các công việc:
- Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt, làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại
- Bừa và đập đất: Làm đất nhỏ, gom cỏ dại, trộn đều phân, san bằng mặt ruộng 
- Lên luống: Dễ chăm sóc; chống ngập úng; tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng tốt.
9/ Nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng?
- Tỉa, dặm cây: Tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh; Dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ 
- Làm cỏ,vun xới: Diệt cỏ dại; Làm cho đất tơi xốp; Chống đổ 
- Tưới, tiêu nước: 
+ Tưới nước: Cung cấp đủ nước kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển 
+ Tiêu nước: Đào mương thoát nước để tránh ngập úng 
- Bón thúc phân: 
+ Bón phân chuồng hoai mục hoặc phân hoá học 
+ Làm cỏ, vun xới để vùi phân vào đất 
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
I. Hệ thống kiến thức cơ bản:
Vai trò của rừng 
- Vai trò của rừng
- Tình hình và nhiệm vụ của trồng rừng 
Kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng
Trồng cây rừng 
Gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng 
Chăm sóc cây rừng sau khi trồng 
Làm đất gieo ươm cây rừng 
- Lập vườn gieo ươm
- Làm đất gieo ươm 
- Kích thích hạt nảy mầm
- Thời vụ, quy trình gieo hạt
- Chăm sóc vườn gieo ươm 
- Thời vụ trồng
- Làm đất trồng
- Quy trình trồng cây con có bầu, cây rễ trần 
- Thời gian, số lần chăm sóc
- Nội dung chăm sóc 
Khai thác và bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng 
Khai thác rừng 
- Các loại khai thác rừng
- Điều kiện áp dụng khai thác rừng
- Phục hồi rừng sau khai thác 
- Ý nghĩa 
- Mục đích, biện pháp bảo vệ rừng
- Mục đích, đối tượng, biện pháp khoanh nuôi rừng
II. Câu hỏi:
1/ Vai trò của rừng?
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các khí độc và bụi.
- Phòng hộ: chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt.
- Cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội (Nghiên cứu khoa học; tham quan, du lịch; bảo tồn đa dạng sinh học )
2/ Điều kiện lập vườn gieo ươm?
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh 
+ Độ pH từ 6 → 7
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc (20 → 40)
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng 

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP I- CN7.doc