Đề khảo sát chất lượng đầu năm, hè 2012 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm, hè 2012 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm)

Cho đoạn trích: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia. Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cũng những tiếng đàn réo rắt, du dương.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?

b. Trong đoạn văn có hai trạng ngữ được tách thành câu riêng hãy nêu rõ? Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?

c. Phân tích cấu tạo của câu văn: Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm, hè 2012 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS
tân Trường
Ngày 12/8/2012
Đề khảo sát chất lượng đầu năm, hè 2012
Năm học: 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm)
Cho đoạn trích: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia. Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cũng những tiếng đàn réo rắt, du dương.
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?
b. Trong đoạn văn có hai trạng ngữ được tách thành câu riêng hãy nêu rõ? Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?
c. Phân tích cấu tạo của câu văn: Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
Câu 2 (2 điểm)
Cho đoạn văn: Tục ngữ, ca dao dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong gia đình thân thuộc thì “Chị ngã em nâng”. Bà con xóm giềng thì “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Trong cảnh cơ hàn hoạn nạn, nhân dân ta bằng tình thương, bằng đạo lí đã hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau trên tình cảm ‘Lá lành đùm lá rách”. Nghĩa đồng bào, tình dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thiên tai, để vượt qua mọi thử thách nặng nề. Câu ca tiếng hát như làm đẹp lòng người, như nâng đỡ hồn người:
 “Nhiều điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
a. Phép lập luận nào được dùng trong đoạn văn? Vấn đề được bàn trong đoạn văn là gì? Đâu là câu văn nêu luận điểm? Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
b. Trong đoạn văn sử dụng mấy dẫn chứng? Hãy viết lại các dẫn chứngg đó?
Câu 3 (5 điểm)
Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Học tập tốt,lao động tốt”.
--- Hết ---
Trường THCS
tân Trường
Đề khảo sát chất lượng đầu năm, hè 2012
Năm học: 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Hướng dẫn chấm
Câu/đ
ý/điểm
Nội dung,cần đạt, biểu điểm chi tiết
điểm
Câu 1/3đ
a/0,5đ
- Nêu dược xuất xứ đoạn văn, trình bày rõ ràng, viết không sai chính tả được 0,5 điểm
Đoạn văn trích từ văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà ánh Minh
3đ
b/1,5
- Nhận diện và viết đúng lại hai trạng ngữ được 1 điểm:
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia.
– Nêu tác dụng của trạng ngữ hợp lí, phù hợp với văn cảnh, được 05 điểm.
Gợi ý: Trạng ngữ thời gian, không gian được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh ý, giúp người đọc hiểu rõ cảnh được tả trong không gian, thời gian cụ thể.
c/1đ
– Nhận diện và phân tích được cấu tạo của câu được 1 điểm:
Thiên Mụ //hiện ra mờ ảo, ngọn tháp PhướcDuyên//dát ánh trăng vàng.
 CN VN CN VN
Câu 2/2đ
a/1đ
– Nêu đúng phép lập luận được dùng để viết đoạn văn, được 0,25điểm: 
Đoạn văn dùng phép lập luận chứng minh.
– Nêu được vấn đề được bàn trong đoạn văn được 0,25 điểm:
Tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc.
– Nêu đúng câu chủ đề, viết lại chính xác, được 0,25 điểm:
Tục ngữ, ca dao dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc.
– Nêu đúng cách dựng đoạn văn, được 0,25 điểm.
Đoạn văn được viết theo cách diễn dịch: ( câu chủ đề đặt đầu doạn –> Các câu nêu ý cụ thể. (nếu học sinh nêu: Đoạn văn được viết theo cách đoạn văn có câu chủ đề cũng được)
2đ
b/1đ
– Nêu rõ đoạn văn sử dụng 4 dẫn chứng được 0,25 điểm.
- Viết lại được các dẫn chứng, viết đúng chính tả được 0,75 điểm.
+ Chị ngã em nâng.
+ Tắt lửa tối đèn có nhau.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Nhiều điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu3/5đ
Bài làm văn của học sinh cần đảm bảo bảo các yêu cầu sau:
– Hình thức: Kiểu bài nghị luận – Lập luận giải thích. Nêu được vấn đề giải thích. Nêu được luận điểm, hệ thống luận cứ hợp lí. Biết sử dụng lí lẽ, các thao tác dựng đoạn. Viết câu, đoạn hợp lí. Lời văn chân thực, mạch lạc có tính thuyết phục.
– Nội dung: Bài văn cần dùng lí lẽ để làm rõ vấn đề: Học tập tốt, lao động tốt. Bằng cách dùng lí lẽ để làm rõ các khía cạnh sau:
+ Thế nào là học tốt? Thế nào là lao động tốt?
+ Tại sao phải học tập tốt, lao động tốt?
+ Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên nhi đồng (học sinh) phải làm thế nào?
=> Nêu suy nghĩ về vấn đề được giải thích. Bài viết sắp xếp các ý hợp lí đảm bảo liên kết chủ đề, liên kết logic.
Giáo viên căn cứ yêu cầu trên và có thể tham khảo dàn ý sau để chấm điểm:
5đ
Mở bài/0,5đ
– Dẫn dắt vấn đề/ Nêu vấn đề hợp lí được 0,5đ
Ví dụ: Bác Hồ kính yêu đã dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng muôn vàn tình thương yêu. Bác quan tâm dạy bảo, động viên các cháu chăm học, chăm làm để xứng là con ngoan, trò giỏi, để mai sau đủ sức, đủ tài xây dựng đất nước. Chính vì vậy, trong Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng Bác viết: Học tập tốt, lao động tốt.
Thân bài/4đ
- Giải thích ý nghĩa vấn đề bằng cách dùng lí lẽ trả lời câu hỏi: Vậy thế nào là học tốt? Lao động tốt? Giải nghĩa chữ ‘tốt” được 1, 5 điểm.
+ Học tập tốt là học tập có động cơ, mục đích cao đẹp, đúng đắn,...Học để có trình độ,...Học để làm người công dân có ích,.... Học tốt thể hiện ở tinh thần thái độ học tập: đi học chuyên cần; Khiêm tốn và có tinh thần đua trang; Biết kính thầy, yêu bạn; Biết giúp đỡ, tương trợ bạn bè để cùng tiến bộ,... Học tốt là có phương pháp học tập khoa học, tiên tiến.
+ Lao động tốt thể hiện ở ý thức lao động như kính trọng nhân dân lao động, quý trọng tài sản của công, hình thành những phẩm chất như cần cù, chịu khó, tiết kiệm, kiên nhẫn, khéo léo, nhanh nhẹn,...Lao động tốt mới có sức khỏe, mới minh mẫn, sáng suốt; Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành. 
– Dùng lí lẽ để làm rõ tại sao bác Hồ lại dạy thiếu niên, nhi đồng phải học tập tốt, lao động tốt? – được 1,5 điểm.
Thiếu niên nhi đồng là thế hệ măng non, thế hệ sẽ nối nghiệp cha ông làm chủ đất nước, kế nghiệp sự nghiệp cách mạng của lớp cha anh chuyển giao.
Vậy thiếu niên nhi đồng cần phải học tập để có tri thức, đủ sức đảm nhận trách nhiệm. Phải lao động tốt để có sức khỏe, có vật chất để nuôi sống bản thân, để giúp ích cho gia đình, xã hội.
– Dùng lí lẽ để làm rõ làm thế nào để phải học tập, lao động như thế nào? được 1 điểm
Phải học theo trình tự “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học cái mới, áp dụng khoa học kĩ thuật vào lao động sản xuất.
Học tốt, không phải là theo lối học bình quân chủ nghĩa. Học phải coi trọng việc bồi dưỡng tư cách, đạo đức và lí tưởng, học phải có hiệu quả
=> Có kế hoạch học tập, lao động phù hợp dưới sự chỉ dẫn của thầy cô, gia đình, bạn bè. Học tập, lao động có mối quan hệ chặt chẽ góp phần hình thành nhân cách học sinh.
– Liên hệ thực tế: Nhiều tấm gương học tốt, lao động tốt: những học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế về Toán, Lý, Hóa,,...các ngành kĩ thuật.
Kết bài
– Khẳng định vấn đề được giải thích
– Liên hệ bản thân.
* Hướng dẫn chấm; theo biểu điểm 5
- 5 điểm: Đạt ở mức độ cao các yêu cầu về hình thức, nội dung. 
- 4 điểm; Đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức, lập luận chưa thật sâu sắc.
- 3 điểm; đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức, viết còn sơ sài.
- 2 điểm; Nêu được cơ bản các ý nêu luận điểm, luận cứ. Viết chưa rõ ràng.
- 1 điểm: Nêu được vấn đề, viết chưa rõ ràng về hình thức, nội dung..
- 0 điểm: Chưa biết làm bài nghị luận giải thích. Lạc đề.
=> Giáo viên căn cứ vào mức độ đạt được của học sinh để chấm điểm, khuyến khích bài viết có cách lập luận logic, hay, ngôn ngữ linh hoạt.
Tổng
10đ
––– Hết ––––

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN 7, KHAO SAT HE 2012.doc