Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
A. Từ có hai tiếng có nghĩa.
B. Từ được tạo ra một tiếng có nghĩa.
C. Từ có hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2: Từ Hán Việt nào sau đây không phảilà từ ghép đẳng lập?
A. xã tắc
B. quốc kì
C. sơn hà
D. giang sơn
PHÒNG GD – ĐT TP BẠC LIÊU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN HUỲNH NĂM HỌC : 2011 – 2012 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 7 Đề đề xuất Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) ------------------------ A.Trắc nghiệm ( 3điểm) Khoanh tròn trước chữ cái của trả lời em cho là đúng nhất. I.Phần Tiếng Việt: Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? Từ có hai tiếng có nghĩa. Từ được tạo ra một tiếng có nghĩa. Từ có hai tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 2: Từ Hán Việt nào sau đây không phảilà từ ghép đẳng lập? xã tắc quốc kì sơn hà giang sơn Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá” to mênh mông lớn dồi dào Câu 4: Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ là một cụm từ có vần có điệu. Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ, động từ hoặc tính từ làm trung tâm. Thành ngữ là một kết cấu chủ - vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một nghĩa hoàn chỉnh. Câu 5: Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong câu thơ sau ? Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. (Hồ Chí Minh) Điệp ngữ cách quãng. Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Kiểu A và B. Câu 6: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng - ồn ào” ? đông đúc - thưa thớt tĩnh mịch - huyên náo vắng lặng - ồn ào lặng lẽ- ầm ĩ II.Phần văn bản: Câu 1:Cha của En- ri-cô là người như thế nào? Rất thương yêu con, nuông chiều con. Rất nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. Yêu thương con, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. Thời ơ, không quan tâm đến con cái trong gia đình. Câu 2:Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”: Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. Hãy hành động vì trẻ em. Hãy tạo điều kiện để trẻ em được phát triển những tài năng sẵn có. Câu 3:Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được ra đời trong cuộc kháng chiến nào ? Kháng chiến chống quân Nam Hán. Kháng chiến chống quân Mông Nguyên Lý Thường Kiệt chống quân Tống. Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 4: Bài ca dao sau thể hiện tâm trạng gì của người có gái ? Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Nỗi buồn nhớ quê,nhớ mẹ Nhớ về thời con gái đã qua. Thương người đã mất.. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. Câu 5: Bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” tác giả Hạ Chi Trương viết trong hoàn cảnh nào ? Mới rời quê ra đi. Xa nhà xa quê đã lâu. Xa nhà xa quê rất lâu nay mới trở về. Sống ở ngay quê nhà. Câu 6: Vẻ đẹp câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” Hồ Chí Minh thể như thế nào? Sử dụng có hiệu quả phép so sánh. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc thơ Đường Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. B. Tự luận ( 7 điểm) I.Phần Tiếng Việt: (1 điểm) Tìm và nêu ý nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau: Sản xuất mà không tiết kiệm khác nào gió vào nhà trống. ( Hồ Chí Minh) Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn gan vàng dạ sắt không khai nửa lời. II.Phần văn bản: (1 điểm) Bài thơ “ Sông núi nước Nam” là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ, em hãy nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ? III. Phần tập làm văn: (5 điểm) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ Hết ĐÁP ÁN,THANH ĐIỂM A.Trắc nghiệm ( 3điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm I.Phần Tiếng Việt: Câu 1: D C âu 4: D Câu 2:B Câu 5:B Câu 3: C Câu 6:A II.Phần văn bản: Câu 1: C Câu 4: A Câu 2:B Câu 5:C Câu 3: C Câu 6:D B. Tự luận ( 7 điểm) I.Phần Tiếng Việt: (1 điểm) a. Thành ngữ “ gió vào nhà trống” trong câu chỉ sự kém hiệu quả. b.Thành ng ữ “ gan vàng dạ sắt” chỉ sự trung thành tuyệt đối, thái độ kiên trung trước kẻ thù. II.Phần văn bản: (1 điểm) Nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thủ của đất nước và nêu cao ý chí quết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. ( 1 điểm) III.Phần tập làm văn: (5 điểm) Yêu cầu chung: Xác định đúng các yêu cầu của đề bài văn biêu cảm. Diễn đạt ngắn gọn, bố cục bài làm chặt chẽ. Văn viết có hình ảnh, cảm xúc chân thật và tự nhiên. Chữ viết cẩn thận. Biểu điểm: Điểm 4-5: Nắm được yêu cầu văn biểu cảm.Đạt các yêu cầu chung nêu trên khá tốt và tốt. Điểm 2-3: Đáp ứng được các yêu cầu chung nêu trên ở mức trung bình. Có chỗ diễn đạt còn sáo mòn.Mắc từ 4 đến 5 lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm 1: Chưa hiểu đề, không đạt yêu cầu chung, bài văn dài dòng,diễn đạt quá yếu. Điểm 0: Để giấy trắng phần này. Dàn ý : Mở bài: ( 1 điểm) Nêu được đối tượng biểu cảm và lý do mà mình có tình cảm đối với đố tượng đó. Thân bài: ( 3 điểm) Nêu cảm xúc ,đánh giá, nhận xét của mình về đối tượng biểu cảm qua: Hình dáng,lời nói ,cử chỉ và nhất là các nụ cười của mẹ( hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng) Những nụ cười qua việc làm hành động( sự chăm sóc, dạy dỗ) Nụ cười qua cách cư xử( đối với em, với mọi người) Em sẽ làm gì để mẹ luôn có nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt. Kết bài: ( 1 điểm) Khẳng định tình cảm của em đối với nụ cười của mẹ cũng nhưng yêu quý người mẹ của mình. Hết
Tài liệu đính kèm: