Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 (Có đáp án) sách Kết nối tri thức

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 (Có đáp án) sách Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:

 Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

 

docx 8 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 (Có đáp án) sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
 Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 
(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và thuyết minh.	 B. Tự sự và nghị luận. 
C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 
A. Người mẹ. B. Bà và mẹ. 
C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ. 
Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 
A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 
A. Rau khúc và bột nếp. 
B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. 
C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. 
D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. 
Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?
A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. 
B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. 
C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. 
D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. 
Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. Nấu. 
B. Rán.
C. Nướng
D. Xào. 
Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?
A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. 
B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. 
C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. 
D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. 
Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?
A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. 
C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. 
D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?
Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?
Phần II. Viết (4 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
6,0

1
A
0,5
2
C
0,5
3
A
0,5
4
D
0,5
5
B
0,5
6
A
0,5
7
A
0,5
8
D
0,5

9
- HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc
1,0

10
- HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh. 
1,0

Đáp án phần II
Hình thức
Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB
Phần thân bài chia đoạn hợp lý theo luận điểm
Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
0.5 đ
Kĩ năng
Đúng kiểu bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ
0.5 đ
Nội dung
A/ Mở bài: 
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.
B/ Thân bài
– Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.
– Thực trạng: 
+ Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay
+ Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc
+ Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game.
– Nguyên nhân: 
Chủ quan:
+ Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi.
+ Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu
Khách quan:
+ Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách
+ Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách
+ Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục về vấn đề này
– Hậu quả:
+ Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ
– Biện pháp:
+ Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả.
+ Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại.
+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm  để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách
3/ Kết bài
- Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp
- Mở rộng, kết luận lại vấn đề.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
Sáng tạo
- Có những dẫn chứng thuyết phục; lập luận thuyết phục, chặt chẽ; có thêm luận điểm mở rộng
0.5 đ



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 ( BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Văn bản nghị luận
3
0
5
0
0
2
0

60
Văn bản thông tin
2
Viết

Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Văn bản thông tin
Nhận biết:
- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin.
- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. 
- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).
Thông hiểu:
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản.
- Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin.
- Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin.
- Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.
Vận dụng:
- Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. 
- Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.
3 TN
5TN
2TL
Văn bản nghị luận
Nhận biết:
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).
Thông hiểu:
- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.
Vận dụng: 
- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.
- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.




2
Viết
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng
1*TL
1* TL
1* TL
1* TL

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an_sach.docx