Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 7 năm học 2008-2009

Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 7 năm học 2008-2009

Câu 1(2 điểm):

 a.Nêu khái niệm tục ngữ?

 b.Nờu ý nghĩa của câu tục ngữ sau:

 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu 2(2 điểm)

 a. Nêu công dụng của dấu gạch ngang?

 b.Trong đoạn đôí thoại sau dấu gạch ngang có công dụng gì?

 “ Ngài quay mặt vào hỏi thầy đề:

 - Thầy bốc quân gì thế ?

 - Dạ, bẩm, con chưa bốc.

 - Thì bốc đi chứ !”

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 7 năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN đề kiểm tra học kì II
Môn ngữ văn 7
Năm học 2008-2009
Chủ đề kiểm tra
 Nhận biết
 Thông hiêủ
 Vận dụng
 Tổng điểm
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
Văn bản
Câu 1.a
 1,0
Câu 1.b
 1,0
2câu
 2,0
Tiếng Việt
Câu2.a
 1,5
Câu2.b
 0,5
2câu
 2,0
Tập làm văn
Câu3
 6,0
1 câu
 6,0
cộng
2 câu
 2,5
2 câu 
 1,5 
1câu 
 6,0
5 câu 
 10,0
Họ và tờn:
.
Lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè II
MễN: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC: 2008-2009
(Thời gian: 90 phỳt khụng kể thời gian giao đề)
e
Điểm 
Lời phờ của giỏo viờn
Câu 1(2 điểm):
 a.Nêu khái niệm tục ngữ?
 b.Nờu ý nghĩa của câu tục ngữ sau:
 	 “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu 2(2 điểm)
 a. Nêu công dụng của dấu gạch ngang?
 b.Trong đoạn đôí thoại sau dấu gạch ngang có công dụng gì?
 “ Ngài quay mặt vào hỏi thầy đề:
 - Thầy bốc quân gì thế ?
 - Dạ, bẩm, con chưa bốc.
 - Thì bốc đi chứ !”
Câu 3(6điểm ): Truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến . Hãy chứng minh nhận định trên
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè II
MễN: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC: 2008-2009
 Câu1(2 điểm): 
 a. Nêu khái niệm tục ngữ?
 b. Nờu ý nghĩa của câu tục ngữ sau:
 	 “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
*Yêu cầu cần đạt:
a. Khái niệm tục ngữ: Những câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định,có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của ngân dân về mọi mặt( tự nhiên , lao động sản xuất, xã hội...) .Được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ,và lời ăn tiếng nói hành ngày.(1,0)
b. ý nghĩa của câu tục ngữ: Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh chẳng hạn để thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ, của học sinh đối với thầy cô giáo, của nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ...(1,0)
 Câu 2(2 điểm):
 a. Nêu công dụng của dấu gạch ngang?
 b.Trong đoạn đối thoại sau dấu gạch ngang có công dụng gì?
 “ Ngài quay mặt vào hỏi thầy đề:
 - Thầy bốc quân gì thế ?
 - Dạ, bẩm, con chưa bốc.
 - Thì bốc đi chứ !”
 *Yêu cầu cần đạt:
 2.a. Công dụng của dấu gạch ngang:
 - Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích (0,5)
 - Đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê(0,5)
 - Nối các từ nằm trong cùng một liên danh .(0,5)
 2.b Trong đoạn đối thoại trên dấu gạch ngang có công dụng đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.(0,5đ)
 Câu3(6điểm ): Truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến . Hãy chứng minh nhận định trên?
*. Mở bài : (1 điểm) : Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
	- Tác giả Phạm Duy Tốn đã có sự đóng góp trong thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai .
	- Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của ông đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đương thời.
*. Thân bài : (4 điểm) Nêu lý lẽ và dẫn chứng, chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
	- Luận điểm 1 (1,5 điểm) Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" phản ánh cuộc sống phổ cực của người dân .
Dẫn chứng : 
+ Đê sắp với, dân phu bì bõm dưới bùn lầy như chuột lột.
	+ Mưa gió ầm ầm, trăm họ vất vả lấm láp, tắm mưa, gội gió như đàn sâu, lũ kiến đ Số phận của họ cơ cực, ngàn cân treo sợi tóc.
	+ Đê vỡ khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi bằng, lúa má ngập hết, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu ....
	- Luận điểm 2 (2,5 điểm) Truyện lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại, đại diện cho chúng là hình ảnh tên quan phụ mẫu.
Dẫn chứng :
	+ Quan lại hộ đê mà ở trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồicó lính gãi chân, quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm. Quan ngồi trên, nha ngồi dưới nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh.
	đ Trong lúc dân khốn đốn mà quan sống nhàn nhã vương giả.
	+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà ăn yến hấp đường phèn sống sang trọng xa hoa.
	+ Đê sắp vỡ "mặc dân chẳng dân thời chớ!" Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ hạ, kẻ vâng. Quan lớn ù thông, sơi yến, vuốt râu, rung đùi Quan ăn chơi bài bạc, thản nhiên, ung dung như không có truyện gì xảy ra.
	+ Chi tiết đáng chú ý nhất khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt quát. Lần 1 :"ngài cau mặt gắt : Mặc kệ".
	Lần 2 quan đỏ mặt tía tai quát "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày". Cuối cùng đê vỡ quan vẫn xoè bài, cời vì ù ván bài to. Thật vô trách nhiệm, quan lại phong kiến không chăm lo cho dân sống lạnh lùng mất hết tính người đúng là "Sống chết mặc bay".
*. Kết bài (1 điểm) : Nêu ý nghĩa của vấn đề :
	Truyện giúp chúng ta hình dung cuộc sống cơ cực của người dân. Thỏi độ vụ trỏch nhiệm của bọn quan lại triều đỡnh
	*) Lưu ý : Giữa các phần các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Viết đúng chính tả, đúng câu văn, diễn đạt rõ ràng học sinh có thể chứng minh kết hợp hai luận điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docV721.doc