Đề kiểm tra ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút

Đề kiểm tra ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút

Câu1. Trong bài thơ “ Thăm lúa” của Trần Hữu Thung có đoạn:

 “Người ta bảo không trông

 Ai cũng nhủ đừng mong

 Riêng em thì em nhớ”

a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên?

b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được?

Câu2. Hoàn thành các thành ngữ sau, chọn ba thành ngữ giải nghĩa?

- Đem con.

- Nồi da.

- Rán sành.

- Hồn xiêu.

- Một mất.

- chó cắn.

- Tiến thoái.

- Thắt lưng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút
...............................
Câu1. Trong bài thơ “ Thăm lúa” của Trần Hữu Thung có đoạn:
 “Người ta bảo không trông
 Ai cũng nhủ đừng mong
 Riêng em thì em nhớ”
a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên?
b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được?
Câu2. Hoàn thành các thành ngữ sau, chọn ba thành ngữ giải nghĩa?
- Đem con.....
- Nồi da...
- Rán sành...
- Hồn xiêu...
- Một mất...
- chó cắn...
- Tiến thoái...
- Thắt lưng....
Câu3.Chỉ ra câu rút gọn, và cho biết nó rút gọn thành phần nào? Hãy khắc phục câu rút gon đó?
- Bạn đã học bài chưa?
- Rồi?
Câu4. Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần ( có thể thêm bớt những từ cần thiết)
a, Lan học giỏi
b, Anh quen biết cậu ấy.
c, Chúng em biết
d, Bạn ấy đẹp
e, Hoa đã gặp bạn ấy
g, Bố mẹ luôn vui lòng
h, Bàn đã hỏng
i, Bạn ấy đã về nhà hôm qua.
Câu5. Cảm nhận của em về bài thơ :
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa
 Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
 (Cảnh khuya- Hồ chí Minh)
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Câu1. Để giải thích lí do vì sao không học bài cũ với mục đích để các bạn trong lớp thông cảm, một học sinh đã trình bày như sau:
Tối qua mẹ mình bị ốm. Bố đi công tác xa. Mình là con lớn trong nhà nên phải thay mẹ làm tất cả mọi việc từ nấu cơm, dỗ con Miu ăn đến mua thuốc, kiếm lá về nấu nước xông cho mẹ. Cu Miu thì quấy, cứ khóc mãi, dỗ thế nào cũng không chịu nín, còn lăn quay ra ăn vạ. Mình ru cho em ngủ được thì trời đã khuya. Suốt đêm, mình lại thức canh chừng cho mẹ, sợ mẹ sốt cao quá.
Theo em, cách trình bày ấy đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? Nếú chưa đạt, em có thể trình bày lại lí do đó thay bài của bạn học sinh ở trên?
Câu2. Hãy cuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cho các câu sau:
a. Thầy giáo khen bạn Lan
b. Có chó cắn con chuột
c. Nhà vua truyền ngôi cho chú bé
d. Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập.
e. Bố thưởng cho con chiếc cặp
Câu3. Xác định kiểu câu trong các trường hợp sau:
Lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu:
a. - Mẹ ơi !
b. - Ôi con ! ( Mẹ về đây con )
c. - Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hở mẹ ?
d. - Mẹ sẽ nấu cơm ngay.
Câu4. Hãy chứng minh : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Câu 1: (2 điểm)
a) Câu đặc biệt là gì?
b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó ?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giâyBốn giâyNăm giâyLâu quá!
(Vũ Tú Nam)
Câu 2: (2 điểm)
Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau ?
a) Tấc đất tấc vàng.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Câu 1: (2 điểm)
a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ )
- Những câu đặc biệt có trong đoạn văn: 
+ Ba giâyBốn giâyNăm giây (Xác định thời gian) (1 điểm)
+ Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm)
Câu 2: (2điểm)
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được
(1 điểm)
a) Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) so sánh với cái lớn (tấc vàng ) để nói giá trị của đất. 
- Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn “chất vàng “ của đất khai thác mãi cũng không cạn.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa ) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
Câu 3: (6 điểm)
I/ Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
- Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
- Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
II/ Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. 
b) Thân bài: (4 điểm)
Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
- Nghĩa đen 
+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức “một sàng khôn”.
- Nghĩa bóng : nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
(lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)
- Mở rộng bàn luận:
Nêu được mặt trái của vấn đề : đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học
c) Kết bài: (1 điểm)
- Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo de thi van 7.doc