Đề tài Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5a

Đề tài Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5a

Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với nhữg người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và đông cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh .

 

doc 28 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5a", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Gd&ĐT Mù cang chải	 cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường tiểu học chế cu nha độc lập - tự do - hạnh phúc
 --------------&&&................... ----------***--------
Sáng kiến kinh nghiệm
 “Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5a”
Họ và tên tác giả : Phạm Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Khối 5
 Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Chế Cu Nha
 Huyện mù cang chải - tỉnh yên bái
 Năm học: 2010- 2011
 Yên Bái, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
3
1.Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
2.Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nhgiệm
4
2
Phần thứ hai: Nội dung
4
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề
3
Chương II: Cơ sở thực trạng của vấn đề
5
Chương III: Các biện pháp giải quyết vấn đề
7
Chương V: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
17
 1.Kết luận
17
2.Khuyến nghị
18
 Sáng kiến kinh nghiệm
Phần thứ nhất: đặt vấn đề
1.Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với nhữg người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và đông cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh .
 Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tích cực đến trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người học.Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp,dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gích cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển 
Mặc dù có nhiều lần cải cách, chỉnh lý chương trình sách giáo khoa cũng như đổi mới, cải tiến phương pháp dạy đọc nói chung,và việc dạy tập đọc ở các môn học khác nói riêng song ở trường tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên nặng về truyền đạt, quen sử dụng phương pháp truyền thống, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng cách đọc bài.
 Nhiều giáo viên ở các lớp còn coi nhẹ giờ tập đọc, bởi họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc luyện toán, rèn viết. Đa số ở các lớp giáo viên nhận thức rằng học sinh chỉ đọc được, viết được là đủ, mà xem nhẹ các kĩ năng đọc cho học sinh, nên khi có các chương trình cần yêu cầu học sinh đọc về một vấn đề nào đó
 thì cả trường chọn mãi và rèn luyện mới được một vài em đọc được còn đọc đúng, đọc to rõ và diễn cảm thì trên thực tế thật sự là chưa có một học sinh nào thực hiện được. Vấn đề này tôi nhận thấy rằng với xu thế của đất nước ta hiện nay mà còn hiện tượng này thì quả thật người giáo viên như tôi rất băn khoăn. 
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi đã chú trọng vấn đề này từ lâu thực tế năm học này tôi đi vào sâu hơn và thấy có kết quả rõ rệt.
 Với ý nghĩa quan trọng của việc rèn đọc cho học sinh và thực trạng về phương pháp dạy và học hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5A”. 
2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm:
 Là giáo viên trực tiếp gỉang dạy trên một lớp với học sinh toàn là người Mông. bản thân tôi cũng tham gia chỉ đạo chuyên môn nhiều năm ngoài việc giảng dạy còn tham gia thăm lớp thường xuyên. Với những băn khoăn , trăn trở nêu trên .đề tài này tôi nghiên cứu từ tháng 9 năm 2007 và ứng dụng thực nghiệm chính thức vào năm học 2009 - 2010, hoàn thành vào tháng 9 năm 2009. Đến năm học này tôi tiếp tục áp dụng cho học sinh lớp 5 A 
 Phần thứ hai: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Với ý nghĩa của việc đọc nói trên thì học sinh lớp tôi chưa thực hiện được theo yêu cầu đề ra.Nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc yếu là: Ngôn ngữ bất
đồng giữa giáo viên và học sinh, phát âm không chuẩn của học sinh Mông, sự giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè còn hạn chế...Từ nhiều nguyên nhân gây cho giáo viên rất vất vả trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học: không hiểu yêu cầu của bài tập khi học toán, luyện từ và câu, tập làm văn, đọc một bài khoa học ,lịch sử và địa lí...không hiểu gì cả nên thực hiện lĩnh hội tri thức của học sinh bị giảm đi rất nhiều.
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nghị Quyết Trung ương 4( Khoá 7) và nghị quyết Trung ương khoá 8 về nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bài học cấp học” việc rèn đọc cho học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Căn cứ vào các công văn 9890, công văn 896. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục.
 Giáo viên: Phạm Thị Hà 
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Những điều kiện ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phất triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh
	Chương II. Cơ sở thực trạng của vấn đề:
Qua nhiều năm giảng dạy cũng như trong quá trình quan sát dự giờ, thảo luận chuyên đề tôi có những nhận xét sau:
1. Thực trạng chung về tình hình đọc của học sinh và phương pháp giảng dạy hiện tại về việc rèn đọc của giáo viên khối 5 của trường tiểu học Chế Cu Nha
* Về học sinh: 
	Học sinh đã biết đọc bài văn, bài thơ nhưng đọc đúng và đọc to rõ ràng, đọc hiểu và đọc diễn cảm còn quá ít làm cho chất lượng trong một giờ học tập đọc nói riêng và học các môn học nói chung bị giảm đi rất nhiều. 
 Có thể nói rằng phần lớn là do giáo viên chưa tìm ra cách giải quyết của vấn đề này.
 	 Qua khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn quá yếu so với yêu cầu chung.Cụ thể như sau:
Tổng số học sinh toàn khối 78 học sinh trong đó
 	Đọc diễn cảm: 2 em
Đọc to rõ lưu loát: 40 em
Đọc nhỏ, ấp úng: 35 em
Từ những hạn chế trên gây không ít khó khăn cho việc tổ chức rèn đọc cho học sinh trên lớp. Làm cho hiệu quả của việc đọc và hiểu nội dung bài bị giảm đi rất nhiều
 	Nguyên nhân của những hạn chế trên là do học sinh chưa có sự rèn luyện thường xuyên, các em chưa tự giác luyện đọc và thường đọc theo kiểu đọc vẹt.
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
*Về giáo viên: 
Giáo viên khá tôn trọng phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng việc đọc được và viết được đối với học sinh vùng cao là đủ mà không chú ý đến việc đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm cho học sinh.Chính vì vậy số lượng đọc được một văn bản theo yêu cầu tương đối rất ít. Cả toàn khối 5 có duy nhất được hai em đọc được đó là học sinh lớp 5A do tôi chủ nhiệm. Quả thật theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vấn đề này cần được cải tiến một cách nhanh chóng. Đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có những biện pháp tích cực trong từng tiết dạy của mình. 
2.Thực trạng riêng đối với giáo viên dạy và việc đọc của học sinh lớp 5A Trường tiểu học Chế Cu Nha
* Đối với giáo viên:
 Tôi luôn chú trọng các kĩ năng đọc cho học sinh ở tất cả các môn học. Đặc biệt chú ý phát huy nhất là ở môn Tập đọc. Nhưng do lớp học là 100% học sinh người 
Mông, những em đọc được thì do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên đọc chưa chuẩn 
còn ngọng, những em đọc yếu thì tỉ lệ thường xuyên chuyên cần chưa cao.Nên giáo viên cùng một thời gian phải vất vả lắm mới thực hiện được một giờ học hoàn hảo.
*Đối với học sinh:
Kĩ năng đọc của học sinh trong lớp không đồng đều,100% học sinh đều là con em dân tộc Mông đời sống trình độ dân trí còn thấp, hầu hết các em đọc yếu, chưa tự giác, tích cực học tập. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: 
 Tổng số học sinh là: 26 em
 Đọc diễn cảm: 2 em
 Đọc to rõ lưu loát: 14 em
 Đọc nhỏ, ấp úng: 10 em
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
*Nguyên nhân của những hạn chế trên đó là:
-Nguyên nhân khách quan: Do giáo viên chưa thực sự chú trọng việc đọc của học sinh
 - Nguyên nhân chủ quan: Do học sinh chưa có sự rèn luyện thường xuyên, các em chưa tự giác luyện đọc.
Chương III. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
 Từ yêu cầu thực tiễn của môn tập đọc nói riêng và môn Tiếng việt cho học sinh lớp 5, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc để đáp ứng với yêu cầu đề ra.
 	Trong giảng dạy môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kến thức, đặc biệt là việc rèn đọc cho học sinh. Muốn rèn đọc cho học sinh đọc tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy và đọc diễn cảm.
 	Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành biện pháp rèn đọc cho
 học sinh như sau:
1.Phương pháp dùng trong việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh để kéo theo việc phát âm chuẩn và nhận thức trong khi đọc:
 	Tôi áp dụng công văn hướng dẫn phát âm chuẩn cho học sinh vùng dân tộc .Tất cả học sinh đều phải nói bằng tiếng phổ thông khi đến trường. Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong và ngoài lớp học đều bằng tiếng phổ thông. Rèn luyện các em mạnh dạn trong giao tiếp ở tất cả các em học sinh trong lớp.Tôi đã dùng từ ngữ gần gũi với các em trong và ngoài nhà trường để các em thấy được việc phát âm chuẩn có tác động như thế nào trong học tập và giao tiếp. Ví dụ: Với một câu
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
nói giao tiếp bình thường mà học sinh A nói không rõ tôi hướng dẫn các em nói lại cho đúng nhiều lần Học sinh A sẽ khắc sâu vv...
	 Tôi áp dụng việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh trong và ngoài giờ’
 học theo chuyên đề hàng tháng có thảo luận và rút kinh nghiệm trong tổ khối.
2.Các phương pháp trong công tác tổ chức lớp nhằm phát huy vai trò của cá nhân học sinh:
 Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại theo 4 đối tượng:
 Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm 
 	Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ bíêt đọc to, rõ, lưu loát.
 Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng, ngọng.
 	Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em học yếu ngồi cạnh những em học khá, học tốt để đôi bạn cùng tiến. Đồng thời nêu tầm quan trọng yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện đọc giúp các em cảm thụ được bài học.
3.Các phương pháp trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt và các môn học khác
3.1 Phương pháp trong quá trình giả ... ng dụng thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh về kĩ năng đọc.Có nhiều em đầu năm đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy,đến thời gian này đã đọc to rõ ràng lưu loát hơn kết quả ở giữa học kì 1 như sau :
Tổng số học sinh: 26 em
Đọc diễn cảm: 3 em
Đọc to rõ , lưu loát: 16 em
Đọc nhỏ, ấp úng: 7 em
* Về giáo viên: 
 Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc rèn đọc cho 
học sinh: Dạy đúng đặc trưng bộ môn.Tôi thấy rất say sưa, hứng thú khi rèn đọc
 Giáo viên:Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
cho học sinh. Kết quả chưa được mĩ mãn như ý nhưng đó cũng là bước đầu nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn đọc cho học sinh 
 Phần thứ ba; kết luận và kiến nghị
 I.Kết luận
 	 Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hằng ngày tôi đi đến kết luận rằng:
Muốn rèn đọc cho học sinh đọc tốt người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt đặc biệt việc đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay nên vai trò của người thầy đặc biệt qua trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong daỵ học để học sinh còn bắt chước.Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sữa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
	Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ học hỏi kinh 
nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là môn tập đọc ở tiểu học.
	Có thể nói chất lượng đọc của học sinh ngày được nâng cao, từ đó nhận thức của học sinh cũng tiến bộ hơn hẳn kết quả như sau:
Lớp 2 Năm học 2007- 2008: Tổng số học sinh là 22 em 
Số học sinh đọc khá: 7 em
Số học sinh đọc yếu; 3 em
Số học sinh đọc trung bình; 12 em
Lớp 3 Năm học 2008 - 2009: Tổng số học sinh là: 25 em
Số học sinh đọc tốt: 3 em
Số học sinh đọc khá:7 em
Số học sinh đ ọc trung bình 10 em
 Giáo viên:Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
Số học sinh đọc yếu: 5 em
 Lớp 4 năm học 2009 - 2010 Tổng số học sinh:24 em
Số học sinh đọc diễn cảm: 3em 
Số học sinh đọc to rõ, lưu loát: 14 em
Số học sinh đọc nhỏ ấp úng: 9em
Đọc đánh vần: 1 em
Lớp 5 năm học 2010 – 2011 qua kiểm tra định kì lần 1
Tổng số học sinh: 26 em
Đọc diễn cảm: 3 em
Đọc to rõ , lưu loát: 16 em
Đọc nhỏ, ấp úng: 7 em
Trên đây mới là một số kinh nghiêm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc cho học sinh , trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế. 
 II.khuyến nghị:
	- Để có chất lượng học sinh đọc tốt bản thân tôi nhận thấy rằng: Dù có cải tiến hay đổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp cũ không thể rũ bỏ hết được.Vì trong một tiết học đối với học sinh người Mông giáo viên phải làm việc nhiều do sự bất đồng về ngôn ngữ hay nói khác là giáo viên phải phân tích giảng giải nhiều thì học sinh mới hiểu yêu cầu đặt ra.
	 Giáo viên không nên lạm dụng tiếng dân tộc trong giờ học mà phát huy học sinh giao tiếp bằng tiếng phổ thông trong và ngoài giờ học. 
	 Nên phát huy có hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút các em đến trường và mạnh dạn trong giao tiếp. Nâng cao phát âm chuẩn cho học sinh
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc bài.Tôi thấy rằng sách giáo khoa, sách hướng dẫn có nhiều ưu điểm 
 Giáo viên: Phạm Thị Hà 
 Sáng kiến kinh nghiệm
nổi bật. Qua chương trình tập huấn hè ở các năm học đa số các giáo viên đã nắm được cơ bản phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng, song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.
	 Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu.
	Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện ...trong trường vào vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm ngày lễ lớn.
 Phối hợp nhịp nhàng với các môn học để hỗ trợ cho việc đọc của học sinh
 Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tôi mạn phép đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau: 
	Cần quan tâm hơn nữa với giáo viên tiểu học, thương xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc.
	Sinh hoạt Đội nêu cao vai trò của người đội viên.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh được đọc sách báo nhiều hơn đặc biệt là những em yếu chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, tổ chức những buổi sinh hoạt chyên đề giảng dạy môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung.
	Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo viên, cho học sinh trong khối, trong trường. Để giáo viên và học sinh giao lưu học hỏi và cũng là nâng cao kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh dân tộc thiểu số.
Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Qua quá trình rèn đọc cho học sinh lớp 5A tôi thấy còn nhiều khó khăn và có những mặt hạn chế.
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi mong được cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung để
kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú hoàn thiện góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 10 tháng 9 năm 2010
	 Người viết
 Phạm thị hà 
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
TàI LIệU THAM KHảO
- Một số vấn đề về đổi mới phươngpháp dạy học môn Tiêng Việt ở tiểu học.
 - Các công văn 896, 9890.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1+ tập 2.
- Hướng dẫn giảng dạy môn Tiêng Việt 5 cho các vùng miền số 9014./GDTH ra ngày 10/9/2003. 
-Hướng dẫn giảng dạy chương trình và sách giáo khoa các môn học phù hợp với đặc điểm học sinh vùng miền.
- Thực hành dạy học, kiểm tra Tiếng Việt ở các lớp trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng tăng cường Tiếng Việt cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học hè 2007.
-Tạp chí giáo dục Tiểu học và các tạp chí giáo dục khác.
- Tăng cường Tiếng việt cho học sinh.
- Hướng dẫn phát âm chuẩn cho học sinh dân tộc
 Giáo viên : Phạm Thị Hà 
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Lời cảm ơn!
Để hoàn thành sáng kiến này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh Trường Tiêủ học Chế Cu Nha đã tạo mọi điều kiện về thời gian, tổ chức phân công bố trí công việc phù hợp cho tôi, lắng nghe và tham gia đóng góp ý kiến chân thành và nhiệt tình để tôi rút ra được những kinh nghiệm bài học hay cho bản thân để điều chỉnh và khắc phục dần những khó khăn trong dạy học.
 Giáo viên: Phạm Thị Hà
Sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo viên : Phạm Thị Hà
Giáo án chuyên đề môn Tập đọc lớp 4
Bài 12: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn toàn bài. Tốc độ đọc 70 tiếng / 1 phút. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Trăng ngàn, vằng vặc, nông trường 
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Giáo viên:Phạm Thị Hà
 Sáng kiến kinh nghiệm
Tranh minh hoạ bài học.bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc và ngắt nghỉ
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: Đọc bài "Chị em tôi" nêu ý nghĩa.
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
	- Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài học qua tranh
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài::
a. Luyện đọc:
 Gv đọc mẫu bài
+ GV cho Hs chia đoạn:
Lần 1
+ luyện phát âm.
+ Hd đọc câu dài, ngắt giọng
+ Giọng đọc
+ 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 1
+ vằng vặc, nghĩ, bát ngát
+“Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu / và nghĩ tới các em” 
thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi
Lần 2
 + giải nghĩa từ
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 2
* Trại, trăng ngàn, nông trường, 
vằng vặc
Lần3:
Lần4:
đHọc sinh đọc chú giải.
- Sáng trong không 1 chút gợn
- Hs đọc trong nhóm 2
- 1đ2 học sinh đọc cả bài.
- GV nêu lại giọng đọc và đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
* Hs đọc thầm từng đoạn 1+ trả lời câu hỏi:
- Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông, tự do, độc lập.
- Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
- Trăng ngàn và ... trăng soi sáng ... trăng vằng vặc... khắp các TP, làng mạc, núi rừng.
ị Nêu ý 1:
* Cảnh đẹp dưới đêm trăng trung thu độc lập.
- Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng; cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi 
chít; coa thẳm; rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn; vui tươi.
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung 
thu độc lập?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện 
đại,giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Nêu ý 2:
* Ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Có nhà máy thuỷ điện; có những con tàu lớn.
- Có nhiều điều trong hiện thực vượt quá cả ước mơ của anh.
VD: Có giàn khoan dầu khí; có xa lộ to lớn; khu phố hiện đại; vô tuyến truyền hình; máy vi tính....
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Hs tự nêu.
ý chính: .Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp:
- 3 Học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn
Tìm giọng đọc của bài?
Luyện đọc diễn cảm đoạn 2:
+ Gv đọc mẫu:
+ Luyện đọc theo cặp:
- Thi đọc diễn cảm:
- Giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước
-Học sinh luyện đọc.
- Cá nhân, nhóm thi.
-Gv cùng hs bình chọn hs, nhóm đọc hay.
-Lớp nhận xét bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Bài văn cho thấy t/c ntn của anh chiến sỹ với các em ntn?
- NX giờ học.
- Liên hệ thực tế

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc