Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Để có học sinh giỏi Tỉnh

Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Để có học sinh giỏi Tỉnh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Từ khi xuất hiện xã hội loài người, có một hiện tượng nảy sinh, phát triển, và cùng tồn tại với loài người đó là hiện tượng dạy và học. Hiện tượng này biểu hiện ở chỗ thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau. Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống và các hoạt động xã hội khác để tồn tại và phát triển.

 Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là để bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất năng lực của con người. Vai trò của giáo viên hết sức to lớn, họ chính là người quyết định chất lượng hoạt động dạy và học.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Để có học sinh giỏi Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Từ khi xuất hiện xã hội loài người, có một hiện tượng nảy sinh, phát triển, và cùng tồn tại với loài người đó là hiện tượng dạy và học. Hiện tượng này biểu hiện ở chỗ thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau. Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống và các hoạt động xã hội khác để tồn tại và phát triển.
 Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là để bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất năng lực của con người. Vai trò của giáo viên hết sức to lớn, họ chính là người quyết định chất lượng hoạt động dạy và học.
 Có học sinh giỏi các cấp nhất là học sinh giỏi Tỉnh. Giáo viên mới thấy được sự thành công của mình trong sự nghiệp giáo dục và sự tiến bộ nghề nghiệp đối với xã hội.
 Bài viết xin được giới thiệu một số kinh nghiệm về các biện pháp để có học sinh giỏi tỉnh mà Bản thân đã tiến hành thực nghiệm dạy các lớp khối 9 môn vật lý, bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý cấp THCS từ năm học 2000 - 2001 và các năm tiếp theo của trường THCS Lý Tự Trọng, nhằm cố gắng đạt những yêu cầu nói trên. 
 Kinh nghiệm này chưa gọi là hoàn chỉnh. Trong thời gian thực hiện còn nhiều thiếu sót. Xin quý đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho hoàn chỉnh hơn. Giúp sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, hiệu quả giáo dục ngày càng cao.
ÏÌÐ
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển tổng quát đặt ra cho Giáo dục -Đào tạo ( GD - ĐT ) trong giai đoạn hiện nay là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”.
- Đội ngũ giáo viên là đội ngũ cốt cán biến mục tiêu GD -ĐT thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục. 
- Học sinh có nhiệm vụ tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tiển vừa nâng cao trình độ văn hoá của bản thân vừa đưa đất nước đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục, sự hội nhập quốc tếâ làm cơ sở cho việc đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại, vừa sát với tình hình thực tế của địa phương.
Để học sinh thích thú hơn trong việc học tập nhất là phải được điểm cao, hiểu bài và có nhiều kiến thức mới, kiến thức nâng cao học sinh có thể an tâm trong học tập.
Vai trò của giáo viên hết sức to lớn, họ chính là người góp phần quyết định chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục là người thầy gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. 
- Đa số giáo viên hiện nay là những người có tâm huyết, tận tụy với nghề có tinh thần cầu tiến học hỏi luôn hy sinh cho sự nghiệp Giáo dục. Do đó việc dạy học có chất lượng Giáo dục nói chung và học sinh giỏi nói riêng là việc quyết định quan trọng nhất của Giáo viên.
Đạt chỉ tiêu chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng thi học sinh giỏi Tỉnh, thi tốt nghiệp THCS, thi vào lớp 10 trường chuyên
 II. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ HỌC SINH GIỎI:
 1/. Coi trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tư tưởng của cá nhân:
 Giáo viên phải có quan điểm tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức tư tưởng. Bản thân luôn nghĩ “ Dạy để có học sinh giỏi để làm gì? Có lợi cho ai? ”
Để làm tốt nhiệm vụ này ngay từ đầu năm học, giáo viên phải có kế hoạch bộ môn của việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Chuẩn bị kỹ về các mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp tổ chức để đảm bảo việc tổ chức thực hiện có hiệu quả. Luôn có ý tưởng câu: “ có học sinh giỏi để thấy được sản phẩm mình tạo ra được chất lượng tốt, mà sản phẩm có chất lượng tốt thì ai cũng đều thích sử dụng”. Từ đó có lợi cho bản thân Giáo viên và cả bản thân học sinh trong tương lai.
 2/. Lựa chọn để có học sinh giỏi môn là điều thiết yếu:
 Cách đây 5 năm về trước Trường không có học sinh giỏi tỉnh vì đa số học sinh giỏi toàn diện thì GV cả HS đều thích chọn thi môn Văn, Toán còn lại HS khá giỏi thì chọn các môn như Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Anh văn Một số GV thì chưa có kinh nghiệm nhiều, kiến thức các môn Văn, Toán quá rộng HS chưa nắm sâu, nhớ lâu. Do đó HS giỏi toàn diện này khó đạt được kết quả, còn HS khá giỏi còn càng khó khăn nhiều hơn.
 Từ đó phải có biện pháp cho HS tự chọn môn thi cho mình là quyết định. Tránh trường hợp các em thích học môn này mà GV bắt thi giỏi môn khác. Giáo dục tư tưởng, hướng nghiệp cho HS về việc chọn môn thi và hướng đi tương lai trong việc chọn nghề nghiệp sau này.
 Sau khi các em chọn môn thi, nếu quá nhiều số lượng GV phải tổ chức thi vòng trường. Đề thi, coi thi, chấm thi GV tự quyết định vì đây là bước quyết định. Chấm thi công bằng hợp lý và khách quan, có thể khi vừa chấm các em có quyền coi hình thức chấm tại chổ và công bố ngay kết quả ( nếu có đủ thời gian ).
3/. Giáo viên phải tự tìm tòi kiến thức, bài tập nâng cao để bồi dưỡng HS là điều quyết định:
- Giáo viên thu thập tất cả những đề thi tốt nghiệp THCS, đề thi HS giỏi các cấp làm tài liệu giảng dạy lúc luyện thi, đồng thời xem hướng ra đề thi của người ra đề thường cho những kiến thức nào ( đón đề ). 
- Thường xuyên đến các hiệu sách tìm tòi các sách bài tập nâng cao, hay cảm thấy sách nào có thể giúp cho việc luyện thi đạt kết quả tốt thì nhất định phải mua. Đây là một kho tàng tài liệu tạo điều kiện cho GV và HS có đủ kiến thức mở rộng.
4/. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy khi luyện thi là rất quan trọng:
Tuỳ từng bài tập cụ thể, có khi:
- GV trình bày bài giải theo chiều thuận ( từ giả thiết đến kết luận). Phương pháp này là GV giảng HS nghe và tiếp thu. GV làm việc 80% HS 20%.
- GV trình bày bài giải theo chiều nghịch ( từ công thức, kết quả phải tìm đến các dữ kiện liên quan đã cho. Từ kết luận đến giả thiết ). GV chỉ ghi công thức HS điền vào các dữ kiện cần tìm và kết quả. Phương pháp này GV - HS đàm thoại gợi mở. GV làm việc 65% HS 35%. 
- HS tự giải, cả nhóm tự thảo luận để tìm ra kết quả, sau đó cho một học sinh lên bảng giải các em khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận nhấn mạnh thêm trọng tâm. Phương pháp này GV làm việc 20% HS 80%.
- Có loại một bài tập đã làm, có thể làm nhiều lần. Trường hợp này khuyên HS đừng xem bài đã giải trước. ( Coi như bài chưa làm, hay coi như mình đi thi sẽ gặp dạng bài tập này ). Phương pháp này GV làm việc 20% HS 80%.
- Cho HS làm bài tập về nhà hoặc GV soạn sẵn bài tập phát HS mỗi em một đề. Giải các đề thi các năm trước để tìm hiểu kiến thức đã cho, dạng bài tập đã cho.
- Đưa cho HS mượn tài liệu, sách bài tập nâng cao mà GV dùng để dạy cho HS, về nhà thay nhau tự nghiên cứu. Có gì thắc mắc cần giải quyết HS có thể gặp GV bất cứ thời gian nào để giải đáp thắc mắc.
5/. Khen thưởng GV có HS giỏi là một ý thức về tinh thần không thể thiếu của nhà trường:
 Những năm trước đây không có tiền thưởng cho GV dạy, chỉ tính vài tiết tiền giờ trội. Đúng là sử dụng chất xám nhiều nhưng trả công ít ( một số GV nghĩ vậy ). Nếu nghĩ như thế thì không bao giờ thành công. 
 Giáo viên cần phải nghĩ: Vì sự nghiệp Giáo dục, có một tấm lòng yêu nghề thật sự mới có tâm huyết và tinh thần thì mới có được HS giỏi Tỉnh.
 Kể từ năm học 2001 - 2002 với sự khích lệ, trả công đáng kể của Sở GD - ĐT và lãnh đạo Nhà trường cùng với sự ủng hộ của Hội Cha Mẹ học sinh như: có bao nhiêu HS giỏi và tổng tiền thưởng cho HS. Thì số tiền thưởng cho GV sẽ gấp đôi tổng số tiền đó. ( Sở GD - ĐT thưởng bao nhiêu thì Nhà trường cùng BĐD CMHS cho bấy nhiêu ). Với những khen thưởng đó hiệu quả càng được nâng cao.
TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ: 
 Sau khi giảng dạy từ năm học 1999 - 2000 đến năm học 2002 - 2003 thực hiện kinh nghiệm này cho HS khối 9 Trường THCS Tập Sơn môn Vật lý đã được nhiều kết quả mong muốn. Tổng số HS đạt giải giỏi Tỉnh là 7 em.
- Năm học 1999 - 2000 có 1 HS đạt giải khuyến khích.
- Năm học 2000 - 2001 có 1 HS đạt giải khuyến khích.
- Năm học 2001 - 2002 có 1 HS đạt giải ba, 2 HS đạt giải khuyến khích. Trong đó 2 em vào Trường chuyên Trà Vinh.
- Năm học 2002 - 2003 có 1 HS đạt giải nhất, 1 HS đạt giải nhì. Trong đó cả 2 em vào Trường chuyên Trà Vinh.
Đ & Ị
KẾT LUẬN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Với kinh nghiệm “ Để có học sinh giỏi Tỉnh” và các kết quả đạt được. Nhìn chung đa số học sinh rất thích thú trong học tập giờ dạy của mình. Rất nhiều HS muốn đăng ký thi HS giỏi Tỉnh môn Vật lý.
 Điểm kiểm tra được tiến bộ hơn đối với các em được bồi dưỡng HS giỏi Tỉnh vì tất cả các câu khó trong bài kiểm tra, thi học kỳ, thi tốt nghiệp các em đều đạt điểm tối đa.
 Hiệu quả giáo dục được nâng cao, kết quả học tập của các em được khả quan đó là nhờ công lao tìm tòi kiến thức mới của người thầy và sự siêng năng nhận thức của học sinh.
Việc bồi dưỡng HS giỏi vừa là một yêu cầu khách quan vừa có tính cấp bách và mang lại tính lâu dài. Vì vậy việc bồi dưỡng HS giỏi phải thường xuyên diễn ra trong suốt quá trình chỉ đạo của người quản lý.
 Làm tốt công tác bồi dưỡng HS giúp GV sẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao quá trình tự học tập nghiên cứu của GV.
 Giáo viên có thể dạy tốt ở bất cứ lớp nào trong một cấp học. 
II. CÁC YÊU CẦU ĐỂ ĐẠT:
Đối với giáo viên: 
Phải thường xuyên tìm tòi kiến thức để có nhiều bài tập nâng cao hơn cho học sinh. 
Phải chuẩn bị trước các bài giải, phương pháp giải. Giáo viên phải thiết kế một phương án dạy học nhằm giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức, kỹ năng để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức đã học. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên đối với giáo viên và học sinh.
Cải tiến phương pháp bồi dưỡng, tổ chức phù hợp với từng điều kiện của nhà trường, đặc điểm của đội ngũ GV.
Phải xây dựng kế hoạch bồi giỏi cho cả cấp học THCS.
Đối với học sinh : 
Phải siêng năng học tập, nhớ lâu kiến thức mới đạt điểm cao trong kiểm tra, trong các kỳ thi. Phải chuẩn bị tốt tinh thần giải bài tập chính xác.
 - Chuyên sâu một môn thi, các kiến thức các môn khác cần phải có để vận dụng. Không nên chia đều kiến thức, kỹ năng cho tất cả các môn.
	 Người viết
 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
	 Dương Hòa Nguyễn

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de de co HS gioi.doc