Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn thi : Lịch sử 9 năm học : 2011 - 2012 (thời gian : 150 phút không kể giao đề)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn thi : Lịch sử 9 năm học : 2011 - 2012 (thời gian : 150 phút không kể giao đề)

Câu 1: (3 điểm)

Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện nay đối với đời sống con người ? Liên hệ về những tiến bộ, hạn chế của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật tại địa phương em ?

Câu 2 (3 điểm):

Trỡnh bày những nột khỏc biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với các nước Mỹ La-tinh.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn thi : Lịch sử 9 năm học : 2011 - 2012 (thời gian : 150 phút không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường thcs KIM SƠN Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
	 môn thi : LịCH Sử 9
	 Năm học : 2011 - 2012
	 (Thời gian : 150 phút không kể giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện nay đối với đời sống con người ? Liên hệ về những tiến bộ, hạn chế của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật tại địa phương em ? 
Câu 2 (3 điểm): 
Trỡnh bày những nột khỏc biệt cơ bản giữa phong trào giải phúng dõn tộc ở chõu Á, chõu Phi với cỏc nước Mỹ La-tinh.
Câu 3 (4 điểm): 
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động như thế nào? ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó?
Câu 4 (3 điểm): 
Nêu khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ trong suốt thời kì từ năm 1945 đến nay?
Câu 5 (3 điểm): 
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và sự phát triển của tổ chức asEAN từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay? Việt Nam ra nhập ASEAN có cơ hội và thử thách như thế nào?
Câu 6: (4 điểm)
Trình bày quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Vì sao nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
----Hết---
 Trường thcs KIM SƠN hướng dẫn chấm 
	 môn thi : LịCH Sử 9
	 Năm học : 2011 - 2012
Câu 1: (3 điểm) HS trả lời các ý chính sau:
* Tác động tích cực:
+ Con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng có về sản xuất và năng suất lao động, năng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.(1đ)
+ Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, dân cư lao động trong các nghành dịch vụ tăng lên. 
* Tác động tiêu cực ( Chủ yếu do con người gây ra)(1đ)
+ Vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá, huỷ diệt lớn.
+ ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động giao thông, bệng dịch cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người. 
* Đối với địa phương: (1đ)
+ Với những thành tựu khoa học tiến bộ đó đã có tác động rất lớn đến 
sản xuất và năng suất lao động của người dân, nâng cao mức sống, làm thay 
đổi cơ cấu dân cư. Nhưng cũng đem lại không ít những ô nhiễm môi trường 
và những bệnh dịch cho con người ( những bệnh hiểm nghèo tăng lên ở địa 
phương) 
Câu 2 (3 điểm): Trỡnh bày những nột khỏc biệt cơ bản giữa phong trào giải phúng dõn tộc ở chõu Á, chõu Phi với cỏc nước Mỹ La-tinh.
1- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết cỏc nước ở chõu Á và chõu Phi đều chịu sự búc lột, nụ dịch nặng nề của cỏc nước đế quốc thực dõn. Cỏc nước Mỹ La tinh tuy đó giành được độc lập nhưng bị lệ thuộc nặng nề vào đế quốc Mỹ.
2- Phong trào giải phúng dõn tộc ở chõu Á, chõu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dõn để giành lại độc lập và chủ quyền cho dõn tộc.
3- Cỏc nước Mỹ La-tinh khụng ngừng đấu tranh để củng cố độc lập, chủ quyền, phỏt triển kinh tế, xó hội nhằm thoỏt khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mỹ.
Câu 3: (4 điểm):
Ngày 11/11/1924, Nguyễn ái Quốcvề Quảng Châu liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây, vận động, đào tạo, huấn luyện cán bbộ cách mạng. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời.
Mục tiêu của Hội: Làm cuộc cách mạng dân tộc, sau đó làm cách mạng cho thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)(1đ)
Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan ngôn luận của Hội. Các bài giảng của Người trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) sau đó được tập hợp lại và in thành sách Đường cách mệnh (đầu năm 1927), vạch ra những phương hướng cơ bản cảu cách mạng giải phóngdân tộc Việt Nam. Một số người được chọn đi học trường Đại học phương Đông ở Liên Xô, một số được cở đi học quân sự ở Liên Xô hay Trung Quốc, còn phần lớn lên đường về nước hoạt động.(1đ)
Tác phẩm Đường cách mệnh và báo Thanh niên được bí mật chuyển về nước. Hội Việt nam cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hàu khắp cả nước. Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hoá” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.(1đ)
* ý nghĩa lịch sử: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niảnga đời, đã đảm nhận tốt việc tuyên truyền, tổ chức, chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản, chứng tỏ phong trào Việt Nam đã có những chuyển biến mới(1đ)
Câu 4 (3 điểm): 
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên xô và chủ nghĩa xã hội, Mĩ và các nước phương Tây thực hiện chính sách đối đầu, chống phá quyết liệt.
Thời kì “chủ nghĩa Tơruman” và “chính sách chiến tranh lạnh’’ (từ 3/1947) đến Aixenhao (1953): công khai chính sách bành trướng, thống trị thế giới, lien minh quân sự, bao vây liên Xô, chạy đua vũ trang.(1đ)
Thời kì “chiến tranh toàn cầu”: các học thuyết đối ngoại “chiến lược hoà bình” của Kennơđi (1961), “Học thuyết Níchxơn” (1969) với các mịc tiêu chung là:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ
+ Khống chế nô dịch các nước đồng minh của mĩ.
+ Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
 Một mặt Mĩ đã đạt được mưu đồ của mình (thành lập các khối quân sự, liên minh kinh tế thế giới để khống chế, nô dịch, chi phối các nước, hạn chế ảnh hưởng của các nước đồng minh..... Nhưng mặt khác mĩ cũng vấp phải thất bại ở Cuba (1959), Iran (1979), Việt Nam (1954, 1975) .(1đ)
 Do sự tăng trưởng về kinh tế trong 10 năm (1991- 2000), vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học- kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mỉáo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trạt tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.(1đ)
Câu 5 (3 điểm): 
- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN: Sau khi giành được độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhiều nước ở Đông Nam á chủ trương thành lập một liên minh khu vực cùng nhau phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.(1đ)
- Sự ra đời: Ngày 8/8/1968, Hiệp hội các nước Đông Nam á ( viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng cốc ( Thái lan) với 5 nước tham gia: Inđônẽia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philippin. Năm 1984, Brunây cũng ra nhập hiệp hội.
- Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên tên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Sự phát triển: + Mở rộng ASEAN từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
 + chuyển trọng tâm hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.
* Việt Nam ra nhập ASEAN ( 7/ 1995) (1đ)
- Cơ hội: nền kinh tế Việt nam được hội nhập nền kinh tế các nước trong khu vực đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới. Cơ hội giao lưu văn hoá, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, y tế....
- Thử thách: nếu không được cơ hội phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta và các nước khác, hội nhập dễ bị “hoà tan” đánh mất bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc.(1đ)
Câu 6: (4 điểm).
a. Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Sau khi tìm được con đường cứu nước và trở thành người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã tích cực truyền bá lý luận cách mạng mới về trong nước.
- Sau khi xuất hiện ba tổ chức cộng sản tình trạng chia rẽ về mặt tổ chức diễn ra trong hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam, một yêu cầu cấp thiết được đề ra là phải thống nhất những người cộng sản Việt Nam thành một Đảng duy nhất, có như thế mới thống nhất được lực lượng quần chúng.(1đ)
- Trong bối cảnh đó, hội nghị thành lập Đảng đã được tiến hành đầu tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. 
- Các đại biểu đã phân tích tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam thấy rõ sự cần thiết phải chấm dứt tình trạng chia rẽ và lập một Đảng cộng sản thống nhất trong toàn quốc.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 trong hội nghị thành lập Đảng đã thông qua chính cương vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo, trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam.(1đ)
b. Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Mở đầu thời kỳ cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Cách mạng Việt Nam trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới.(1đ)
----Hết---
Duyệt đề
Người ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HS GJOI huyen su 9KSDHTNHUONG.doc