Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Bồ Lý

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Bồ Lý

 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1.1 Kiến thức:

 - HS biết: - Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng.

 - HS hiểu: - Trình bày được nội dung và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

1.2: Kĩ năng:

 - HS thực hiện được:- Nhận biết được các biểu hiện của sâu, bệnh trên cây trồng và đối tượng gây ra.

 - HS thực hiện thành thạo:- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

1.3: Thái độ:

- Thói quen:- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh.

- Tính cách: - Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

 

doc 99 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1512Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Bồ Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – Tiết 10
Ngày dạy:22/10/14
 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
1. MỤC TIÊU: Giúp hs:
1.1 Kiến thức: 
 - HS biết: - Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng. 
 - HS hiểu: - Trình bày được nội dung và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 
1.2: Kĩ năng: 
 - HS thực hiện được:- Nhận biết được các biểu hiện của sâu, bệnh trên cây trồng và đối tượng gây ra.
 - HS thực hiện thành thạo:- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
1.3: Thái độ:
- Thói quen:- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh.
- Tính cách: - Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
3. CHUẨN BỊ:
 3.1- GV: Các biện pháp thủ công (bẩy đèn), cách sử dụng thuốc hoá học trừ sâu bệnh.
 3.2.- HS: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương. 	
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2.Kiểm tra miệng: 
 1. Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh? 10đ
 2. Thế nào là biến thái của côn trùng? Bệnh cây là gì? 10đ
4.3: Tiến trình bài học:
Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10 – 12% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắn. Do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Mục tiêu: Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng. 
Gv: Cho học sinh đọc các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại ( SGK)
GV: Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời
GV: Phân tích từng nguyên tắc mỗi nguyên tắc lấy 1VD
- Trong nguyên tắc “Phòng là chính” gia đình, địa phương đã áp dụng biện pháp tăng cường sức chống chịu của cây với sâu bệnh như thế nào? 
(- Bón phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới, trồng giống cây chống sâu bệnh, luân canh)
Hoạt động 2: 25p
- Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 
GV: Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại? 
HS: - ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít giá thành thấp.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm, ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hạicủa biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh theo bảng(sgk)
HS: Thảo luận theo nhóm
HS: Đại diện các nhóm trả lời
HS: Các nhóm khác NX – Bs
GV: Kl
GV: Phân tich khía cạnh chống sâu bệnh của các khâu kỹ thuật.
GV: Hướng dẫn học sinh ghi vào bảng SGK
GV:Cho học sinh đọc SGK nhận xét ưu, nhược điểm của biện pháp này.
HS: Trả lời
GV: KL
 GV:Cho học sinh đọc SGK nhận xét ưu, nhược điểm của biện pháp này.
HS: Trả lời-
GV: KL
GV: Khi sử dụng thuốc hoá học cần lưu ý gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhấn mạnh một số lưu ý.
GV: Đi sâu giảng giải cho học sinh hiểu ưu, nhược điểm.
HS: Hiểu khái niệm và tác dụng
GV: Giải thích việc phòng trừ sâu bệnh hại cần coi trọng vận dụng tổng hợp các biện pháp.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Hệ thống lại các nội dung bài học về cách phòng trừ sâu bệnh hại.
I- NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI:
.
- Phòng là chính
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phònh trừ.
II Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
1.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
- Vi sinh – Làm đất- Trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn nấp.
- Gieo trồng- tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh.
- Luân phiên- thay đổi thức ăn điều kiện sống của sâu.
2.Biện pháp thủ công.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. 
- Nhược điểm: Tốn công.
3.Biện pháp sinh hoá học.
- Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh
- Nhược điểm: Dễ gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi... ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khác.
4. Biện pháp sinh học:
 - Sử dụng một số sinh vật để diệt sâu hại.
5.Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- Kiểm tra, xử lí nông sản khi xuất, nhập khẩu từ vùng này sang vùng khác, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.
 4.4: Tổng kết:
 ? Em hãy nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?
 ? Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?
4.5: Hướng dẫn học tập:
 Đối với tiết học này:
 - Về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Tự phòng ngừa sâu bệnh trên một số loại cây.
 Đối với tiết học tiếp theo:
 - Đọc và xem trước bài 8,14 SGK.Thực hành: Nhận biết một số phân bón thông thường, nhận biết một số loại thuốc trừ sâu.
 - Chuẩn bị một số nhãn thuốc trừ sâu. Các loại phân bón: đạm lân, kali..., một ít than củi, bật lửa, nước sạch.Hôm sau mang đến lớp.
 5. PHỤ LỤC:
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 11 THỰC HÀNH - NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG VÀ NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
* Kiến thức:
 - Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng.
 - Biết được một số loại thuốc hoá học ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
* Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích 
 - Biết đọc các nhãn thuốc ( độ độc của thuốc, tên thuốc).
* Giáo dục: Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
B. Phương pháp: Thực hành
C.Chuẩn bị của GV - HS:
	* GV:- Chuẩn bị các mẫu thuốc trừ sâu bệnh ở dạng hạt, bột hoà tan, bột thấm nước, sữa.
 - Tranh vẽ nhãn hiệu và nồng độ của thuốc, làm thử thí nghiệm
	* HS: Đọc bài 13 SGK, chuẩn bị mẫu vật thực hành.
D. Tiến trình lên lớp::
I. Ổn định tổ chức 1/:
II.Kiểm tra bài cũ:(2p)
- Phân bón là gì? Gồm những loại phân nào?
III. Bài mới.
 1. Đặt vấn đề(2p) 
 Giới thiệu mục tiêu, qui tắc an toàn lao động, quy trình thực hành.
 2.Triển khai bài
a. Hoạt động 1. Tổ chức thực hành.(5p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
tranh vẽ , kí hiệu thuốc...
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh, kẹp gắp, thìa, diêm, nước...
GV: Chia nhóm thực hành và mẫu phân bón
GV: Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm phân biệt được các dạng thuốc và đọc nhãn hiệu của thuốc
.
b. Hoạt động 2.Quy trình thực hành.(32p)
GV: Thao tác mẫu học sinh quan sát.
HS: Quan sát
GV: quan sát nhắc nhở học sinh những thao tác khó.
GV:- Cho đáp án để học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu của mình.
GV:- Bước1: Giáo viên thao tác mẫu học sinh quan sát.
- Bước2: Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh những thao tác khó.
HS: THực hành
GV:- Cho đáp án để học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu của mình.
GV:- Bước1: Giáo viên thao tác mẫu học sinh quan sát.
GV:- Cho đáp án để học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu của mình.
GV :Bước 1cho học sinh nhận biết các dạng thuốc.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát: Màu sắc, dang thuốc ( Bột, tinh bột). Của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập
Bước 2: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu bệnh.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc tên thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng.
GV: Gọi học sinh nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc.
* Lưu ý: Chữ viết tắt chỉ các dạng thuốc.
+ Thuốc bột: Hoà tan trong nước; SP, BHN
+ Thuốc bột: D,BR,B.
+ Thuốc bột thấm nước: WP,BTN,DF,WDG
+ Thuốc hạt: GH, GR.
+ Thuốc sữa: EC, ND.
+ Thuốc nhũ dầu: SC.
GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng.
1.Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan.
- Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm
- Bước 2: Cho 10-15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút
- Bước 3. Để lắng. quan sát mức độ hoà tan
+ Nếu thấy hoà tan: phân đạm, kali
+ Không hoặc ít hoà tan: phân lân và vôi
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: phân đạm nà phân kali.
3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan: phân lân và vôi 
4.Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại.
6.Quan sát một số dạng thuốc.
IV. Củng cố. (2p)
GV: Nhận xét sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ, an toàn vệ sinh lao động, kết quả thực hành.
GV: Đánh giá kết quả của học sinh và nhận xét đánh giá giờ học về chuẩn bị quy trình thực hành 
HS: Thu dọn vật liệu, tranh ảnh, vệ sinh
- Các nhóm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát ghi vào bảng nộp, mẫu thuốc,màu sắc, nhãn hiệu thuốc.
- Ghi kết quả vào vở theo mẫu
V.Dặn dò(3p)	
 - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Đọc và ôn lại bài đã học, tiết sau ôn tập
 - Trả lời câu hỏi cuối bài 
 - GV: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi khó 
Ngày soạn: 14/ 12/ 2014
Ngày dạy: / 12/ 2014
TIẾT 17
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học.
- Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào sản xuất
3. Thái độ: 
- Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Gợi mở + Hỏi đáp tìm tòi; nhóm nhỏ
2. Phương tiện:
a. GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
b. HS: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức:	7A:	7B:	7C:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy nêu quy trình chăm sóc 1 cây trồng nông nghiệp?
III. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 3. Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rõ các nguyên tắc đó?
Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống? Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?
Câu 5: Trình bày khái niệm về sâu bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ?
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
Gv: Chốt lại
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí ít?
 Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trươc khi gieo trồng cây nông nghiệp.
Câu 9: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và bằng cây con?
Câu 10: Em hãy nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng? Tác dụng của từng biện pháp đó. 
Câu 11: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ? 
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
Gv: Chốt lại
Câu 12. Em hãy nêu các biện pháp thu hoạch nông sản? Áp dụng cho loại cây nào? Em hãy kể 1 vài cách bảo quản nông sản mà em biết?
Câu 1
- Vai trò của trồng trọt gồm 4 vai trò
+ Cung cấp  ... I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được kỹ thuật chăm sóc tôm, cá
	- Hiểu được cách quản lý ao nuôi
	- Biết phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.	
II.Chuẩn bị của GV - HS:
	- GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ.
	- HS: Đọc SGK nghiên cứu bài.
	III. Tiến trình lên lớp::
	1. Ổn định tổ chức 2/:
- Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung kiến thức
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
HĐ1: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tôm, cá.
GV: Tại sao phải tập trung cho tôm, cá ăn vào buổi sáng ( 7-8h)
HS: Trả lời
GV: Em hãy cho biết kỹ thuật cho cá ăn ở địa phương em?
HS: Trả lời
HĐ2: Tìm hiểu biện pháp quản lý ao nuôi tôm, cá.
GV: Nêu vai trò của công tác quản lý ao cá là vô cùng quan trọng và hoàn thành bảng 9 ( 146)
HS: Quan sát hình 84.
HĐ3. Tìm hiểu biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
GV: Tại sao phải coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh cho vật nuôi thuỷ sản?
GV: Phòng bệnh bằng cách nào?
GV: Phải thiết kế ao nuôi như thế nào cho hợp lý
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu các biện pháp tăng cường sức đề kháng của tôm, cá.
GV: Khi tôm, cá bị bệnh có nên dùng thuốc không?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 85 nêu tên các hoá chất thuốc tân dược dùng để phòng, trị bệnh cho tôm, cá.
GV: Kể cho học sinh một số loại thuốc.
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK tổng kết bài học, nêu câu hỏi củng cố bài.
- Nhận xét đánh giá giờ học
10/
8/
20/
3/
I. Chăm sóc tôm, cá.
1. Thời gian cho ăn.
- Buổi sáng ( 7h – 8h ) thời tiết còn mát dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn.
- Tập trung vào các tháng 8-11 nhiệt độ đó thức ăn phân huỷ đều giữ tốt lượng OXI.
2.Cho ăn.
- Cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của giai đoạn, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.
II. Quảnlý.
1.Kiểm tra ao nuôi tôm, cá.
- Bảng 9 ( SGK)
2.Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá.
- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá và chất lượng của vực nước.
III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
1. Phòng bệnh.
a) Mục đích.
- Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không nhiễm bệnh.
b) Biện pháp.
- Thiết kế ao hợp lý ( có hệ thống kiểm dịch).
- Tẩy dọn ao thường xuyên.
- Cho ăn đủ áp dụng phương pháp 4 định để tăng cường sức đề kháng.
2. Chữa bệnh.
a) Mục đích.
- Dùng thuốc thảo mộc hay tân dược để trị bệnh.
b) Khi phát hiện đàn tôm, cá bị bệnh ta phải chữa trị ngay tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cá khoẻ mạnh.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 55 SGK
TUẦN: 33 
Ngày soạn ngày: 25/ 04 /2006
Giảng ngày:.././2006
Tiết: 66
BÀI 55: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN
SẢN PHẨM THUỶ SẢN
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được các phương pháp thu hoạch
	- Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản
	- Biết được các phương pháp chế biến thuỷ sản.	
II.Chuẩn bị của GV - HS:
	- GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ.
	- HS: Đọc SGK nghiên cứu bài.
	III. Tiến trình lên lớp::
	1. Ổn định tổ chức 2/:
- Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung kiến thức
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
HS2: Em hãy kể tên một số loại cây có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá
HĐ1: Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch.
GV: Giới thiệu 2 phương pháp thu hoạch ( Đánh tỉa, thả bù, thu hoạch toàn bộ).
GV: Tác dụng của đánh tỉa thả bù là gì?
HS: Trả lời
GV: Thu hoạch tôm, cá có gì khác nhau.
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản.
GV: Sản phẩm không được bảo quản thì sẽ như thế nào?
GV: Phân tích từng phương pháp lấy ví dụ minh hoạ cách ướp cá như thế nào?
- Trong 3 phương pháp bảo quản thuỷ sản phương pháp nào đảm bảo hơn? vì sao?
GV: Tại sao muốn bảo quản thuỷ sản lâu hơn thì phải tăng tỷ lệ muối
HS: Trả lời.
HĐ3.Tìm hiểu phương pháp chế biến.
GV: Cho học sinh quan sát hình 87 ghi tên sản phẩm.
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
GV: Tóm tắt lại nội dung bài học, đánh giá giờ học.
8/
10/
10/
10/
3/
- Thiết kế ao nuôi hợp lý, vệ sinh ao nuôi, cho ăn đầy đủ theo 4 quy định.
- Cây tỏi, hạt cau, cây duốc cá.
I.Thu hoạch
1. Đánh tỉa, thả bù.
- Là cách thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm. Sau đó bổ sung cá giống, tôm giống, để đảm bảo mật độ nuôi áp dụng trong lồng, bè.
2.Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao.
a) Đối với cá.
- Tháo bớt nước, kéo 2-3 mẻ lưới sau đó tháo cạn để bắt hết cá đạt chuẩn.
b) Đối với tôm.
- Tháo hết nước thu hoạch toàn bộ
II. Bảo quản.
1.Mục đích.
- Hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu.
2. Các phương pháp bảo quản.
a) ướp muối:
- Xếp một lớp cá, một lớp muối.
b) Làm lạnh:
- Làm hạ nhiệt độ đến mức sinh vật gây thối không thể hoạt động.
c) Làm khô.
- Tách nước ra khỏi cơ thể bằng cách phơi khô ( dùng nhiệt của than củi, điện)
III. Chế biến.
1. Mục đích: 
- Nhằm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.Các phương pháp chế biến.
- Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm.
- Phương pháp công nghiệp tạo ra sản phẩm đồ hộp.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
	- Đọc và xem trước bài 56 SGK.
..........................................................................................................................................
TUẦN: 34 
Ngày soạn ngày: 2/ 05 /2006
Giảng ngày:.././2006
Tiết: 67
BÀI 56: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
	- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
	- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.	
II.Chuẩn bị của GV - HS:
	- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu bổ sung.
	- HS: Đọc SGK nghiên cứu bài.
	III. Tiến trình lên lớp::
	1. Ổn định tổ chức 2/:
- Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung kiến thức
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
HS2: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Nêu vài phương pháp mà em biết?
HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
GV: tại sao phải bảo vệ môi trường?
HS: Trả lời
GV: Các thuỷ vực bị ô nhiễm do những nguồn nước thải nào?
HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
GV: Người ta đã sử dụng những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
HS: Nghiên cưu trả lời
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Nhà nước đã có những biện pháp gì để ngăn chặn nạn ô nhiễm?
HS: Trả lời
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Hệ thống lại kiến thức nêu câu hỏi củng cố bài, nhận xét giờ học, đánh giá xếp loại.
8/
10/
20/
3/
- Đánh tỉa, thả bù và thu hoạch toàn bộ.
- Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Bảo quản bằng 3 phương pháp.
I. ý nghĩa
- Tác hại môi trường gây hậu quả sấu đối với thuỷ sản và con người, SV sống trong nước.
- Môi trường bị ô nhiếm do:
+ Nước thải giàu dinh dưỡng.
+ Nước thải công nghiệp, nông nghiệp
II. Một số biên pháp bảo vệ môi trường.
1.Các phương pháp sử lý nguồn nước.
a) Lắng ( lọc)
- Dùng hệ thống ao...
b) Dùng hoá chất dễ kiếm, dẻ tiền...
c) Khi nuôi tôm cá mà môi trường bị ô nhiễm:
- Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
- Tháo nước cũ và cho nước sạch vào
- Đánh bắt hết tôm cá và xử lý nguồn nước.
2. Quản lý:
- Ngăn cấm huỷ hoại các sinh vật đặc trưng.
- Quy định nồng độ tối đa của hoá chất
- Sử dụng phân hữa cơ đã ủ
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
	- Đọc và xem trước phần III SGK
TUẦN: 34 
Ngày soạn ngày: 02/ 05 /2006
Giảng ngày:.././2006
Tiết: 68
BÀI 56: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN ( Tiếp)
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
	- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
	- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.	
II.Chuẩn bị của GV - HS:
	- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu bổ sung.
	- HS: Đọc SGK nghiên cứu bài.
	III. Tiến trình lên lớp::
	1. Ổn định tổ chức 2/:
- Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung kiến thức
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản
HS2: Em hãy trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1. Tìm hiểu cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
GV: Nêu một số dấu hiệu tình hình nguồn lợi thuỷ sản đang bị đe doạ, hướng dẫn học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để thể hiện được hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước.
HS: Hoạt động nhóm đại diện của từng nhóm nhận xét chéo
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Cho học sinh đọc sơ đồ hình 17 SGK
GV: Tập chung phân tích 4 nguyên nhân SGK
GV: Có nên dùng điện và thuốc nổ khai thác cá không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: ở địa phương em đang nuôi dưỡng những giống cá nào?
HS: Trả lời
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Hệ thống lại kiến thức nêu câu hỏi củng cố bài, nhận xét giờ học, đánh giá xếp loại.
8/
30/
3/
- Môi trường bị ô nhiễm gây hậu quả xấu đối với thuỷ sản và con người, SV sống trong nước.
- Dùng hoá chất, lọc nước, Thay nước...
III. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là một lĩnh vực có ý nghĩa to lớn...
- là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn dân.
1.Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước.
- Nước ngọt, Tuyệt chủng.
- Khai thác, giảm sút
- Số lượng, kinh tế. 
2.Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản.
- Khia thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt.
- Phá hoại rừng đầu nguồn.
- Đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa
- Ô nhiễm môi trường nước.
3.Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý.
- Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản, kết hợp giữa các ngành áp dụng mô hình VAC – RVAC hợp lý.
- Cải tiến nâng cao biện pháp kỹ thuật
- Chọn cá lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
	- Đọc và xem trước phần ôn tập SGK
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CN 7 hai cot.doc