Giáo án Đại số 7 chuẩn tiết 18: Số thực

Giáo án Đại số 7 chuẩn tiết 18: Số thực

Tiết 18 SỐ THỰC

A. Mục tiêu:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:

1. Kiến thức:

- Biết được rằng tập hợp số thực bao gồm tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ.

- Biết sự tương ứng 1 – 1 giữa tập hợp R các số thực và tập hợp các điểm trên trục số: Biết được mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và ngược lại.

2. Kỹ năng:

- Biết cách viết một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

- Biết sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi để tìm giá trị gần đúng của căn bậc hai của một số thực không âm.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy logic

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 chuẩn tiết 18: Số thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/2010.
Tiết 18	 SỐ THỰC
A. Mục tiêu: 
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: 
Biết được rằng tập hợp số thực bao gồm tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ.
Biết sự tương ứng 1 – 1 giữa tập hợp R các số thực và tập hợp các điểm trên trục số: Biết được mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và ngược lại.
2. Kỹ năng: 
Biết cách viết một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. 
Biết sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi để tìm giá trị gần đúng của căn bậc hai của một số thực không âm.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy logic
B. Phương pháp giảng dạy:
- Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ:
 * Giáo viên: Thước chia khoảng, compa, phấn màu.
 * Học sinh: Compa, thước chia khoảng, xem lại trục số hữu tỉ.
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 Lớp 7A Tổng sô: Vắng:
 Lớp 7B Tổng sô: Vắng:
 2. Kiểm tra bài củ: (5’)	
Số hữu tỉ và số vô tỉ kác nhau ở điểm nào ? Tìm các căn bậc 2:
6; 0; ; 3; 9 
 3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1’) :
Các số trên (sau khi đã tìm căn bậc 2) số nào là số hữu tỉ? Số nào là số vô tỉ?) tất cả những số trên liệu cóc nằm trong một tập hợp nào không? Tên gọi chung của số hữu tỉ và số vô tỉ là gì?
 b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Số thực
GV: Những số trên là các số thực. 
Vậy số thực là gì ?
HS: Trả lời
GV: Cách viết x R cho ta biết điều gì ?
HS: Trả lời
GV: x R vậy x có thể là những số nào ?
HS: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ.
GV: Cho ví dụ về số thực ?
HS nêu ví dụ.
GV: (Chốt lại) Số thực chỉ là tên gọi chung của số hữu tỉ và số vô tỉ. Một số thực bất kỳ có thể là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần nếu nó là số hữu tỉ, hoặc là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nếu nó là số vô tỉ.
GV: Nói và ghi bảng 
HS: Theo dõi.
GV: Muốn so sánh 2 số hữu tỉ với nhau ta làm như thế nào ?
HS: Đưa về dạng phân số hợăc số thập phân.
GV: Vậy muốn so sánh 2 số thực ta làm như thế nào ?
HS: Đưa về số thập phân rồi so sánh.
GV: Nếu 2 số thực đều là số âm ta so sánh 2 số dương sau đó lấy dấu ngược lại.
GV: Cho học sinh làm ?2
HS: 2 HS lên bảng 
GV: Nếu a,b R+ , a>b thì liệu> không ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Trục số thực
GV:Tại sao gọi là trục số thực mà không gọi là trục số hữu tỉ hay trục số vô tỉ ?
HS: Suy nghĩ.
GV: Để hiểu rõ chúng ta xét bài toán. HS: Theo dõi.
GV: Quan sát hình 6b rồi cho biết người ta biểu diễn như thế nào ?
HS: Trả lời dựa vào SGK.
GV: Qua bài toán này em rút ra những nhận xét gì về trục số ?
HS: Nêu nhận xét (SGK).
GV: Bằng phương pháp hình học người ta cũng biểu diễn được ,,...trên trục số. Điều đó chứng tỏ điều gì ?
HS: Không phải mỗi điểm trên trục đều biểu diễn một số hữu tỉ hay tập hợp số hữu tỉ thì không thể lấp đầy trục số.
GV: Chính vì vậy trục số có tên gọi là trục số thực.
1/ Số thực (17’)
*Ví dụ: ; -; 0; ; -;; 3; -3 là những số thực.
 a/Khái niệm:- Số thực là tên gọi chung cho số hữu tỉ và số vô tỉ.
Tập hợp số thực ký hiệu là R
Chú ý: Cách viết x R cho biết x là số thực.
Ví dụ:3R; 2,5R;2,3(6)R;R.
*/ So sánh số thực: (10’)
Với 2 số thực bất kỳ ta luôn có x=y, hoặc x>y hoặc x<y.
Ví dụ: 0,3192...< 0,32(5)
Ví dụ: -1,2345...và –1,2346
Ta có 1,2345... < 1,2346...
 -1,2345... > -1,2346...
?2 2,(35) = 2,3535...
 2,3535... < 2,369121518
b/ - = -0,(63)
Chú ý: Với a,b là 2 số thực dương nếu a>b thì >
2/ Trục số thực: (10’)
Biểu diễn trên trục số.
Nhận xét: (SGK)	
4. Củng cố: (6')
-Bài tập 87(SGK); 88,89 (SGK)
GV (chốt lại) NZQR
 I R
 RI = Q
 QI = 
5. Dặn dò: (5')
Bài tập 90,91,92 (SGK)
HD bài 90: C1: Đưa về số thập phân để tính.
 C2: Đưa về phân số để tính. 
-Dùng máy tính tính lại để kiểm tra đáp số.
Bài ra dành cho học sinh khá,giỏi.
 Không dùng MTBT, hãy so sánh:
 + với 
 HD: So sánh với 
 	với 
 với 
-Tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI7TIET18CUC CHUAN.doc