§6. MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ
I./Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức cơ bản
-Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
-Biết vẽ hệ trục toạ độ.
-Biết xác định toạ độ một điểm trong mặt phẳng toạ độ. Biết toạ độ, hoành độ, tung độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ.
2.Kĩ năng kĩ xảo
-Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
3. Thái độ nhận thức
Thấy được ứng với mỗi điểm trong mặt phẳng có một toạ độ
II./Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV: SGK, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
2. HS: Thước thẳng, SGK, dụng cụ học tập
Tuần 15 Ngày soạn :30/11/2007 Tiết 31 Ngày dạy :11/12/2007 §6. MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ I./Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức cơ bản -Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. -Biết vẽ hệ trục toạ độ. -Biết xác định toạ độ một điểm trong mặt phẳng toạ độ. Biết toạ độ, hoành độ, tung độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ. 2.Kĩ năng kĩ xảo -Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. 3. Thái độ nhận thức Thấy được ứng với mỗi điểm trong mặt phẳng có một toạ độ II./Chuẩn bị của GV và HS: 1.GV: SGK, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Thước thẳng, SGK, dụng cụ học tập III./Các hoạt động trên lớp: 1./Ổn định lớp: 2./Kiểm tra bài cũ: 3./Giảng bài mới: TG Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề Làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng Giới thiệu qua hai ví dụ để có khái niệm về mặt phẳng toạ độ Để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng hai số. Làm thế nào để có hai số đó? -HS nghe GV giảng và quan sát Hình 15 SGK có khái niệm ban đầu về mặt phẳng toạ độ. Vd1 : Mỗi địa điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi hai số (toạ độ địa lí) là kinh độ và vĩ độ. Chẳng hạn : toạ độ địa lí của mũi Cà Mau là : 104o40’Đ, 8o30’B Vd2 : Số ghế của vé xem phim là H1. Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế, số 1 chỉ số thứ tự ghế trong dãy. Cặp gồm một chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ Hai trục số Ox, Oy như thế nào ? Ta có hệ trục toạ độ Oxy Ox nằm ngang Oy thẳng đứng - Hai trục toạ độ chia mặt phẳng thành 4 góc : góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều quay của kim đồng hồ Các đơn vị dài trên hai trục toạ độ được chọn bằng nhau Ứng với mỗi điểm trong mặt phẳng toạ độ sẽ có một toạ độ riêng Vuông góc nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số HS nghe GV giảng và vẽ hình 16 SGK. HS ghi những phần cần thiết vào vở. -Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ +Ox gọi là trục hoành +Oy gọi là trục tung Điểm O gọi là gốc toạ độ Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ Từ P kẻ các đường thẳng vuông góc với các trục toạ độ Các đường thẳng này cắt trục hoành tại điểm nào và trục tung tại điểm nào ? (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P. Kí hiệu : P(1,5;3) Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P Đặt yêu cầu ?1 (gọi hs lên bảng) Đặt yêu cầu ?2 Các đường thẳng này cắt trục hoành tại điểm 1,5 và trục tung tại điểm 3 O(0,0) Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ : (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P. Kí hiệu : P(1,5;3) Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P Trên mặt phẳng toạ độ : + Mỗi điểm M xác định một cặp số (xo, yo). Ngược lại, mỗi cặp số (xo, yo) xác định một điểm M + Cặp số (xo, yo) gọi là toạ độ của điểm M, xo là hoành độ và yo là tung độ của điểm M Hoạt động 4: Luyện tập & củng cố Hãy làm bài 32 trang 67 -Gọi HS lên bảng vẽ hình a) M(-3;2)N(2;-3) P(0;-2)Q(-2;0) b) Hoành độ điểm này là tung độ của điểm kia và ngược lại Bài 32 trang 67 SGK Bài 33 trang 67 SGK Hướng dẫn nhà: Học bài, làm bài tập: 34, 35, 36, 37, 38 trang 68 SGK Đọc “Có thể em chưa biết” ở trang 69. Tiết sau luyện tập. BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: