I. MỤC TIÊU:
+ Về kiến thức: HS có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.
+ Về kỹ năng: Nắm vững và biết vận dụng các qui ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.
+ Có ý thức vận dụng các qui ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.
II. II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Thứ 2, ngày 26 tháng 9 năm 1201. Tiết 14: §10. LÀM TRÒN SỐ MỤC TIÊU: + Về kiến thức: HS có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn. + Về kỹ năng: Nắm vững và biết vận dụng các qui ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài. + Có ý thức vận dụng các qui ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày. II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph) Chứng tỏ rằng 0,(37) + 0,(62) = 1 Bài tập: Một trường học có 425 HS, Số HS khá giỏi có 302 em. Tính tỉ số phần trăm HS khá giỏi của trường đó. Trong BT này ta thấy tỉ số phần trăm số HS khá giỏi của trường là một số thập phân vô hạn. Để dễ nhớ, dễ so sánh, tính toán người ta thường làm tròn số. Vậy làm tròn số như thế nào? HS thực hiện Tỉ số phần trăm HS khá giỏi là: = 71,058823 % Hoạt động 2. VÍ DỤ (15 ph) - Đưa VD về các số được làm tròn trong thực tế lên bảng phụ: Như số HS tốt nghiệp THCS năm học 2002-2003 toàn quốc là hơn 1,35 triệu HS. - Vậy thực tế việc làm tròn số được dùng rất nhiều. - Nêu thêm một số ví dụ thực tế khác. GV: Như vậy qua thực tế, ta thấy việc làm tròn số được dùng rất nhiều trong đời sống, nó giúp ta dễ nhớ, dễ so sánh, còn giúp ta ước lượng nhanh kết quả các phép toán. - Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị. - Vẽ trục số lên bảng. VD vế các số được làm tròn trong thực tế lên bảng phụ: Như số HS tốt nghiệp THCS năm học 2002-2003 toàn quốc là hơn 1,35 triệu HS. - Vẽ trục số 4 4,3 4,9 5 6 - Yêu cầu HS biểu diễn các số 4,3 và 4,9 lên trục số. - Hãy nhận xét 4,3 gần số nguyên nào nhất? 4,9 gần số nguyên nào nhất? - Để làm tròn các thập phân trên đến hàng đơn vị, ta viết như sau: 4,3 » 4; 4,9 » 5 Kí hiệu “»” đọc “gần bằng” hoặc “xấp xỉ” Vậy để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị, ta lấy số nguyên nào? - Yêu cầu làm ?1 (Chú ý: ở đây làm tròn 4,5 đến hàng đơn vị có thể nhận 2 kết quả vì 4,5 cách đều cả 2 số 4 và 5. Tình huống này dẫn đến nhu cầu phải có quy ước về làm tròn số để có kết quả duy nhất: Quy ước 4,5 » 5) - Yêu cầu đọc VD 2 và giải thích cách làm. - Yêu cầu đọc VD 3. - Hỏi: Phải giữ lại mấy chữ số thập phân ở kết quả? - Yêu cầu giải thích cách làm. - 1 HS lên bản biểu diễn số 4,3 và 4,9 trên trục số. HS: 4,3 gần số 4 nhất. số 4,9 gần số 5 nhất. HS: Lấy số nguyên gần số đó nhất. - HS lên bảng điền vào ô trống của ?1 5,4 » ; 5,8 » ; 4,5 » ; 4,5 » - Qui ước: 4,5 » 5 - VD2 : Giải thích: vì 72900 gần 73000 hơn 72000. VD3: - Phải giữ lại 3 chữ số thập phân. - Giải thích: Do 0,8134 gần với 0,813 hơn là 0,814. Hoạt động 2. QUY ƯỚC LÀM TRÒN SỐ (15 ph) Trên cơ sở các vị dụ như trên, người ta đưa ra 2 quy ước làm tròn số như sau: - Yêu cầu HS đọc quy ước 1 SGK. - GV nêu ví dụ SGK + Dùng bút chì vạch 1 nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi: 86,1 49. - Thấy chữ số đầu tiên bỏ đi là nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên phần còn lại, trường hợp phần bỏ đi là số nguyên thì thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0. - Yêu cầu đọc trường hợp 2. - Yêu cầu làm theo VD SGK. - Yêu cầu làm?2 SGK -Gọi 3 HS đọc kết quả. Cho HS làm bài tập 73; 74 SGK *86,149 » 86,1 *542 » 540 - TH1: Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi là < 5 thì giữ nguyên phần còn lại, phần bỏ đi là số nguyên thì thêm chữ số 0. - Trường hợp 2 0,0861 » 0,09; 1573 » 1600 (tròn trăm) -?2: a)79,3826 » 79,383 b)79,3826 » 79,38 c)79,3826 » 79,4 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Nắm vững hai qui ước của phép làm tròn số. - BTVN: 76, 77, 78, 79 trang 37, 38 SGK; số 93, 94, 95 trang 16 SBT. - Tiết sau mang máy tính bỏ túi, thước dây hoặc thước cuộn.
Tài liệu đính kèm: