Giáo án dạy Đại số 7 tiết 53: Đơn thức

Giáo án dạy Đại số 7 tiết 53: Đơn thức

Tiết 53. Đ3. ĐƠN THỨC.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Biết các khái niệm đơn thức, bậc của đơn thức một biến.

- Lấy được ví dụ về một đơn thức.

2. Kĩ năng.

- Biết thu gọn đơn thức, phân biệt được phần hệ số và phần biến của một đơn thức.

- Biết xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức.

3. Thái độ.

- Hợp tác, tích cực, hứng thú học tập bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 7 tiết 53: Đơn thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: / /2011
Ngày giảng:7A / /2011
 7B / /2011
Tiết 53. Đ3. Đơn thức.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết các khái niệm đơn thức, bậc của đơn thức một biến.
- Lấy được ví dụ về một đơn thức.
2. Kĩ năng.
- Biết thu gọn đơn thức, phân biệt được phần hệ số và phần biến của một đơn thức.
- Biết xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức.
3. Thái độ.
- Hợp tác, tích cực, hứng thú học tập bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ.
HS:
II. Tổ chức giờ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Khởi động. ( 8’)
 Đưa ra bảng phụ yêu cầu sau:
Cho các biểu thức đại số: 4xy2; 3x- 2y; x2y2(-x); 5(x + y); ; -2x2y; 2x2(-y3x); ; -6.
Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm:
 Nhóm 1: Gồm những biểu thức đại số mà các phép toán thực hiện trên các biến chỉ là phép nhân hoặc luỹ thừa.
Nhóm 2: Gồm các biểu thức còn lại.
 Chữa bài làm của HS các nhóm và bài làm của 2 HS trên bảng ị Chốt giới thiệu các ví dụ về đơn thức (lấy luôn các BTĐS có thuộc nhóm một làm VD)
GV giới thiệu một số VD về đơn thức.
 ị ĐVĐ: Em hiểu thế nào là đơn thức? Pbiểu ĐN đơn thức? ị Vào bài mới
Hoạt động nhóm đ cử đại diện ghi kết quả vào giấy trong hoặc bảng phụ nhóm. 
 2 HS lên bảng làm.
Nhận xét miệng
HS lắng nghe và suy nghĩ.
Hoạt động 1. Đơn thức là gì ? ( 12’)
- Mục tiêu :
 Biết khái niệm đơn thức một biến.
 Lấy được ví dụ về một đơn thức.
- Đô dùng dạy học :
 Bảng phụ
- Cách tiến hành :
 Treo bảng phụ viết ĐN đơn thức SGK/31 ( Bổ xung vào ĐN: "Vì với số mũ không âm"
 Vậy; -6 có được gọi là một đơn thức không? Vì sao ? đ GV chốt: Đúng như vậy, người ta qui ước mỗi số thực là một một đơn thức đ Giới thiệu chú ý SGK/31 (phần đóng khung thứ 2).
 Hãy cho 3 VD về đơn thức?
 Viết lên bảng phụ yêu cầu: Bạn Nam cho rằng các biểu thức đại số sau là đơn thức (a,b là hằng).
Bạn Nam viết đúng hay sai
* Kết luận : Đơn thức là gì ? Hãy cho một số ví dụ về đơn thức ?
I. Đơn thức
* Ví dụ: 
4xy2; x2y3(-x); 2x2y; 2x2(-)y3x; -6; gọi là các đơn thức.
* Định nghĩa: SGK/31
Trả lời: có là đơn thức vì = x0 ;
 -6 = -6x0
đRút ra chú ý SGK/31.
* Chú ý: số 0 được gọi là đơn thức không.
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2. Đơn thức thu gọn.( 10’)
- Mục tiêu :
 Biết thu gọn đơn thức, phân biệt được phần hệ số và phần biến của một đơn thức.
- Đô dùng dạy học :
- Cách tiến hành :
 Cho hai đơn thức: 5 x2yx, 9x6y3
 Nhận xét sự có mặt các biến trong các đơn thức trên. 
 Đơn thức 9x6y3 là đơn thức thu gọn đ Thế nào là đơn thức thu gọn ?
 Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn ? 
* Kết luận : Muốn xác định hệ số, phần biến của 1 đơn thức đ chỉ xét khi đơn thức đã thu gọn.
II. Đơn thức thu gọn.
 Xét đơn thức 9x6y3 
Các biến x,y có mặt một lần dưới dạng luỹ thừa
Đơn thức 9x6y3 là đơn thức thu gọn.
9: là hệ số
x6y3: phần biến
Một HS lên bảng làm
Ví dụ 1: 5y2z4, 7x5y2 là các đơn thức thu gọn.
Ví dụ 2: 5 x2yx; 3xy5y2 không phải là các đơn thức thu gọn.
 Chú ý: SGK/31
HS lắng nghe và khắc sâu.
Hoạt động 3. Bậc của một đơn thức. ( 7’)
- Mục tiêu :
 Biết các khái niệm bậc của đơn thức một biến.
 Biết xác định bậc của một đơn thức.
- Đô dùng dạy học :
- Cách tiến hành :
 GV cho HS đọc Sgk, phân tích ví dụ như SGK/31. 
 Bậc của một đơn thức là gì ?
Yêu cầu HS ghi nhớ các khái niệm quy ước được in nghiêng SGK/31 đ Lưu ý: chỉ tìm bậc của đơn thức khi đã thu gọn.
* Kết luận : Bậc của một đơn thức là gì ?
III. Bậc của một đơn thức:
* VD: Trong đơn thức 2x2y3z4
Biến x có số mũ là 2, biến y có số mũ là 3, biến z có số mũ là 4.
Tổng các số mũ: 2 + 3 + 4 = 9
Ta nói 9 là bậc của đơn thức 2x2y3z4
HS tự rút ra khái niệm bậc của một đơn thức.
* Ghi nhớ: SGK/31
Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0
Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 4. Nhân hai đơn thức. ( 5’)
- Mục tiêu :
 Biết nhân hai đơn thức.
- Đô dùng dạy học :
- Cách tiến hành :
GV đưa lên bảng VD : Cho hai biểu thức
A = 52.76 ;
B =53.74
 Thực hiện phép nhân A với B
 Tương tự hãy nhân hai đơn thức 2x2y và 5 x3y2
 Yêu cầu học sinh làm ?3 (Tr 32/ SGK)
* Kết luận : Muốn nhận hai đơn thức với nhau ta làm như thế nào ?
IV. Nhân hai đơn thức
Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
52.76 . 53.74 = (52.53). (76. 74)= 55.710
Ví dụ: nhân hai đơn thức 2x2y và 5 x3y2
 (2x2y) . (5 x3y2) = (2.5).(x2.x3).(y.y2)=10 x5y3
Đơn thức 10 x5y3 là tích của hai đơn thức 2x2y và 5 x3y2
Chú ý : SGK / 32
?3 
 Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 (-x3 ). (-8xy2) = . (x3.x.y2) = 2x4y2
Trả lời : Ta nhân các hệ số với nhau, các phần biến với nhau. 
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. ( 3’)
- Tổng kết :
 Đơn thức là gì ? Hãy cho một số ví dụ về đơn thức ?
 Bậc của một đơn thức là gì ?
 Muốn nhận hai đơn thức với nhau ta làm như thế nào ?
- Hướng dẫn học tập ở nhà :
Nắm vững lý thuyết (SGK kết hợp với vở ghi).
Làm bài tập 10,12,13(b), 14 (SGK/32)
 Chuẩn bị tiết sau : Đơn thức đồng dạng.

Tài liệu đính kèm:

  • doct53.doc