TIẾT 1- BÀI 1
SỐNG GIẢN DỊ
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Qua bài dạy giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao lại phải sống giản dị. Qua đó hình thành cho hình thàh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. Giúp học sinh tự đánh giá hàn vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
B- THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
- Những tấm gương về lối sống giản dị.
- Những câu chuyện về lối sống giản dị.
Ngày soạn: 27/08/2010 Tiết 1- Bài 1 Sống giản dị A- Mục tiêu cần đạt - Qua bài dạy giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao lại phải sống giản dị. Qua đó hình thành cho hình thàh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. Giúp học sinh tự đánh giá hàn vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án. - Những tấm gương về lối sống giản dị. - Những câu chuyện về lối sống giản dị. 2. Học sinh: - SGK GDCD lớp 7. - Đọc và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh. III. Đặt vấn đề: - Người ta thường yêu thích gần gũi những con người sống giản dị, chân thật. Vậy sống giản dị là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu . IV. Hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đọc 1 lần. đ Gọi học sinh đọc 3 lần. H. Truyện đọc nói về ai? Vấn đề gì? H. Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác trong truyện đọc này? H. Ngoài những cử chỉ tác phong trong truyện em có biết Bác ở lối sông sgiản dị này ở đâu nữa không? - GV dọc một đoạn thơ trong bài “Theo I. Truyện đọc: Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập - Nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. - Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mủ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su. - Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào. - Thái độ thân mật như người cha đối với người con. - Câu nói đơn giản: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” - trong truyện, trong thơ nói về Bác. chân Bác”của nhà thơ Tố Hữu. H Theo em trang phục, lời nói, hành vi đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của mọi người? H. Em hãy liên hệ thực tế về lối sống giản dị? H. Sống giản dị khác với sống không giản dị ở chổ nào? H. Vậy chúng ta phải sống như thế nào? đ GV tiểu kết ý. H Sống giản dị có ý nghĩa gì cho bản thân, gia đình và xã hội? H Qua tìm hiểu truyện, em hiểu sống giản dị là sống như thế nào? - Làm cho mọi người gần gủi như cha con - Học sinh có thể nêu một số gương sống giản dị. - Đó là: + Sống xa hoa, lảng phí... + Sống cầu kì, kiểu cách, chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bề ngoài. - Học sinh thảo luận nhóm và đại diện trả lời. - Tác dụng và ý nghĩa: + Tránh lảng phí, tốn kém. + Tiết kiệm được vật chất. + Tăng thêm bạn bè, gần gủi vơí mọi người. II. Nội dung bài học. a. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảch của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chổ: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thưc bên ngoài b. Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, người sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến cảm phục mọi người. III. Luyện tập. Bài tập 1. Đọc câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Danh ngôn: “Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị” Bài tập 2. a. Trong các tranh sau (SGK) tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao em biết? Trả lời: Tranh 3. b. Trong các biểu hiện sau (SGK) biểu hiện nào nói lên tính giản dị? Trả lời: Biểu hiện 2,5. H. Em hãy tìm thêm một số biểu hiện của việc sống giản dị? HS: Tìm bằng hình thức thảo luận nhóm và trình bày. H. Theo em học sinhcần phải làm gì để có lối sống giản dị? HS: Phải rèn luyện, phải học tập. E. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: 1. Củng cố : - Đọc lại truyện một lần. - Đọc nội dung bài học. - Phân tích câu tục ngữ. 2. Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững nội dung bài học. - Tìm một số câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về giản dị. - Tìm hiểu trước bài “Trung thực”. Ngày soạn: 10/09/2007 Tiết 2- Bài 2 Trung thực A- Mục tiêu cần đạt - Qua bài dạy giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và và vì sao phải trung thực. - Hình thành ở học sinh thái đọ quý trọng , ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực. - Giúp học sinh phân biệt được các hành vi trung thực và không trung thực từ đó rèn luyện cho mình trở thành người trung thực. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án. - Một số mẫu chuyện và gương trung thực. 2. Học sinh: - SGK GDCD lớp 7. - Học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: H. Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị đối lập với lối sống nào? H. Em hãy nêu một số gương có lối sống giản dị? Em học tập được điều gì ở họ? III. Đặt vấn đề: - Giáo viên nêu yêu cầu và ý nghĩa của sống trung thực. IV. Hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên giải thích từ “Công minh” “Chính trực” - Gọi học sinh đọc truyện (3 lần) H. Truyện đã kể lại điều gì? Về ai? H. Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào đối với Bramantơ? H. Nhưng ông lạiđánh giá về Bramantơ như thế nào? Câu nào? H. Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? I. Truyện đọc: Sự công minh chính trực của một nhân tài - Chú ý 2 nhân vật: + Mi-ken-lăng-giơ. + Bramantơ - HS trả lời: - GV ghi tóm tát: + Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại sự nghiệp của ông. - Đánh giá cao và khẳn định: Bramantơ thật vĩ đại, không một cai thời cổ có theer sánh được. - Học sinh thảo luận theo bàn đ Đại diện trả lời sau khi thảo luận: + Vì ông là người sống thẳng thắn luôn tôn trọng và nói lên sự thật không để tình cảm cá nhân chi phối và làm mất tính H. qua cách xử sự đó, em có thể đánh giá Mi-ken-lăng-giơ là người như thế nào? H. Nếu như em và một bạn khác là kình địch của nhau thì em sẽ xử sự như thế nào trong điều kiện ấy? H. Em hãy kể về một vài gương sống trung thực nào? H. Sống trung thực đối lập với lối sống naog? Nó có lợi và có hại như thế nào trong hai lối sống đó? - GV tóm tắt ý bổ sung một số hành vi. H. Trong học sinh của chúng ta bạn nào là gương sống trung thực và biểu hiện của lối sống đó như thế nào? H. Trung thực biểu hiện ở đâu khi nào? H. Qua tìm hiểu truyện em hãy cho biết trung thực là gì? - GV chốt lại nội dung bài học. khách quan. - Ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực. - HS tự suy nghĩ và tự đặt mình vào tình huống ấy để trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời. - Học sinh nêu: - GV gợi ý: + Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối. + Trong quan hẹ với mọi người: Không nói xấu nhau, không tranh công, đỡ lỗi cho người khác, dũng cảm nhậ khuyết điểm khi mìh có lỗi. + Trong hành động: Bênh vực, bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải, phê phán cái xấu. - Biểu hiện ở nhiều khía cạnh , ở nhiều nơi và trong mọi hành động của mình. - HS trả lời. II. Nội dung bài học a. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng , thật thà và dủng cảm nhận lỗi khi mình mắc phải. b. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người: Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người quý mến. 1. Cho học sinh đọc phần nội dung bài học và đọc câu tục ngữ, danh ngôn. 2. Làm bài tập trong SGK. H. Trong những hành vi sau (SGK) hành vi nào thể hiện tính trung thực? H. Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo. Em thấy đó có phải là thiếu trung thực không? H. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày? - GV kết luận và chấm điểm. III. Luyện tập Bài tập a. - HS tìm và khẳng đinh: (4) Thẳng thắn phê bình. (5) Dũng cảm nhận lài. (6) Nhặt được của rơi trả người đánh mất. Bài tập b: - Học sinh thao luận nhóm. - GV phân tích: Đó là biểu hiện tính nhân đạo, lòng nhân đậo giữa con người với con người. Luôn muốn người bệnh sống lạc quan. - Học sinh thảo luận nhóm và treo bảng phụ. E. Hướng dẫn học ở nhà: 1. Nắm vững nội dung bài học. 2. Làm bài tập d và đ 3. Tìm một số hành vi mà em cho không trung thực trong học tập mà em biết. 4. Xem trước bài “Tự trọng” Ngày soạn: 17/09/2007 Tiết 3 - Bài 3 Tự trọng A- Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng. Vì sao cần phải có lòng tự trọng. - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào trong cuộc sống. - Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án. - Một số mẫu chuyện và gương tự trọng. 2. Học sinh: - SGK GDCD lớp 7. - Học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: H. Thế nào là sống trung thực? Trung thực đối lập với lối sống nào? H. Em hãy trình bày bài tập về nhà ? Tìm những gương trung thực? Em học tập được điều gì ở những tấm gương đó? - Học sinh trả lời. - Cho học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét bổ sung và cho điểm. III. Đặt vấn đề: - Giáo viên giới thiệu bài bằng một câu chuyện về tự trọng. đ GV ghi mục bài lên bảng. IV. Hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạtđộng của học sinh - Gv đọc 1 lần toàn truyện. - Gọi học sinh đọc truyện. H. TRuyện kể lại điều gì? về ai? H. Rô be đã hành động gì? Vì sao Rô be lại làm như vậy? H. Theo em việc làm đó thể hiện đức tính gì? H. Em có nhận xét gì về hành động đó? H. Hành động của Rôbe tác động như thế nào đến tác giả những chi tiết nào thể hiện điêù đó? H. Vây em thấy Rô be là người như thế nào? H. Vậy tự trọng là gì? Gv gọi h/s đọc. H. Em hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào? - Gv phân tích ý nghĩa. H. Hãy thảo luận, tìm hiểu xem những người những hành vi như thế nào là tự trọng? Bài tập a. H. Hãy đọc yêu cầu của bài tập a? Bài tập b. Nêu yêu cầu của bài tập? Bài tập c: Theo em cần phải làm gì để rèn luyện ? I. Phân tích truyện. Một tâm hồn cao thượng - Truyện kể về cậu bé Rô-be đ Trung thực, tôn trọng. H/s trả lời đ GV nêu mấy nét. - Hành động của Rô be: + Là em bé mồ côi nghèo đi bán diêm. + Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua. + Không thể đem trả lại cho người mua – vì bị chẹt xe. + Sai em mình là Sác lây đến trả lại. + Rô be làm như vậy là vì em muốn giữ lại lời hứa. + Không muốn làm người khác nghĩ mình nghèo nàn dối trá, không muốn người khác khi thường, xúc phạm đến danh dự của mình. đ Đó là người có ... tròn nghĩa vụ của địa phương đối với nhà nước - Giám sát họat động của thường trực HĐND,UBND xã (phường, thị trấn) giám sát việc thực hiện nghị quyết. - Quốc hội. - HĐND bầu ra. * UBND: - Quản lí nhà nước ở địa phươngvề các lĩnh vực đất đai nông nghiệ, công nghiêp, lâm nghiệp, văn hóa giáo dục, y tế... - Tuyên truyền và giáo dục, pháp luật. - đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. - Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản. - Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. đ Học sinh tự tìm hiểu và trình bày. đ H/s trả lời: - GV cho h/s biết: + HĐND: + UBND: phường ta như thế nào không? đ H/s có thể chưa hiểu. GV nêu và nét qua sự tìm hiểu của mình ở cán bộ phường. IV. Củng cố bài: - Hãy cho biết bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm những cơ quan nào? - Nói rõ nhiệm vụ của mỗi cấp? - Theo em trong những câu trả lời dưới đây câu nào đúng? a. UBND do trựng tiếp bầu ra. b. UBND do HĐND trực tiếp bầu ra. V. Hướng dẫn học bài ở nhà: 1. Tiếp tục tìm hiểu bộ máy nhà nước cấp cơ sở. 2. Xem lại nội dung bài học (SGK) 3. Tìm hiểu về những việc làm lớn cảu UBND xã (PHường) dể nâng cao đời sống của nhân dân (qua người có trách nhiệm và qua cha, mẹ, anh, chị). Ngày soạn: 18/04/2009 Tiết 32 Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (Xã, phường, Thị trấn) A. Mục tiêu cần đạt: - Tiếp tục giúp học sinh hiểu hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp cơ sở, học sinh hiểu được những đường lối, chính sách lớn của nhà nước cấp cơ sở, tự hào về quê hương, có ý thức tôn trọng và bảo vệ cán bộ xã (phường) B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: Đồ dùng và tài liệu giảng dạy, Hiến pháp năm 92, 93 sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở. 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: Kiểm tra viết 15 phút H.Nêu rõ sự phân công bộ máy nhà nước? HĐND cấp tĩnh huyện do ai bầu ra? Có nhiệm vụ gì? HS làm nhanh 15 phút đ Giáo viên thu bài và chuyển tiếp tiết 2 III. Bài mới: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (Phường, xã) (Tiếp). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi học sinh đọc lại phần nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND xã... H. Nhắc lại nhiệm vụ của các cơ quan đó? H. Em hãy nêu một số việc làm của gia đình trong việc thực hiện những quy định của địa phương? H. ủy ban nhân dân xã (phường) giao việc bảo đảm trật tự an ninh cho cơ quan nào? H. Em có thể cho biết, em hiểu gì về những chủ trương lớn của xã (phường)? H. Trong 2 tiết học em cần nắm những vấn đề gì? GV gọi học sinh đọc nội dung bài học 2 lần. - Học sinh nhắc lại. đ Học sinh nêu: VD: - Nộp tô thuế nhà đất. - Chấp hành nghĩa vụ quân sự... - Công an xã (phường). - Học sinh có thể nêu không cụ thể hoặc không biết. - Giáo viên nêu 1 số nét lớn về phường Đại Nài. - Học sinh trả lời đ Giáo viên khắc sâu nội dung bài học: - Bộ máy nàh nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) liên quan trực tiếp, gần gũi nhất với công dân có hai cơ quan lớn: + HĐND (xã, phường, thị trấn) + UBND (xã, phường, thị trấn) - HĐND do nhân dân bầu ra. - UBND do HĐND bầu ra. - Chịu trách nhiệm trước dan về mọi mặt Luyện tập Bài tập a: Đã làm trong nội dung bài dạy. Bài tập b: Những câu trả lời nào dưới đây là đúng: - UBND xã phường do nhân dân trực tiếp bầu ra. - UBND xã phường do HHĐND trực tiếp bầu ra. đ Đáp án đúng là (b) Bài tập c: Em hãy chọn các mục ở cột A tương ứng với cột B A – Việc cần giải quyết B – Cơ quan giải quyết Đăng kí hộ khẩu Cơ quan công an Khai báo tạm trú UBND xã Khai báo tạm vắng Trường học Đăng kí kết hôn Trạm y tế (Bệnh viện) Xin giấy khai sinh Sao giấy khai sinh Xác nhận lý lịch Xin sổ khám bệnh Xác nhận bảng điểm học tập E. Hướng dẫn học ở nhà: 1. Tiếp tục nắm vững bài học đã học. 2. Tìm hiểu một số vấn đề lớn ở địa phương (Kinh tế, văn hóa, an ninh) 3. Chuẩn bị tốt ôn tập. 4. Tìm hiểu luật an toàn giao thông. Ngày soạn: 03/05/2006 Ngày dạy: 05/05/2006 Tiết 33 Ôn tập học kỳ II A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ II. Từ đó khắc sâu hơn, nâng cao hơn về kiến thức GDCD cho các em - Chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra học kỳ. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: Soạn bài trước khi lên lớp. 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: ( kết hợp trong giờ ôn tập) III. Bài mới: Ôn tập I. Hệ thống những bài đã học trong học kỳ II. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H. Em hãy nhắc tên các bài đã học trong chương trình kỳ hai? II Nội dung đã học: H. Trong các bài đó, em thu nhận được gì về kiến thức, về thái độ? H. Hãy nhắc lại cụ thể một số kiến thức đã học? H. Liên hệ bản thân em sau khi đã học môn GDCD? III Luyện tập. 1. Nhận xét về tình hình môi trường hiện nay của địa phương ta? 2. Trách nhiệm của học sinh ta? 3. Viết một bài văn ngắn có chủ đề là môi trường: + Học sinh kể mục bài: +GV ghi lên góc bảng: 7 bài ( 17 tiết cả kiểm tra) 1. Biết sống và làm việc theo kế hoạch 2. Hiểu được quyền của trẻ em do hiến pháp, pháp luật của nước ta và công ước quốc tế quy định. 3. Biết thêm giá trị về môi trường, thực trạng môi trường, hiện nay và ý thức bảo vệ làm đẹp môi trường. 4. Hiểu được giá trị và các loại di sản văn hóa ý thức tôn trọng và bảo vệ, tôn tạo thêm. 5. Hiểu được tôn giáo, tín ngưỡng và quyền của nó. 6. Hiểu được những nét cơ bản về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. - GV nêu câu hỏi. - HS trả lời phần nội dung. - HS liên hệ mình đã thực hiện được những gì bổ ích. Cần khắc phục những gì? - GV bổ sung nhận xét. - Học sinh thảo luận, đại diện trả lời. - GV nhận xét * Gợi ý: - Môi trường với đời sống con người. - Môi trường hiện nay. - Làm gì để bảo vệ môi trường. VI. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm 2. Trọng tâm là các bài : 14,15, 17, 18. Ngày soạn: 16/05/2009 Tiết 34 Kiểm tra học kỳ II A. Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ kiểm tra học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức. - Cũng qua đó giáo viên đánh giá, phân loại trình độ của học sinh chính xác hơn. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: Giáo viên ra đề và phô tô 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: III. Bài mới: Kiểm tra 1 tiết Phần trắc nghiệm khách quan: I. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu dòng mà em cho là đúng trong các câu sau Câu 1: Trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm và phá hũy môi trường? A. Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ. B. Săn bắt động vật quý hiếm. C. Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước. D. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Câu 2: Trong các di sản sau, di sản nào được unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Vịnh Hạ Long. B. Động Phong Nha. C. Phố Cổ Hội An. D. Di sản văn hóa Mĩ Sơn. Đ. Tất cả các đáp án trên. Câu 3: Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Động Phong Nha. B. Múa rối nước. C. Lễ hội Đền Hùng. D. Trang phục áo dài Việt Nam. Câu 4: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm nào? A. 1930. B. 1945. C. 1954. D. 1957 . Câu 5: Quốc Hội do: A. Nhân dân bầu ra. B. Chủ tịch nước bầu ra. C. Nhà nước bầu ra. II. Vẽ sơ đồ phân công bộ máy nhà nước? ( Vẽ phía sau bài) Phần tự luận: Câu 1. Quốc hội có nhiệm vụ gì? Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn nhận xét về môi trường hiện nay ở địa phương ta và nêu trách nhiệm của em? II. Yêu cầu: A. Phần trắc nghiệm học sinh làm đúng. I. Đáp án đúng là: C1: A, B, C C 2: Đ C 3: B, C C 4: B C 5: A II. Vẽ đúng sơ đồ phân công B. Phần tự luận: - Nêu được nhiệm vụ của Quốc Hội. - Viết 1 đoạn văn nêu nhận xét môi trường và trách nhiệm của mình. Ngày soạn: .../.../2009 Tiết Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ thực hành ngoại khóa giúp học sinh hiểu được một số vấn đề của địa phương mà bức xúc hiện nay là vấn đề an toàn giao thông. Từ đó học sinh biết thêm một số quy định và có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. B- Thiết bị và tài liệu: 1. Giáo viên: - Soạn bài trước khi lên lớp. - Bảng hệ thống biển báo của giao thông đường bộ - Sách luật lệ giao thông. - Một số thông tin sự kiện về giao thông. 2. Học sinh: - Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: I. ổn định: II.Bài củ: H. Em hãy vẽ trên bảng về sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước? III. Bài mới: I. Tìm hiểu về an toàn giao thông: - Giáo viên nêu tình hình an toàn giao thông hiện nay của nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. (Có tài liệu mượn ở công an thành phố) II. Nêu cụ thể luật giao thông đường bộ, các tuyến đường của thành phố. * Các tuyến đường: - 5 tuyến đường tỉnh lộ. - 42 ngã ba, ngã tư. - 1 chợ trung tâm. - 12 chợ các phường xã. - 1 bến xe trung tâm. - Có rất nhiều xe khách, xe tải. * Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường. * ý thức của mọi người chưa tốt. III. Hậu quả: - Tính đến dầu năm 2004: 325 vụ. Chết: 248 người. H. Nguyên nhân chính? - Học sinh thảo luận - Giáo viên rút ra. * Nguyên nhân: 1. Người tham gia giao thông chưa ý thức được. H. Muốn giảm tai nạn giao thông ta phải làm gì? H. Vậy em hiểu luật giao thông là gì? H. Bao gồm luật giao thông nào? H. Người đi xe đạp phải chú ý gì? H. Liên hệ bản thân em trong vấn đề này? 2. Người điều khiển xe còn uống rượu,Không làm chủ tốc độ. 3. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường(đã được giảm thiểu ở những vùng trọng điểm). 4. Phương tiện giao thông quá nhiều. * Thực hiện: 1. Chấp hànhd nghiêm chỉnh luật lệ giao thông - GV giới thiệu để học sinh khái niệm được: + Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do nhà nước và các cơ quan có quyền lực của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh cac mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện của cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo vệ an toàn giao thông. 1. Luật giao thông đường bộ. 2. Các chỉ thị nghị quyết của chính phủ 3. Điều lệ an toàn giao thông của bộ giao thông vận tải. IV. Cho học sinh quan sát biển báo giao thông. V. Hướng dẫn học sinh đi xe đạp. * Những điều cần chú ý khi đi xe đạp: - Cấm đi hàng đôi, hàng ba. - Cấm kéo đấy xe khác. - Cấm đi trên vỉa hè. - Cấm buống thả hai tay. - Cấm mang vác cồng kềnh. - Cấm đi trước đầu xe giới. - Học sinh liên hệ. IV. Cũng cố bài: - Cho học sinh lên chỉ một số biến báo. - Em hãy chấp hành đúng luật lệ giao thông. E. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu luật lệ giao thông.
Tài liệu đính kèm: