Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

 Tiết 27

Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.

I.Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Kĩ năng.

- Biết phát hiện và báo cho mọi người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.

3. Thái độ.

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 3/ 2011
Ngày giảng:
7A..
7B.. Tiết 27
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Kĩ năng.
- Biết phát hiện và báo cho mọi người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.
3. Thái độ.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: Hiến pháp 1992.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: cho học sinh đọc thông tin sự kiện trong SGK trang 51
HS: đọc thông tin
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thông tin, sự kiện
HS: nghe
H: Tình hình tôn giáo ở Việt Nam?
HS : Tình hình tôn giáo:
- Việt Nam là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Gồm: Phật giáo,Thiên chúa giáo, cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành.
H: Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
H: Chính sách pháp luật mà Đảng và Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo.
H: Bài học rút ra từ phần thông tin sự kiện?
HS: Cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, không được lợi dụng quyền này.
GV: Chuyển ý bằng cách dẫn ra câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
GV: Đặt câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời
H: Vì sao lại có ngày giỗ tổ? Nhớ ngày giỗ tổ là nhớ ai?
- Ý nghĩa của việc làm đó?
HS: - Vua Hùng- người có công dựng nước.
- Thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên.
H: Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên bằng cách nào?( Lập bàn thờ, thắp hương thờ cúng tổ tiên, sống tốt..)
H: Theo em đạo Phật thờ cúng ai? Biểu hiện cụ thể?
( Phật tổ, tổ tiên; Lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương.)
H: Theo em đạo Thiên chúa giáo thờ cúng ai? Biểu hiện cụ thể?
( Đức chúa Giê- su; Đi nghe giảng kinh, cầu nguyện.)
 Tình huống: A bị ngã gẫy tay gia đình A cúng ma để A chóng khỏi. Nhận xét?
(Mê tín→ không khỏi bệnh, mất tiền.)
- GV: Dù theo đạo gì hay không theo đạo mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
GV:Thế nào là tín ngưỡng? thế nào là tôn giáo?
HS: trả lời
GV: bổ sung, ghi bảng
HS: ghi
H: Kể tên một số tôn giáo mà em biết?
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài...
H: Nếu trong lớp có một bạn theo đạo nên các bạn hay trêu trọc em sẽ làm gì? Vì sao?
- Bảo vệ bạn, khuyên nhủ những bạn khác vì cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
H: Thế nào là Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
HS: Trả lời.
Hoạt động 3. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập a trong SGK.
HS: Làm bài tập.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét
I.Thông tin sự kiện.
1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam 
Tình hình tôn giáo:
- Việt Nam là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Gồm: Phật giáo,Thiên chúa giáo, cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành.
Ưu điểm
Nhược điểm
- Đại đa số đồng bào các tôn giáo là người lao động.
- Có tinh thần yêu nước, cộng đồng.
- Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Thực hiện chính sách pháp luật.
- Có hàng chục vạn thanh niên có đạo hi sinh tỏng chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Do trình độ văn hóa thấp nên còn mê tín và lạc hậu.
- Bi kịch động và lợi dụng vào mục đích xấu.
- Hành nghề mê tín.
- Hoạt động trái pháp luật.
- ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài sản công dân.
- Tổn hại lợi ích quốc gia.
2. Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo.
Văn kiện hội nghị lần thứ 5, BCHTƯĐCSVN khoá 8.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
- Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường.
- Chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan.
- Chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng làm việc.
- Chăm lo,giúp đỡ đồng bào tôn giáo xoá đói giảm nghè, nâng cao dân trí.
II. Nội dung bài học.
1. Tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tín ngưỡng là: lòng tin vào một thứ gì đó thần bí như: thần linh thượng đế, chúa trời
- Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Tôn giáo còn được gọi là đạo( đạo phật, thiên chúa, đạo tin lành)
2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cản trở, cưỡng bức.
III. Bài tập.
Bài tập a
a. Người có đạo là người có tín ngưỡng.
4. củng cố.
H: Thế nào là tín ngưỡng? thế nào là tôn giáo?
- Thế nào là Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
5 Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Đọc trước phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc