Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Theo chủ đề

Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Theo chủ đề

CHỦ ĐỀ 1 ( 4 tiết )

 GIÁO DỤC PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

MÔN GDCD LỚP 7

Tiết: 23,24,25,26

 Tuần: 23,24,25,26

I / Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức :

-Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

-Kể được một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .

-Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .

-Nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .

-Kể được những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

-Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .

-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.

-Kể được một số di sản văn hóa ở nước ta.

 -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.

-Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

 

doc 18 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5560Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1 ( 4 tiết ) 
 GIÁO DỤC PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT 
MÔN GDCD LỚP 7
Tiết: 23,24,25,26
 Tuần: 23,24,25,26
I / Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức :
-Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
-Kể được một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .
-Nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Kể được những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.
-Kể được một số di sản văn hóa ở nước ta.
 -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
-Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
 2.Kĩ năng:
 -Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
; biết báo cho những người có trách nhiệm xử lí .
 -Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện 
 -Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa ; biết đấu tranh, nhăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí .
 -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.
3/ Thái độ :
 -Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường .
 Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương đất nước.
II / Chuẩn bị của GV và HS:
 1/ GV: -Chuẩn kiến thức GDCD .
-Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS .
-Tranh ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Tranh : Sau cơn lũ, đốt rừng làm nương rẫy, phủ xanh đồi trọc .
Hãy sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa.
2/ HS: 
Hãy kể các việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
+ Hãy kể các việc làm hủy hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
+ Hãy sưu tầm tranh ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
Hãy kể 1 vài di sản văn hóa mà em biết .
+ Hãy kể các việc làm bảo vệ di sản văn hóa.
+ Hãy sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
NỘI DUNG 1: TIẾT 23,24
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ 
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1/Ổn định: ( 1’ )
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Bổn phận của trẻ em là gì ? 
→ +Đối với gia đình :Yêu quí, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm những việc
+Đối với nhà trường : Chăm chỉ học, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè .
+ Đối với xã hội : Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc ; yêu quê hương đất nước yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc VNXHCN và đoàn kết quốc tế .
-Hãy nêu 1 vài việc làm thực hiện quyền trẻ em .
→ Cho trẻ em đi học, tôn trọng ý kiến của trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, cho trẻ em vui chơi giải trí,..
3/ Tiến hành bài học: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4’) 
-GV: Giới thiệu bức tranh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà GV đã chuẩn bị .
-Nêu câu hỏi :
Chủ đề bức tranh là gì ?
HS: Quan sát tranh.
 → Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì ? Chúng có vai trò như thế nào ? . Để hiểu thêm về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, yếu tố của môi trường, tài nguyên thiên nhiên:(20’)
a.Mục tiêu giúp HS hiểu khái niệm, yếu tố của môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
b.Phương pháp: giải quyết vấn đề, nêu vấn đề, phân tích
c.Cách tiến hành:
- Nêu câu hỏi : 
? Hãy kể các yếu tố em thấy trong bức ảnh .
? Sông hồ, cây cối, nước, đồi núi,.. có do đâu ?
 ? Cầu cống, đường xá, rác, khói bụi có do đâu ?
? Chúng có ảnh hưởng đến con người không ?
? Môi trường là gì ?
? Tài nguyên thiên nhiên có ở đâu?
? Hãy kể 1 vài yếu tố của tài nguyên thiên nhiên.
GV chốt lại: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường .
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Sông hồ, cây cối, nước, đồi núi, cầu cống,..
→ Chúng có sẵn trong tự nhiên được gọi là yếu tố tự nhiên .
→ Chúng có do con người tạo ra được gọi là yếu tố vật chất nhân tạo .
→Chúng có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
→ HS trả lời cá nhân
→ Tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người.
→ Rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường xá, rác,..
→ Rừng cây, động thực vật, khoáng sản, nước,..
1/ Môi trường :
* Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên .
2/ Tài nguyên thiên nhiên: 
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay (15’)
a.Mục tiêu giúp HS biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường, tài
b.Phương pháp: giải quyết vấn đề, nêu vấn đề, phân tích.
c.Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin, SGK trang-42-45.
-Nêu câu hỏi :
Hãy nhận xét về tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Kết luận: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt .
- Đọc phần thông tin SGK trang-42-45.
- Suy nghĩ, phát biểu .
→ Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm. Như : sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói bụi, rác bẩn; khí hậu biến đổi thất thường,.. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt : rừng bị chặt phá bứa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; động thực vật quí hiếm biến mất; khan hiêm nước sạch;
→Do con người chặt phá rừng bứa bãi, vứt rác bừa bãi, bón phân hóa học quá liều,..
TIẾT 2:
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiê (18) 
a.Mục tiêu giúp HS biết vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
b.Phương pháp: giải quyết vấn đề, nêu vấn đề, phân tích.
c. Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đọc phần sự kiện SGK trang-42-45.
-Nêu câu hỏi :
? Những hiện tượng nào được nêu ở phần thông tin, sự kiện trên?
? Những hiện tượng đó làm cho đời sống người dân như thế nào?
-Giới thiệu tranh : đốt rừng, sau cơn lũ .
?Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Kết luận: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
- Đọc phần sự kiện SGK trang-42-45.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→Lũ lụt, môi trường ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt 
→Đời sống người dân vô cùng khó khăn .
-Quan sát tranh .
→+Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được .
+Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
3/ Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên : 
+Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được .
+Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu qui định của pháp luật và các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên . (23’ ) 
a.Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại
b.Cách tiến hành: 
-Nêu câu hỏi :
? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của ai ?
-Tổ chức trò chơi : Ai nhanh hơn (3’) Chia lớp thành 2 đội: đội A tìm các hành vi mà pháp luật cấm về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đội B tìm các hành vi bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Yêu cầu HS giới thiệu các bức tranh đã sưu tầm hoặc tự vẽ về môi trường hoặc các hoạt động bảo vệ hay phá hủy môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Nhận xét .
-Giới thiệu tranh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
 ( Phủ xanh đồi trọc )
-Yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ : Rừng vàng biển bạc .
Kết luận :Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên .
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập a, b,c SGK .
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng :
 Bài tập a: Biện pháp bảo vệ môi trường: 1,2,5
 Bài tập b:Hành vi gây ô nhiễm môi trường : 1, 2,3,6
 Bài tập c : Chọn phương án 2
-Suy nghĩ, phát biểu :
→ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của quốc gia, tòan dân .
-Tham gia trò chơi :
+Cấm : Thải chất thải chưa qua sử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói bụi, chất độc hại vào không khí; khai thác kinh doanh động thực vật quí hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước qui định,..
+Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên : Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi qui định, hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom tái chế và tái sử dụng đồ phế thải, tiết kiệm điện nươc sạch,
- Giới thiệu các bức tranh đã sưu tầm hoặc tự vẽ về môi trường hoặc các hoạt động bảo vệ hay phá hủy môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
-Quan sát tranh. 
-GIải thích tục ngữ .
→ Rừng quí như vàng biển quí như bạc .
-Làm bài tập, nhận xét .
4/Qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên : 
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân .
-Pháp luật nghiêm cấm các hành vi : Thải chất thải chưa qua sử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói bụi, chất độc hại vào không khí; khai thác kinh doanh động thực vật quí hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước qui định,..
5/Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên :
giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên .
4/ Tổng kết và hướng dẫn học tập: ( 5’)
a. Tổng kết: 
Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi :
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
- Hãy nêu 1 vài việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
b. Hướng dẫ ... ì ?
?Các cơ quan kiểm sát bao gồm các cơ quan nào? Có nhiệm vụ gì ?
-Quan sát.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Bộ máy nhà nước ta chia thành 4 loại cơ quan: Các cơ quan quyền lực, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử, các cơ quan kiểm sát, 
- Đọc phần thông tin SGK trang 57-57.
- Suy nghĩ, phát biểu .
→ Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Do nhân dân bầu ra.
→Làm Hiến pháp , sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật ; quyết định các chính sách vể đối ngoại, đối nội, nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước.
→ Bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương, quyết định kế hoạch phát triển ở địa phương.
→ Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
→Do Quốc Hội bầu ra, có nhiệm vụ bảo đảm chấp hành pháp luật quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
→Do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm vụ chấp hành luật, các vă bản cấp trên và Hội đồng nhân dân .
→ Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự xét xử các vụ án.
→Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát nhân dân quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt dđộng tư pháp.
* Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đó là Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
* Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
*Các cơ quan xét xử:
Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự
* Các cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát nhân dân quân sự 
Hoạt động 5: Định hướng HS hình thành thái độ đúng đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước :( 15 phút)
a. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não.
b.Cách thực hiện:
-Nêu câu hỏi:
? Đối với chính sách pháp luật của nhà nước em cần làm gì ?cho ví dụ.
?Em cần có thái độ như thế nào đối với nhà nước ta? cho ví dụ.
Kết luận:Công dân cần tôn trọng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập d, e SGK .
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng 
 Bài tập d: Chính phủ làm nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật. Chính phủ do Quốc Hội bầu ra. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Bài tập e : Việc làm đến cơ quan nàh nươc giải quyết: làm khai sinh, công chứng, làm giấy nhà đất,
-Suy nghĩ, phát biểu.
→Cần tuân theo chính sách pháp luật của nhà nước. Ví dụ: thực hiện trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường,
→ Cần tôn trọng nhà nước ta. Ví dụ : tôn trọng các cơ quan nhà nước: giữ gìn vệ sinh, không nói tục, có thái độ đúng khi tiếp xúc với cán bộ nhà nước, phê phán hành vi thiếu tôn trọng cơ quan nhà nước, 
-Làm bài tập, nhận xét .
4/ Tổng kết và hướng dẫn học tập: ( 5’)
a. Tổng kết: 
Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi :
- Bản chất nhà nước ta là gì?.
-Bộ máy nhà nước ta bao gồm những cơ quan nào?
b. Hướng dẫn học tập:
-Học bài , làm bài tập còn lại .
- Chuẩn bị bài 18: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn).
+Tìm hiểu phần thông tin, sự kiện và trả lời gợi ý.
+ Tìm hiểu phần nội dung bài học .
+ Tìm hiểu sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
+Tìm hiểu nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn).
+ Hãy kể các việc làm mà công dân đến các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn) để giải quyết .
NỘI DUNG 2: TIẾT 32,33
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CỞ SỞ
( xã, phường, thị trấn )
1/ Ổn định : (1 phút).
2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút).
-Bộ máy nhà nước là gì? Hãy nêu các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta.
→ Là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
 Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đó là Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
 Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan xét xử:Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự.
 Các cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát nhân dân quân sự .
3/ Bài mới :
TIẾT 1 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4 phút)
- Nêu câu hỏi:
Bộ máy nhà nước cấp xã gồm những cơ quan nào ? Hãy kể tên.
 HS trả lời cá nhân
GV: Nhận xét, chốt ý: Bộ máy nhà nước cấp xã( phường, thị trấn).
Còn được gọi là cấp cơ sở. Để hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (15 phút)
a.Mục tiêu : giúp hs biết tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
b. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não.
c.Cách thực hiện:
-Mời 2 HS đọc tình huống, thông tin. ( SGK trang 60-61)
-Nêu câu hỏi:
 Việc cấp lại giấy khai sinh do cơ quan nào giải quyết?
Việc cấp giấy khai sinh được qui định như thế nào?
-Trình bày sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước .
- Nêu câu hỏi :
 Bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm những cơ quan nào?
HĐND xã ( phường, thị trấn) là cơ quan gì, do ai bầu ra ?
UBND xã ( phường, thị trấn là cơ quan gì,) do ai bầu ra ?
Kết luận :
- Nhận xét, chốt ý : Các cơ quan nhà nước cấp cơ sở là cơ quan gần giũ nhân dân.
-2 HS đọc phần tình huống, thông tin, HS còn lại theo dõi SGK .
-Suy nghĩ, phát biểu.
→ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
→ Người xin cấp giấ khai sinh phải nộp: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các giấy tờ khác.
-Quan sát.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ HĐND xã ( phường, thị trấn) UBND xã ( phường, thị trấn)
→Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
→ Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND xã ( phường, thị trấn) bầu ra.
a/ Bộ máy nhà nước cấp cơ sở( xã, phường, thị trấn): gồm có 2 cơ quan:
 - HĐND xã ( phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
- UBND xã ( phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND xã ( phường, thị trấn) bầu ra
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhiệm vụ của cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( 20 phút)
a.Mục tiêu  giúp hs biết nhiệm vụ các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
b. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não.
c.Cách thực hiện:
- Nêu câu hỏi :
HĐND có nhiệm vụ gì?
UBND có nhiệm vụ gì?
Kết luận :
Nhận xét, chốt ý: Bộ máy nhà nước cấp xã, phường, thị trấn bao gồm HĐND và UBND xã phường, thị trấn, mỗi cơ quan có nhiệm vụ khác nhauu.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội, ổn định và nâng cao đời nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.
→UBND là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ: Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi kĩnh vực; kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
b/ Nhiệm vụ của bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
-HĐND có trách nhiệm: 
+ Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội, ổn định và nâng cao đời nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa.
+Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã. 
- UBND là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ:
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi kĩnh vực.
+Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã.
+Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
TIẾT 2
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu các việc làm của cơ quan trong bộ máy nhà nước cơ sở đã làm cho nhân dân. (18 phút)
a.Mục tiêu : giúp hs tìm hiểu các việc làm của cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm cho nhân dân.
b. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não.
c.Cách tiến hành :
- Nêu câu hỏi :
Hãy kể các việc làm mà cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân ?
Hãy nêu các việc làm mà gia đình em đã làm với cơ quan ở địa phương.
Nhận xét, chốt ý theo nội dung bài học.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Tổ chức lại sản xuất để phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục; chăm lo sức khỏe nhân dân như : xây trường học, trạm y tế, phòng chống bệnh dịch,..; bảo vệ trật tự an ninh địa phương; phòng chống tệ nạn xã hội;
→ Làm giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, làm giấy kết hôn, làm hộ khẩu gia đình,
c. Một vài việc làm mà cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo cho nhân dân:
 -Tổ chức lại sản xuất để phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
-Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.
-Chăm lo sức khỏe nhân dân.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng, thái độ:(17phút)
a.Mục tiêu  giúp hs rèn luyện kĩ năng, thái độ các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
b.Cách tiến hành :
- Nêu câu hỏi :
 Qua bài học hôm nay, em thấy công dân nói chung học sinh nói riêng cần làm gì ?
Công dân, HS cần có thái độ như thề nào đối với các cơ quan nhà nước cấp cơ sở ?
c.Kết luận :
Công dân, HS cần tôn trọng cơ quan nhà nước cơ sở.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, c SGK .
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng :
 Bài tập b: Đồng ý ý kiến : Ủ y ban nhân dân xã ( phường, thị trấn) do HĐND trực tiếp bầu ra.
 Bài tập c : 
 - Công an: Khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Ủy ban nhân dân xã: Đăng kí hộ khẩu, đăng kí kết hôn, xin cấp giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, xác nhận lí lịch.
-Trường học: xác nhận bảng điểm.
-Trạm y tế: Xin sổ khám bệnh.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→Cần chấp hành và vận động gia đình, mọi người chấp hành các nghị quyết của chính quyền đại phương, đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của địa phương như : thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, quân sự, bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương,...
→ Tôn trọng cán bộ của cơ quan nhà nước ở cơ sở, không xâm phạm nơi làm việc của cơ quan đó ; ủng hộ, giúp đỡ cán bộ chính quyền cơ sở làm tốt nhiệm vụ ; phê phán thái độ, hành vi coi thường, thiếu tôn trọng cơ quan nhà nước và cán bộ của cơ quan nhà nước ở cơ sở. 
-Làm bài tập, nhận xét .
4/ Tổng kết và hướng dẫn học tập: ( 10’)
a. Tổng kết: 
Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi :
-Bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm những cơ quan nào?
-Các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở có nhiệm vụ gì ?
b. Hướng dẫn học tập:
-Học bài .
- Chuẩn bị thưc hành ngoại khóa về “ An toan giao thông “
+ Tìm hiểu tình hình giao thông ở địa phương.
+ HS tham gia giao thông như thế nào?
+ Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông.
+ Tìm hiểu tín hiệu đèn giao thông và các loại biển báo giao thông trên đường?

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de mon GDCD 7HKII.doc